Truyện Kiều là một trong những tác phẩm nổi tiếng làm nên tên tuổi của Đại thi hào Nguyễn Du trong quá khứ và đến tận này nay. Với những ưu điểm nổi bật của văn bản thuyết minh, bài viết với đề bài: "Thuyết minh giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều " sẽ giúp bạn đọc làm sáng tỏ hơn về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là một bài văn thuyết minh?
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Nó cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân … của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích.
Khác với văn trừu tượng, văn thuyết minh phải được người viết trình bày một cách chính xác, chặt chẽ, rõ ràng với mục đích cung cấp thông tin chuẩn xác cho người nghe, không đan xen các yếu tố tưởng tượng hay thêm bớt, nói quá. Một bài văn thuyết minh phải đầy đủ nội dung, mạch lạc và có kết cấu phân chia rõ ràng. Hơn nữa, nó đỏi hòi tính khách quan, chính xác, mang lại lợi ích cho con người phục vụ công việc và cuộc sống tốt nhất.
Ví dụ về một số đề văn thuyết minh:
Giới thiệu về một nhân vật lịch sử cụ thể
Giới thiệu về một vùng quê, một khu vực địa lý
Giới thiệu về một vài món đặc sản, hay món ăn cụ thể nào đó
Giới thiệu về vị thuốc, thảo dược có lợi cho sức khỏe
Giới thiệu về một loài hoa, loài vật có trong tự nhiên,…
2. Vài nét về tác giả Nguyễn Du :
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày mồng 3 tháng 1 năm (1766) tức ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu – Thăng Long. Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê, chúa Trịnh. Đó là một gia đình có truyền thống yêu chuộng văn chương và nghệ thuật.
Nguyễn Du đã sống một cuộc đời bi kịch. Xuất thân trong một gia đình quý tộc giàu sang, thế mà cơn lốc lịch sử đã hất đổ hết lầu son gác tía, đẩy ông vào cuộc đời sống lay lắt, lưu lạc, tha hương. Nhưng bi kịch lớn nhất là từng khao khát một sự nghiệp vẫy vùng cho phỉ chí, mà rút cuộc phải chấp nhận cuộc đời triền miên buồn chán, không có một hoạt động say sưa và nhất quán vì lý tưởng nào cả. Nguyễn Du đã sống như một người dân thường giữa thế gian và nhờ thế ông thông cảm sâu xa với mọi kiếp người bị đầy đọa. Nguyễn Du nhìn đời với con mắt của một người đứng giữa dông tố cuộc đời và điều đó khiến tác phẩm của ông chứa một chiều sâu chưa từng có trong văn học Việt Nam trung đại.
Nguyễn Du đã để lại một di sản văn chương đồ sộ với những tác phẩm kiệt xuất, ở thể loại nào ông cũng đạt được sự hoàn thiện ở trình độ cổ điển trong đó có Truyện Kiều.
3. Vài nét về Truyền Kiều:
Truyện Kiều là kiệt tác văn học Việt Nam, có vị trí quan trọng trong đời sống tâm hồn người Việt. Truyện Kiều dựa vào tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện’’ của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng phần sáng tạo hết sức lớn.
Tác phẩm đưa chia là ba phần:
Phần 1 – Gặp gỡ và đính ước
Phần 2 – Gia biến và lưu lạc
Phần 3 – Đoàn tụ
Giá trị tác phẩm:
Giá trị hiện thực: Bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.
Giá trị nhân đạo :
– Niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người.
– Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo.
– Trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, khát vọng chân chính.
4. Dàn bài văn thuyết minh giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều:
4.1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả Nguyễn Du: là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới.
– Giới thiệu về “Truyện Kiều”: là kiệt tác của Nguyễn Du, là tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
4.2. Thân bài:
A: Giới thiệu về Nguyễn Du:
Cuộc đời:
Tên, hiệu, năm sinh năm mất: tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765), mất năm Canh Thìn (1820).
Quê hương: quê cha ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà TĨnh; quê mẹ ở Bắc Ninh, nhưng ông lại được sinh ra ở Thăng Long. Nhờ đó, Nguyễn Du dễ dàng tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa.
Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống làm thơ văn và say mê ca kĩ.
