Để kinh doanh và sản xuất tốt đa số các doanh nghiệp đều rất quan tâm tới việc quản lý các biến khi hay còn gọi là phí biến đổi. Bên cạnh đó có thể xác định cơ cấu, định mức, tiêu chuẩn các khoản mục chi phí phù hợp; hạn chế tối đa sự lãng phí là mục tiêu của kiểm soát chi phí. Biến phí là gì? Phân loại và so sánh giữa biến phí và định phí?
Mục lục bài viết
1. Biến phí là gì?
Với công ty khởi nghiệp, việc xây dựng kế hoạch doanh thu không khó khăn bằng việc xác định cơ cấu, định mức, tiêu chuẩn các hạng mục chi phí tương ứng sao cho phù hợp để đảm bảo có lợi nhuận. Có thể phân các hạng mục của chi phí hoạt động thành 2 nhóm chính: chi phí cố định (định phí) và chi phí biến đổi (biến phí). Định phí bao gồm các hạng mục chi phí không thay đổi theo doanh thu (thường cố định hằng tháng, hằng quý, hằng năm, bất kể có hay không có doanh thu): chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, phụ tùng thay thế; chi phí quản lý, bán hàng; trả lãi vay đầu tư, khấu hao tài sản cố định.
Để kiểm soát tốt chi phí, bên cạnh phải kiểm soát tốt việc thực hiện các quy chế chi phí, cần đặc biệt chú ý giảm thiểu sự lãng phí, rủi ro trong sản xuất. Có 9 hình thức lãng phí cơ bản, gồm: sản xuất thừa, khuyết tật, tồn kho, di chuyển bất hợp lý, chờ đợi, sửa sai, thao tác thừa, kiến thức rời rạc, gia công thừa. Những sự lãng phí này luôn đe dọa đến mục tiêu đảm bảo định mức, tiêu chuẩn các hạng mục chi phí theo kế hoạch.
Biến phí hay còn gọi là chi phí biến đổi. Đây là những danh mục chi phí mà tỷ lệ của biến phí trong tổng chỉ phí sản xuất sản phẩm sẽ thay đổi khi sản lượng sản xuất của doanh nghiệp có sự biến đối nhất định. Hiện nay, biến phí cùng chi phí cố định là những thông số để tạo nên tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, biến phí thường là những đanh mục chi phí gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ trực tiếp như:
+ Chi phí nguyên vật liệu
+ Chi phí nhân sự trực tiếp sản xuất
+ Triển khai các gói sản phẩm, dịch vụ,
+ Giá vốn hàng hóa mua vào để bán lại
+ Chi phí bao bì
+ Chiết khấu bán hàng
Chi phí khả biến (Biến phí – Variable cost) hay còn gọi là chi phí biến đổi, là những khoản mục chi phí mà tỷ lệ của nó trong tổng chi phí sản xuất ra một sản phẩm/dịch vụ sẽ thay đổi khi sản lượng thay đổi. Biến phí cùng với định phí (chi phí cố định) tạo thành tổng chi phí của doanh nghiệp.
Biến phí thường là các khoản chi phí gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất hay thực hiện dịch vụ, giá vốn của hàng hóa mua vào để bán lại, chi phí bao bì đóng gói ban đầu, hoa hồng bán hàng, chi phí điện thoại, nước.…
Tổng chi phí này thay đổi, và tỉ lệ thuận với sự biến động về mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động, khi không có hoạt động nào thì biến phí bằng 0.
Biến phí tiếng Anh là ” Variable charges”
2. Phân loại và so sánh giữa biến phí và định phí:
2.1. Các loại biến phí:
Nếu như khoanh vùng lại trong các tính chất hoạt động của doanh nghiệp. Chúng ta có thể phân các loại biến phí thành những loại như:
Biến phí tỷ lệ
Biến phí tỷ lệ là các biến phí mà sự biến động của chúng thực sự hoàn toàn tỷ lệ thuận với biến động của mức độ hoạt động như. Biến phí tỷ lệ thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng, bao bì sản phẩm…
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân sự
+ Chiết khấu bán hàng
Hiện nay, biến phí sẽ được tính theo công thức: Y=b.X. Trong đó:
Y: tổng biến phí của doanh nghiệp.
b: biến phí trên một đơn vị hoạt động.
X: mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
Vì thế, để một doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt được biến phí. Các chủ doanh nghiệp không chỉ cần phải kiểm soát tổng số biến phí mà còn cần phải rà soát, kiểm tra thật kỹ càng các biến phí trên một đơn vị hoạt động.
