Phương pháp chi phí là cách thức thực hiện trong hoạt động kinh tế. Khi các hoạt động kinh doanh được tiến hành trên thị trường, nguồn chi phí tham gia trên sản phẩm giúp cho nhà sản xuất xác định mức giá sẽ bán ra thị trường. Ở đó doanh nghiệp có thể nhận được các lợi nhuận phù hợp theo tính toán. Vậy phương pháp chi phí trong định giá hàng hóa, dịch vụ là gì? Nội dung?
Mục lục bài viết
1. Phương pháp chi phí trong định giá hàng hóa, dịch vụ là gì?
Phương pháp chi phí – danh từ, trong tiếng Anh có thể dùng bởi cụm từ Cost method.
Khái niệm này được đề cập trong Khoản 1 Điều 3 về Khái niệm của Thông tư 24/2024/TT-BTC quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá.
“Phương pháp chi phí là phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ tiếp cận từ chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ, lợi nhuận (nếu có) hoặc tích luỹ theo quy định của pháp luật (nếu có) và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.”
Khái niệm.
Theo đó đây là phương pháp được sử dụng trong xác định giá cho hàng hóa, dịch vụ. Với các lợi nhuận do nhà sản xuất, kinh doanh mong muốn nhận về. Các tính chất này cũng cần đảm bảo với các ổn định giá thị trường. Mang đến các ý nghĩa trong phản ánh giá trị hàng hóa trong giao dịch thực tế. Phương pháp chi phí là cách thức xác định giá hàng hóa, dịch vụ thông qua căn cứ về chi phí liên quan. Bao gồm các chi phí cần thiết phản ánh trong sản phẩm. Và các lợi nhuận mong muốn nhằm tìm kiếm các lợi ích trong kinh doanh.
Nhà đầu tư trước tiên muốn thu hồi lại nguồn vốn tham gia vào hoạt động sản xuất và kinh doanh. Nó có thể là các chi phí tham gia trực tiếp trong sản xuất, nguyên vật liệu hay nguồn nhân công. Đây là các giá trị trực tiếp hình thành trong giá trị tạo ra sản phẩm. Bên cạnh các chi phí trong vận chuyển, lưu kho hay bảo quản, thuế,…. Nó làm doanh nghiệp phải tiêu tốn thêm những khoản chi ra nhất định. Do đó chi phí này cũng được tính trên trung bình cho các sản phẩm. Tất cả các chi phí phát sinh này được gọi tên là giá gốc hàng bán.
Việc xác định chi phí mang đến các nhìn nhận thực tế. Nó tính toán hiệu quả và cân đối lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong hoạt động của mình, doanh nghiệp cần đảm bảo cho lợi thế trong tính chất cạnh tranh trên thị trường.
2. Nội dung phương pháp chi phí:
Cách thức xác định đối với phương pháp chi phí có những điểm đặc biệt. Khi muốn xác định được chi phí bán thực tế phải xem xét đúng các chi phí bỏ ra. Từ đó lợi nhuận thu về mới được thể hiện hiệu quả. Nó cũng phản ánh khác nhau khi hàng hóa có tính chất được sản xuất trong nước hay nước ngoài.
2.1. Đối với hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước:
Công thức xác định:
Giá hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước được tính bằng tổng của:
+ Giá thành toàn bộ. Là tất cả các chi phí doanh nghiệp thực hiện đầu tư trong sản xuất hàng hóa cho đến khi thành công bán ra thị trường.
+ Lợi nhuận dự kiến (nếu có). Mong muốn lợi ích muốn đạt được trong hoạt động.
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).
+ Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có).
Phân tích.
Hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước do các doanh nghiệp trong nước thực hiện. Khi đó các chi phí được tính toán cân đối trong hoạt động của doanh nghiệp. Vớ bản chất vẫn xác định các chi phí mong muốn nhận về trên hoạt động thực hiện của mình. Doanh nghiệp có thể xem xét với các yếu tố cung – cầu trên thị trường. Bên cạnh các lợi thế cạnh tranh để phản ánh lợi nhuận phù hợp.
Các chi phí tham gia trong đầu vào là phần thuộc kiểm soát của doanh nghiệp. Bên cạnh các nghĩa vụ cần thiết thực hiện với nhà nước khi tham gia sản xuất, kinh doanh. Bao gồm các nghĩa vụ thuế nếu có phát sinh. Nghĩa vụ này doanh nghiệp thay mặt khách hàng thanh toán trước. Và nó vẫn được cộng vào chi phí khi sản phẩm về đến tay người tiêu dùng. Lợi nhuận cần được tạo ra, tuy nhiên phải xác định hạn mức phù hợp. Lợi nhuận thực tế được tính bằng giá bán trừ đi các chi phí thực tế. Do đó cần xác định chính xác các chi phí vốn bên cạnh nghĩa vụ. Nhằm bảo đảm cho các lợi ích tính toán.
2.2. Đối với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu :
Công thức:
Giá hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu được tính bằng tổng của:
+ Giá vốn nhập khẩu
+ Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính (nếu có)
+ Lợi nhuận dự kiến (nếu có)
+ Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có).
Trong đó:
– Giá mua tại cửa khