Hiện nay trong kinh tế học việc dùng toán kinh tế để giải quyết các vấn đề về kinh tế ngày càng được quan tâm và ứng dụng nó, để từ đó có thể hiểu rõ hơn về mô hình và các quy tắc kinh tế. Vậy toán kinh tế là gì? Đặc điểm và tác động của toán kinh tế?
Mục lục bài viết
1. Toán kinh tế là gì?
Toán kinh tế trong tiếng Anh là Mathematical Economics.
Toán học cho phép các nhà kinh tế tiến hành các bài kiểm tra định lượng và tạo ra các mô hình để dự đoán hoạt động kinh tế trong tương lai
Hiện nay như chúng ta thấy với những tiến bộ về năng lực tính toán như kĩ thuật dữ liệu lớn và các ứng dụng toán học tiên tiến khác đã đóng một vai trò rất lớn trong việc biến các phương pháp định lượng thành một yếu tố tiêu chuẩn của kinh tế học. Những yếu tố này đều được hỗ trợ bởi các phương pháp khoa học thúc đẩy các nghiên cứu kinh tế học. Sự kết hợp của các phương pháp thống kê, toán học và các nguyên tắc kinh tế đã tạo ra một nhánh kinh tế hoàn oàn mới gọi là kinh tế lượng. Toán kinh tế là một nhánh của kinh tế lượng.
2. Đặc điểm và tác động của toán kinh tế:
2.1. Đặc điểm của toán kinh tế:
Toán kinh tế dựa vào các quan sát thống kê để chứng minh, bác bỏ và dự đoán các hành vi kinh tế. Mặc dù đặc trưng kinh tế học có chịu ảnh hưởng bởi sự thiên vị của nhà nghiên cứu, toán học cho phép các nhà kinh tế giải thích hiện tượng quan sát được và cung cấp nền tảng cho việc giải thích lí thuyết.
Trước đây kinh tế học đã từng phải dựa vào bằng chứng giai thoại hay giải thích tình huống để cố gắng hiểu được ý nghĩa của các hiện tượng kinh tế. Toán kinh tế là một sự khởi đầu mới đề xuất các công thức để định lượng những biến đổi trong nền kinh tế. Điều này đã thay đổi toàn bộ nền kinh tế, kết quả là bây giờ hầu hết các lí thuyết kinh tế đều có nhiều bằng chứng toán học.
Khi thiết lập chính sách tiền tệ, giả sử các ngân hàng trung ương muốn biết tác động có thể có của những thay đổi trong lãi suất chính thức đối với lạm phát và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Trong những trường hợp như thế này, các nhà kinh tế sẽ chuyển sang kinh tế lượng và toán kinh tế.
2.2. Tác động của toán kinh tế:
Toán kinh tế đã mở ra cánh cửa cho xây dựng mô hình kinh tế thực sự. Thông qua ngôn ngữ toán học, các mô hình kinh tế lí thuyết đã biến thành công cụ hữu ích cho việc hoạch định chính sách kinh tế hàng ngày.
Mục tiêu của kinh tế lượng nói chung là chuyển đổi các báo cáo định tính (chẳng hạn như mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều biến số là tích cực) thành báo cáo định lượng (chẳng hạn như chi tiêu tiêu dùng tăng 95 đồng cho mỗi một đô la thu nhập tăng khả dụng).
Toán kinh tế đặc biệt hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề tối ưu hóa, ví dụ như một nhà hoạch định chính sách, đang tìm kiếm các tinh chỉnh tốt nhất trong một loạt các điều chỉnh để có được một kết quả cụ thể.
Sự pha trộn các phương pháp định tính và định lượng là một cải tiến lớn so với các kĩ thuật kinh tế truyền thống. Phương pháp kinh tế lượng được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế, bao gồm tài chính, kinh tế lao động, kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô và chính sách kinh tế.
Các chính sách kinh tế hiếm khi được thực hiện mà không có sử dụng mô hình toán kinh tế để đánh giá tác động của chúng. Tương tự, các nghiên cứu kinh tế hiếm khi được xuất bản khi không sử dụng toán học để tính toán.
– Toán kinh tế là một dạng kinh tế học dựa trên các phương pháp định lượng để mô tả các hiện tượng kinh tế.
– Mặc dù ngành kinh tế học bị ảnh hưởng bởi sự thiên vị của nhà nghiên cứu, toán học cho phép các nhà kinh tế giải thích hiện tượng quan sát được và cung cấp cơ sở cho việc giải thích lí thuyết.
– Các quyết định chính sách kinh tế hiếm khi được đưa ra mà không có mô hình toán học để đánh giá tác động của chúng và các bài báo kinh tế mới hiếm khi được công bố mà không có sử dụng tính toán trong đó.
