Hiệu ứng thị trường nước nhà là hiệu ứng trên các hàng hóa hay dịch vụ. Trong đó mô tả các hiệu quả tiêu thụ mạnh trong nước cũng được phản ánh tương tụ ở nước ngoài. Hiệu ứng này không xảy ra trên tất cả các hàng hóa xuất khẩu. Cũng như các đặc điểm ứng dụng trong doanh nghiệp là khác nhau. Vậy hiệu ứng thị trường nước nhà là gì? Các bản chất và ý nghĩa?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hiệu ứng thị trường nước nhà là gì?
- 2 2. Hiệu ứng thị trường nước nhà là một phần của Lý thuyết thương mại mới:
- 3 3. Bản chất của hiệu ứng thị trường nước nhà:
- 4 4. Tính chất phản ánh trong quy mô và chi phí vận chuyển cố định:
- 5 5. Các hàm ý xác định với hiệu ứng thị trường nước nhà:
- 6 6. Ý nghĩa đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư:
1. Hiệu ứng thị trường nước nhà là gì?
Hiệu ứng thị trường nước nhà trong tiếng Anh là Home Market Effect.
Hiệu ứng thị trường nước nhà là các hiệu ứng nhận được trên thị trường trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Với các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận được phản ánh tương tự như ở nước nhà với các thị trường quốc tế. Nó phụ thuộc và quy mô, kinh nghiệm và lợi thế sản xuất hay kinh doanh của các doanh nghiệp. Với hiệu ứng được phản ánh tốt ở nước nhà cũng mang đến các kết quả tương tự trên các thị trường khác. Sự tự tin và căn cứ kinh doanh này được xác định trên tiềm năng và lợi thế của nước đó.
Nguyên lí trọng tâm của giả thuyết này được phản ánh trên một số hàng hóa được cung cấp ở thị trường trong nước và thị trường bên ngoài. Sản phẩm tại nước nhà có doanh số lớn cũng sẽ có xu hướng bán được nhiều sản phẩm tương tự ở nước ngoài. Với các hàng hóa phải có tính chất và giá tri phản ánh nhất định. Như đây là các sản phẩm xuất khẩu ròng. Rõ ràng khi các sản phẩm này chỉ được tạo ra với công nghệ hay quy trình độc quyền từ nước đó. Lại phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Thì dù là khách hàng nội địa hay khách trong nước vẫn đảm bảo hàng hóa được tiêu thụ hiệu quả.
2. Hiệu ứng thị trường nước nhà là một phần của Lý thuyết thương mại mới:
Các tính chất phản ánh dựa trên lợi thế kinh tế nhờ quy mô và hiệu ứng mạng lưới. Thay vì các mô hình thương mại truyền thống dựa trên lợi thế so sánh. Các lợi thế được tính toán và vận dụng hiệu quả giúp hiệu ứng tiêu thụ phản ánh hiệu quả trên thị trường. Như các quy mô trong sản xuất và phân phối hàng hóa. Các thương hiệu này được xuất khẩu với quy mô phù hợp đảm bảo cân đối cho nhu cầu trong nước và nhu cầu của khách quốc tế. Ngoài ra là hiệu ứng mạng lưới được áp dụng. Như việc phân bố trên các thị trường tương tự trong nhu cầu, tập quán mua bán,…
Trong các hoạt động kinh doanh trên thị trường nước ngoài. Các hàng hóa phải đảm bảo các vị thế và giá trị phản ánh phù hợp. Thu hút các nhu cầu và cung cấp hay phân phối độc quyền. Các chiến lược đặt ra phải mang tính chất mới mẻ, tạo trải nghiệm mới. Xác định các cách thức tìm kiếm lợi nhuận tối ưu.
3. Bản chất của hiệu ứng thị trường nước nhà:
Hiệu ứng thị trường nước nhà diễn ra hiệu quả phải dựa trên các tính toán hợp lý. Các xác định chính xác trong tiềm năng và vị thế xuất khẩu. Cũng như có thể đảm bảo các nhu cầu thị trường cân đối, phải có chiến lược phù hợp. Như các hiệu quả sử dụng chi phí, các chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao,… Mô tả xu hướng các nước lớn là các nhà xuất khẩu ròng các hàng hóa có chi phí vận chuyển cao và lợi thế kinh tế nhờ qui mô lớn. Rõ ràng các hoạt động sản xuất đảm bảo thực hiện ở nước lớn khi các chuyển giao công nghệ chưa diễn ra. Do đó mà chi phí vận chuyển lớn. Quy mô lớn cho phép dễ dàng cung ứng hàng hóa đến khách hàng quốc tế.
Các lợi thế được xác định khi đây là quốc gia xuất khẩu ròng. Khi đó phải tập chung tìm kiếm lợi nhuận cho các khoảng thời gian này. Trước khi các chuyển giao cong nghệ diễn ra dẫn đến cạnh tranh. Hiệu ứng thị này cho thấy rằng do sự tồn tại của chi phí cố định sẽ mang lại hiệu quả kinh tế theo qui mô khi tăng số lượng sản xuất. Nên việc tập trung sản xuất hàng hóa tại một địa điểm duy nhất là hợp lí. Rõ ràng các chi phí phải đảm bảo ở mức cố định và phản ánh thấp nhất có thể. Nhằm hướng đến các lợi nhuận lớn nhất và ổn định.