Biến phí cấp bậc
Đây là những biến phí thường thay đổi khi mức độ hoạt động của một doanh nghiệp khi đến giới hạn nhất định. Các biến phí cấp bậc có thể kể tới như:
+ Chi phí lương công thợ
+ Chi phí điện năn
Tuy nhiên những chi phí này hầu hết chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động của máy móc tăng giảm đến một thời gian cố định.
Biến phí cấp bậc là các biến phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn, phạm vi nhất định. Biến phí cấp bậc như: chi phí lương thợ bảo trì, chi phí điện năng, những chi phí này thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của máy móc thiết bị tăng giảm đến một giới hạn nhất định.
Như vậy, biến phí cấp bậc có quan hệ tỷ lệ nhưng không tuyến tính với mức độ hoạt động thay đổi, cho phép chi phí thay đổi để tương ứng với mức độ hoạt động mới. Bên cạnh đó, những chi phí này cũng thay đổi phù hợp với mức độ hoạt động quy mô sản xuất, máy móc thiết bị…
Ví dụ về biến phí cấp bậc:
Trung bình doanh nghiệp của bạn cần 5 nhân viên kiểm tra chất lượng cho một chuyền sản xuất với mức lương là 6 triệu đồng/ tháng. Nếu công ty mở rộng quy mô sản xuất thêm 1 chuyền thì sẽ phải cần đến 10 nhân viên kiểm tra. Như vậy, chi phí thuê sẽ là 10*6= 60 triệu đồng. Nếu công ty mở thêm 2, 3 chuyển sản xuất thì số lượng nhân viên và chi phí sẽ tiếp tục tăng lên.
Đây gọi là chi phí cấp bậc của công ty, chi phí này tăng lên khi mức độ hoạt động vượt quá quy mô 1 chuyền/ 5 nhân viên.
2.2. So sánh giữa biến phí và định phí:
Biến phí
Trong các doanh nghiệp sản xuất thì biến phí bao gồm: Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, và một số khoản của chi phí sản xuất chung như Phụ tùng sửa chữa máy móc, chi phí điện thoại, chi phí điện nước… Tổng chi phí này thay đổi tỷ lệ thuận với sự biến động về mức độ hoạt động.
Trong các DN thương mại thì biến phí gồm chi phí cửa hàng, hoa hồng trả cho người bán hàng.
Biến phí có thể chia làm 2 loại:
– Biến phí tỷ lệ : Là các biến phí mà sự biến động của chúng thực sự không thay đổi tỷ lệ thuận với biến động của mức độ hoạt động như: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng.
– Biến phí cấp bậc: Là các biến phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng. Biến phí loại này không thay đổi khi mức độ hoạt động chưa đạt đến một giới hạn nhất định. Như vậy, biến phí cấp bậc có quan hệ tỷ lệ nhưng không tuyến tính vói mức độ hoạt động thay đổi, cho phép chi phí thay đổi để tương ứng với mức độ hoạt động mới
Định phí :
Định phí có 2 đặc điểm:
– Tổng định phí không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp.
– Định phí trên 1 đơn vị (sản phẩm, dịch vụ thay đổi khi thay đổi mức độ hoạt động) Trong các doanh nghiệp thì định phí thường là các chi phí khấu hao TSCD, chi phí thuê tài sản, lương nhân viên, cán bộ quản lý, chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, nghiên cứu…
Có 2 loại định phí:
– ĐỊnh phí bắt buộc: Là những chi phí có bản chất sử dụng lâu dài và không thể giảm bớt đến số 0 trong một thời gian ngắn.
– Định phí tuỳ ý: Là các định phí có thể đựơc thay đổi nhanh chóng bằng các quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp (vd chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo…)
Khá nhiều người bị nhầm lẫn giữa biến phí và định phí. Đây là 2 khoản chi phí có đặc điểm hoàn toàn khác nhau, cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa định phí và biến phí sau đây:
Biến phí | Định phí | |
Đặc điểm | Trong các doanh nghiệp sản xuất thì biến phí bao gồm những yếu tố như: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí mua phụ tùng sửa chữa máy móc, chi phí điện nước… Những loại chi phí này sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào sự biến động về mức độ hoạt động của các doanh nghiệp trong tháng kinh doanh. Đối với công ty lĩnh vực thương mại, biến phí bao gồm: chi phí về mặt bằng, chiết khấu hoa hồng cho người bán | Tổng mức định phí sẽ không đổi khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp thay đổi nhưng ở trong giới hạn đã định. Định phí của doanh nghiệp sẽ được tính trên một đơn vị sản phẩm, dịch vụ đã được doanh nghiệp tạo ra. Với hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay, định phí thường sẽ là các khoản chi phú phục vụ cho việc thuê tài sản, chi trả lương nhân viên, chi phí marketing, tổ chức đào tạo nghiên cứu sản phẩm mới… |