– Sự kết hợp của các phương pháp thống kê, toán học và các nguyên tắc kinh tế đã tạo ra một nhánh kinh tế hoàn toàn mới gọi là kinh tế lượng. Toán kinh tế là một chuyên ngành của ngành kinh tế lượng.
3. Xây dựng mô hình toán kinh tế:
Như chúng ta đã biết hiện nay việc xây dựng mô hình toán kinh tế có thành công hay không một phần là phụ thuộc vào các yếu tố mà chúng ta muốn miêu tả. Theo đó ta thấy khi mô tả quá trình phát triển của một đối tượng kinh tế khi biết sự thay đổi của nó theo thời gian ta dùng một hệ phương trình vi phân. Khi mô tả quy trình sản xuất nhằm tối đa lợi nhuận ta có một bài toán tối ưu. Còn khi miêu tả diễn biến giá của một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán chúng ta thường sử dụng công cụ là lý thuyết về các quá trình ngẫu nhiên. Sự đa dạng của các đối tượng cần khảo sát tạo ra sự đa dạng của các mô hình nhận được. Có thể nhận được một mô hình tuyến tính hoặc phi tuyến, có thể mọi tham số đều được xác định hoặc trong điều kiện một số tham số không xác định.
Nếu như chúng ta muốn xây dựng được một mô hình toán, tất nhiên chúng ta sẽ gặp các câu hỏi cụ thể như là mô hình được áp dụng có hiệu quả hay không và ta hiểu với một mô hình tốt phải đảm bảo hai yếu tố:
+ Tính chính xác: mô hình bao quát được hầu hết các tính chất đặc trưng của đối tượng cần khảo sát. Nó đảm bảo tính chính xác của các kết quả nghiên cứu và dự đoán trên mô hình đó.
+ Tính đơn giản: một mô hình quá phức tạp sẽ không có ý nghĩa trong thực tế vì không thể tiến hành các khảo sát trên mô hình đó.
Tuy nhiên hai yếu tố này mâu thuẫn với nhau. Theo đó nên nếu muốn miêu tả chính xác đối tượng thì chúng ta cần rất nhiều tham số, cụ thể đối với việc tăng số lượng tham số trong mô hình dẫn tới việc tăng độ phức tạp trong khảo sát. Như vậy nên nếu khi xây dựng mô hình phải dung hòa hai yếu tố này tùy theo yêu cầu của bài toán.
+ Chúng ta có thể hình dung vấn đề này qua một ví dụ đơn giản như trong mùa đông có thể bạn cần một bộ quần áo ấm hơn một thiết bị giải trí, vì thế bạn sẽ đánh giá bộ quần áo có giá trị hơn dù chúng có cùng giá thành như nhau. Nhưng khi đã có một vài bộ quần áo rồi thì bạn lại đánh giá ngược lại.
+ Bao quát được các tính chất đặc trưng; Khi muốn khảo sát một đối tượng nào đó chúng ta phải hiểu về nó. Theo đó chúng ta thấy để xây dựng được các mô hình toán trong kinh tế thì đầu tiên chúng ta cần phải có những kiến thức cụ thể về kinh tế, các quan hệ giữa các đại lượng kinh tế, tầm quan trọng của một vài tham số đối với vấn đề chúng ta đang quan tâm. Cần phải nắm được điều quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định tới vấn đề cần khảo sát là gì.
+ Tính toán các tham số thì chúng ta hiểu với các tham số sẽ quyết định kết quả khảo sát trên mô hình nhận được. Các tham số này nhận được từ quá trình theo dõi, nghiên cứu các số liệu thực tế của vấn đề cần khảo sát. Như vậy ta thấy với quá trình tính toán các tham số đôi khi chiếm phần lớn thời gian trong quá trình xây dựng một mô hình toán. Điều này đặc biệt khó khăn tại Việt Nam vì chúng ta chưa có hệ thống các dữ liệu thống kê chuẩn phục vụ cho nghiên cứu.
Như vậy qua bài viết chúng tôi đã cung cấ các thông tin cần thiết về những vấn đề về toán kinh tế và vai trò của nó hiện nay ứng dụng vào thực tế như thế nào có thể nói lợi ích và ứng dụng nó mang lại là rất quan trọng và cần thiết đối với hiện nay. Dựa vào đó chúng ta có thể Thực hiện với nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Hàng loạt các bài toán được đặt ra cho các nhà quản lý và các nhà kinh tế như phân tích và dự báo tài chính, thị trường, phân tích các nguồn vốn đầu tư, phân tích các chỉ số phát triển….Cũng theo đó nên nếu chúng ta muốn áp dụng bài toán kinh tế cần có sự tìm hiểu và chắt lọc một cách tốt nhất để đem lại hiệu quả cao.