4. Tính chất phản ánh trong quy mô và chi phí vận chuyển cố định:
Hơn nữa, tính chất của bán sản phẩm ra thị trường bên ngoài phải tốn chi phí vận chuyển. Để đảm bảo tiết kiệm và ổn định chi phí, việc sản xuất sản phẩm nên được đặt ở một địa điểm có nhu cầu cao về hàng hóa. Các thị trường luôn phản ánh tính tiêu thụ đa dạng, tuy nhiên tính chất thị trường tiềm năng cũng được xác định. Thông qua các nhu cầu phản ánh phù hợp và ngày càng cao của khách hàng. Theo quy luật, các nước giàu hơn hay những nước có dân số đông sẽ có nhu cầu về sản phẩm cao hơn. Việc xây dựng các thị trường và khai thác hiệu quả mang đến tính ổn định. Vì các quốc gia này cũng sẽ có GDP cao hơn.
Kết quả của hiệu ứng thị trường nước nhà là các nước lớn hơn thường là những nước có cơ sở sản xuất lớn. Khi các giá trị phản ánh thông qua tài chính mạnh. Các kỹ năng, kinh nghiệm hay sở hữu công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật phù hợp. Họ có thể thuận lợi tiến hành các công đoạn khác nhau trong sản xuất hay cung ứng ra thị trường đơn giản, hiệu quả. Với các mục tiêu lớn trong tìm kiếm lợi nhuận, các nước mạnh trong công nghệ luôn thúc đẩy quy mô, năng suất và chất lượng phù hợp với thời điểm hay giai đoạn.
Do đó, hiệu ứng thị trường nước nhà giải thích mối liên hệ giữa quy mô thị trường và xuất khẩu. Nội dung mà mô hình thương mại lợi thế so sánh không thể lí giải được. Quy mô hay sự tập chung cho sản xuất, tiêu thụ ở các địa bàn khác nhau trên thị trường. Các đảm bảo trong lợi thế xuất khẩu hay đánh giá nhu cầu của khách hàng quốc tế. Đó là việc phân bố sản phẩm cho những địa bàn có nhu cầu tương ứng. Nhu cầu càng lớn thì số lượng càng được đáp ứng nhiều. Nó cũng giúp giải thích tại sao hoạt động sản xuất có xu hướng tập hợp tại các địa điểm cụ thể, ngay cả trong các quốc gia. Và yếu tố tập hợp phản ánh tính chất tiềm năng khai thác.
5. Các hàm ý xác định với hiệu ứng thị trường nước nhà:
Hiệu ứng này hàm ý là các quốc gia có mức tiêu thụ một mặt hàng cụ thể lớn thường sẽ có thặng dư thương mại trong ngành đó. Nếu lợi thế kinh tế nhờ qui mô tồn tại và chi phí vận chuyển cao. Khi các hàng hóa tiêu thụ nhiều, tức là nhu cầu luôn cao. Khi đó bên sản xuất hay bên cung ứng sản phẩm có thể nắm giữ vai trò điều tiết thị trường. Các giá cả được đẩy lên trong phạm vi khả năng tiêu thụ của khách hàng. Các lợi ích như vậy mà có thể nhận về nhiều hơn. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp khi các doanh nghiệp hay quốc gia sản xuất luôn đảm bảo lợi thế về tính cạnh tranh trên thị trường.
Một hàm ý khác là các nước giàu có nhu cầu lớn hơn đối với hàng hóa chất lượng cao sẽ có xu hướng chuyên về các mặt hàng đó. Và cũng như các chất lượng phản ánh trên hành hóa, dịch vụ của họ khó có thể thay thế. Họ luôn có khả năng tạo ra khác biệt. Và mang đến các lợi ích riêng nhằm thu hút khách hàng thuộc phân khúc cao. Do đó sẽ có xu hướng giao dịch nhiều hơn với các nước giàu khác. Thị trường tiềm năng được xác định cũng như hiệu quả kinh doanh được phản ánh bền vững.
Hàm ý thứ ba là hàng hóa có ít lợi thế kinh tế nhờ quy mô, hoặc chi phí vận chuyển thấp sẽ có xu hướng được sản xuất bởi các quốc gia nhỏ hơn. Nơi mà lương thấp hơn có xu hướng bù đắp các yếu tố khác. Khi các tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh. Việc thực hiện các kinh doanh theo khả năng mang đến bước tiến chậm mà chắc.
6. Ý nghĩa đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư:
Doanh nghiệp lớn thường xác định các mục tiêu và cách thức chiếm lĩnh thị trường. Có thể thực hiện các sản phẩm có phân khúc giá trị cao. Nhằm hướng đến các lợi ích xứng đáng và nhanh chóng. Hiệu ứng thị trường nước nhà dự đoán rằng việc sản xuất hàng hóa nhiều lợi thế kinh tế theo quy mô hay có chi phí vận chuyển cao có thể được thực hiện hiệu quả tại các vị trí địa lí có nhu cầu địa phương cao. Thay vì nơi có lợi thế so sánh lớn. Các nhu cầu phản ánh tiềm năng trong khai thác thị trường.
Doanh nghiệp lựa chọn vị trí địa lý phù hợp có thể mang đến các lợi thế cho khâu tiếp cận khách hàng. Từ việc mang hàng hóa đến gần nhu cầu. Cũng như đưa thương hiệu phát triển rộng đến khu vực và thị trường. Các hiệu quả sẽ phản ánh thành lợi thế cho tương lai. Cũng như mang đến phát triển và giá trị bền vững.
Các doanh nghiệp nên tính đến điều này khi chọn vị trí đặt cơ sở sản xuất. Hướng đến các nhóm khách hàng với phân khúc phù hợp. Hướng đến tận dụng lợi ích của sự gần gũi với thị trường địa phương. Các nhà đầu tư cũng cần căn cứ đánh giá vị trí hiện tại và xem xét vị trí kinh doanh theo kế hoạch của các doanh nghiệp họ định đầu tư. Nhằm xác định các khả năng và lợi thế có thể tìm kiếm trong tương lai của doanh nghiệp đó.