Thời đại: sinh ra và lớn lên trong thời kì lịch sử đầy biến động dữ dội của xã hội phong kiến.
Cuộc đời: đầy bi kịch, Nguyễn Du sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải ở với anh trai là Nguyễn Khản. Gia đình tan tác, bản thân ông cũng đã từng lưu lạc “mười năm gió bụi “ở quê vợ Thái Bình. Nhưng chính những cơ cực, vất vả đó đã hun đúc cho ông vốn sống quý giá, và sự am hiểu sâu sắc vốn văn hóa dân gian.
Nguyễn Du làm quan dưới hai triều Lê và Nguyễn. Ông là vị quan thanh liêm, được nhân dân tin yêu, quý trọng.
Sự nghiệp văn học đồ sộ với những kiệt tác ở nhiều thể loại:
Các tác phẩm văn học của Nguyễn Du: thơ chữ Hán, Nguyễn Du có 3 tập thơ (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác “Truyện Kiều “và “Văn tế thập loại chúng sinh “.
Nội dung:
Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung.
Tác phẩm của Nguyễn Du chứa chan tinh thần nhân đạo – một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, luôn hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca và đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh.
Nghệ thuật:
Về thể loại: Nguyễn Du đã đưa hai thể thơ của truyền thống dân tộc đạt đến trình độ điêu luyện và mẫu mực cổ điển. Nguyễn Du đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, với điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc.
Về ngôn ngữ: Nguyễn Du đã có đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, tinh tế và giàu có.
Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.
B: Giới thiệu về “Truyện Kiều”
Tên gọi: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đứt ruột).
Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát.
Nguồn gốc: “Truyện Kiều” được sáng tác dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” – tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Nguyễn Du đã “hoán cốt đoạt thai” tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, và đem lại cho “Truyện Kiều” những sáng tạo mới mẻ cả về nội dung và nghệ thuật.
Thể loại: truyện Nôm bác học.
Tóm tắt sơ qua về tác phẩm.
Giá trị tư tưởng:
– Thể hiện khát vọng về tình yêu tự do và mơ ước công lí.
– Là tiếng kêu thương đến đứt ruột cho thân phận con người, đặc biệt là nữ tài trong xã hội phong kiến.
– Là bản cáo trạng đanh thép tội ác của các thế lực đen tối trong xã hôi xưa. Nguyễn Du phê phán mạnh mẽ sự “lên ngôi” của thế lực đồng tiền.
– Là bức chân dung tinh thần tự họa của Nguyễn Du với “con tim thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”, trái tim chan chứa tình yêu thương con người.
Giá trị nghệ thuật:
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
– Nghệ thuật tự sự mới mẻ.
– Thể loại.
– Ngôn ngữ trong sáng, điêu luyện, giàu sức gợi cảm, ẩn dụ, điển cố, …
– Giọng điệu cảm thương rất phù hợp với chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du.
4.3. Kết bài:
Khẳng định tấm lòng nhân đạo, tài năng của Nguyễn Du và sức sống bất diệt của Truyện Kiều
5. Bài văn mẫu thuyết minh giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều:
Xã hội phong kiến đã đem lại những hệ lụy xấu đến đời sống xã hội từ trong quá khứ đến hiện tại, đặc biệt là tư tưởng ” trọng nam khinh nữ”. Mặc dù xã hội phát triển ngày nay, vị trí của người phụ nữ dần được coi trọng, củng cố nhưng trong xã hội xưa, họ lại bị vùi dập, chà đạp với số phận bé nhỏ, lênh đênh. Đây cũng là nguồn cảm hứng thơ ca của rất nhiều nhà văn, nhà thơ trong đó có Nguyễn Du. Với tác phẩm Truyền Kiều, tác giả đã kể tóm tắt cuộc đời của người phụ nữ ” hồng nhan bạc phận” bằng ngòi bút tinh tế của mình.
Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như hiệu Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.. Nguyễn Du sống ở cuối thế kỉ thứ 18 đầu thế kỷ 19 là thời kỳ xã hội phong kiến loạn li suy yếu, các giai cấp tranh giành địa vị chém giết lẫn nhau. Nguyễn Du là một người thông minh am hiểu văn học, văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông quả là một thiên tài một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Sự nghiệp sáng tác của ông rất đồ sộ. ông thành công trên cả hai lĩnh vực văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Văn học chữ Hán gồm ba tập thơ tiêu biểu ”Thanh Hiên thi tập”, ” Nam Trung tạp ngâm”, ” Bắc hành tạp lục”. Về văn học chữ Nôm ông có các tác phẩm tiêu biểu như ” văn tế”, ” Văn Chiêu hồn” và xuất sắc nhất là tác phẩm “đoạn trường tân thanh” hay còn gọi là “Truyện Kiều”.
“Truyện Kiều” làm một bài thơ Bông gồm 3.254 câu thơ được tác giả viết dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
Truyện Kiều kể về Thúy Kiều là một thiếu nữ xinh đẹp đang tuổi đôi mươi, con đầu lòng của gia đình trung lưu họ Vương với tấm lòng lương thiện sống trong cảnh êm đềm trướng rủ màn che cùng với hai em là Vương quan và Thúy Vân. Trong buổi tối du xuân nhân tiết Thanh Minh Thúy Kiều đã gặp Kim Trọng.
Giữa hai người họ thiếu nợ một mối tình đẹp. Kim Trọng đến ở nhờ nhà Thúy Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi hai người chủ động tự do đính ước. Trong khi Kim Trọng về quê chịu tang chú gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều đành nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Nàng bị bọn buôn người đẩy vào lầu xanh. Ở đó nàng được Thúc Sinh – một khách làng chơi cứu nhưng lại bị Hoạn Thư là vợ của Thúc Sinh ghen ghét, đánh đập. Thúy Kiều phải đến nương tựa nhờ cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà – kẻ buôn người nên lần thứ hai nàng bị đẩy vào lầu xanh. Ở đây nàng gặp Từ Hải hai người họ lấy nhau và Từ Hải giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến Từ Hải bị giết còn Thúy Kiều phải hầu đàn hầu rượu cho hắn, sau đó nàng bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục nàng nhảy xuống sông Tiền Đường nhưng lần thứ hai nàng phải nương tựa nhờ cửa Phật. Sau nửa năm chịu tang chú Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Mặc dù đã lấy Thúy Vân nhưng chàng vẫn quyết định lên đường tìm Thúy Kiều. Nhờ gặp sư Giác Duyên mà họ đã gặp được nhau.
Truyện kiều thành công nhờ có giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung.
Về nội dung truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội đầy bất công là tiếng nói lên án tố cáo chế độ phong kiến xấu xa với ba thế lực bao gồm họ phát lại lũ lưu manh và đồng tiền. Truyện đã dựa vào tình hình tượng Thúy Kiều để rồi từ đó Nguyễn Du cho ta thấy được cái đen tối ngột ngạt của xã hội phong kiến Việt Nam trên con đường khủng hoảng tan rã. Những hồ Tôn Hiến, Bạc Bà, Tú Bà và Sở Khanh là sự phản ánh nghệ thuật của nhiều nhân vật lịch sử trong xã hội Việt Nam thế kỷ 18 và những con người Việt Nam bị áp bức trong xã hội xưa kia đã nhìn thấy cuộc đời mình qua tấm gương đời Kiều. Con người bị áp bức thấy ở đó tấm lòng uất hận đối với chế độ phong kiến tàn bạo. Bên cạnh đó truyện kiều còn là tiếng nói khẳng định đề cao tài năng nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, tự do, công lý tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Nguyễn Du còn bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những nỗi khổ đau của người phụ nữ nói riêng và người lao động nói chung khi họ sống trong sự tàn bạo của xã hội phong kiến.
Bên cạnh đó truyện còn thành công về nghệ thuật. tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học của các dân tộc trên phương diện ngôn ngữ và thể loại. Với truyện kiều ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Với truyện kiều nghệ thuật đã có bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
Thúy Kiều – tuyệt sắc giai nhân nhưng lại phải sống một cuộc đời vô định, đúng như câu cao: ” Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. Dưới tài năng thiên bẩm của mình, Nguyễn Du đã lên án một xã hội phong kiến đầy dẫy những thủ tục lạc hâu, định kiến xã hội – nơi số phận người phụ nữ bị chôn vui, chà đạp. Để từ đó, người đọc tiếc thương thông cảm đồng thời yêu thương, trân trọng những người phụ nữ bên cạnh mình.