Trong mọi lĩnh vực hoat động sản xuất. Để nâng cao doanh thu, ngoài việc gia tăng doanh số thì việc tối ưu giá thành sản xuất cũng là một cách giúp tăng đáng kể doanh thu. Vậy giá thành sản xuất là gì? Cấu thành và cách tính giá thành sản xuất như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giá thành sản xuất là gì?
Giá thành sản xuát của sản phẩm dịch vụ là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tạo ra một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm trong điều kiện sản xuất bình thường. Giá thành sản xuất là chỉ tiêu chất lượng vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất vì nó đánh giá trực tiếp chất lượng hoạt động sản xuất. Chi phí cao hơn so với thị trường thì sẽ bất lợi hơn so với các doanh nghiệp sản xuất khác. Chỉ tiêu này là căn cứ quan trọng để xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất.
Cấu thành sản xuất trong Tiếng Anh là “Production composition”
2. Cấu thành giá thành sản xuất:
– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cấu tạo nên thành phẩm và dịch vụ;
– Chi phí nhân công trực tiếp: Trong cấu thành của sản phẩm bao gồm cả công sức lao động của con người. Chính vì vậy doanh nghiệp phải trả tiền cho giá trị lao động cho công nhân làm ra sản phẩm đó.
– Chi phí sản xuất chung: Trong sản xuất, các khoản phí như xăng dầu, sự hao mòn của máy móc. Chi phí quản lý nhân viên, chi phí bảo vệ bảo hiểm. Khấu hao tài sản cố định và tiền chi trả do công cụ dụng cụ cũng được coi tính là chi phí sản xuất chung.
Ví dụ để sản xuất một con dao. Chi phí sản xuất gồm có Nguyên vật liệu trực tiếp là sắt, Chi phí công nhân rèn và mài con dao đó. và chi phí sản xuất chung là viên đá mài, nước.. và các chi phí khác.
3. Phân loại giá thành sản xuất:
3.1. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành:
– Giá thành kế hoạch
Là giá thành được tính dựa trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc xác định giá thành kế hoạch được thực hiện trước quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và do bộ phận kế hoạch đảm nhận. Giá thành kế hoạch là một trong những mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp.
– Giá thành định mức
Là giá thành được tính dựa trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc xác định giá thành kế hoạch được thực hiện trước quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và do bộ phận kế hoạch đảm nhận. Giá thành kế hoạch là một trong những mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp.
– Giá thành thực tế
Là giá thành sản xuất được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và được tập hợp trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất được trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được khi quá trình sản xuất sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành thực tế được coi là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nhằm xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán:
– Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ
Bao gồm giá thành SX, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm, dịch vụ đã bán. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là một trong những căn cứ để tính toán và xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
Dựa vào giá thành toàn bộ, doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định được kết quả sản xuất kinh doanh là lãi hay lỗ. Dựa vào bản chất, giá thành toàn bộ thông thường sẽ đóng vai trò chủ yếu trong các quyết định mang tính chiến lược dài hạn, chẳng hạn quyết định ngừng hay tiếp tục sản xuất một loại sản phẩm nào đó. Vì thế, chỉ tiêu giá thành toàn bộ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quản trị doanh nghiệp.
Tuy vậy, đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, việc xác định giá thành toàn bộ của từng loại sản phẩm một cách thường xuyên (ví dụ hàng tháng) khá phức tạp và mang đến rất ít lợi ích nếu như doanh nghiệp không phải đứng trước bất kỳ sự lựa chọn mang tính quyết định nào.
Trong giá thành sản xuất toàn bộ, toàn bộ định phí sẽ được tính hết vào giá thành SX, vì thế phương pháp tính toán giá thành SX toàn bộ còn được gọi là phương pháp định phí toàn bộ.
– Giá thành sản xuất theo biến phí
Bao gồm giá thành SX, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm, dịch vụ đã bán. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là một trong những căn cứ để tính toán và xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
Dựa vào giá thành toàn bộ, doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định được kết quả sản xuất kinh doanh là lãi hay lỗ. Dựa vào bản chất, giá thành toàn bộ thông thường sẽ đóng vai trò chủ yếu trong các quyết định mang tính chiến lược dài hạn, chẳng hạn quyết định ngừng hay tiếp tục sản xuất một loại sản phẩm nào đó. Vì thế, chỉ tiêu giá thành toàn bộ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quản trị doanh nghiệp.
Tuy vậy, đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, việc xác định giá thành toàn bộ của từng loại sản phẩm một cách thường xuyên (ví dụ hàng tháng) khá phức tạp và mang đến rất ít lợi ích nếu như doanh nghiệp không phải đứng trước bất kỳ sự lựa chọn mang tính quyết định nào.
Trong giá thành sản xuất toàn bộ, toàn bộ định phí sẽ được tính hết vào giá thành SX, vì thế phương pháp tính toán giá thành SX toàn bộ còn được gọi là phương pháp định phí toàn bộ.
4. Cách tính giá thành sản xuất:
Có nhiều cách tính giá thành sản xuất, sau đây là một số cách tính cơ bản để tính giá thành trực tiếp.
Cách tính giá thành trực tiếp
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Chi phí sản xuất đầu kỳ + chi phí sản xuất trong kỳ – chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ.
Đây là cách tính giá thành sản phẩm được hầu hết các doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động hoặc thuộc những loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng không nhiều có thể áp dụng được.
Cách tính giá thành theo hệ số
Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = tổng giá thành của tất cả sản phẩm / tổng sản phẩm gốc.
Số sản phẩm tiêu chuẩn = số sản phẩm từng loại x hệ số quy đổi từng loại.
=> Tổng giá thành sản xuất sp = số sản phẩm tiêu chuẩn x giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn.
Phương pháp tính này được áp dụng nhiều với các doanh nghiệp có hoạt động cùng một quy trình sản xuất, cùng nguyên vật liệu, cùng lượng lao động. Đa phần cách tính này được các chủ doanh nghiệp sản xuất quần áo, giày dép, bao bì, chế biến nông – hải sản … sử dụng là nhiều.
Cách tính giá thành theo định mức
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = số sản phẩm tiêu chuẩn x giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn.Giá thành tiêu chuẩn = Giá thành kế hoạch x giá thành tỷ lệ. Với cách tính giá thành sản phẩm theo định mức được sử dụng cho các doanh nghiệp có quá trình sản xuất nhiều loại sản phẩm nhưng có quy cách và phẩm chất khác nhau. Từ cách tính này khi hạch toán luôn cần kế toán tổng hợp chi phí theo từng nhóm sản phẩm một cách chính xác hơn.
Cách tính giá bằng cách trừ sản phẩm phụ
Tổng giá thành sản phẩm chính = giá thành sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + tổng chi phí phát sinh trong kỳ – Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính – Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ.Đây là cách tính dành cho các doanh nghiệp sản xuất theo quy trình, ngoài thu được những sản phẩm chính theo yêu cầu thì còn có những sản phẩm phụ dư thừa. Cụ thể như các doanh nghiệp chế biến dầu thô, sản xuất gỗ, may mặc …
Cách tính giá thành theo đơn đặt hàng
Giá thành của từng đơn hàng = chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + chi phí nhân công trực tiếp + chi phí sản xuất chung phát sinh từ lúc bắt đầu đến kết thúc đơn hàng.Với cách tính giá sản phẩm này thì phù hợp hơn với các công ty chuyên xây dựng, thủ công mỹ nghệ, may mặc, nông sản … được tính theo từng dự án, đơn hàng. Các doanh nghiệp nhận đơn hàng trong nước hoặc xuất khẩu cũng áp dụng khá nhiều.
Như vây việc hiểu rõ khái niệm giá thành sản xuất và xác định được đối tượng tính giá thành đúng đắn, là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất. Khi xác định được phương pháp tính giá thành SX phù hợp, doanh nghiệp có thể nhanh chóng tăng doanh thu đồng thời cắt giảm các chi phí, từ đó đem lại lợi nhuận cao nhất.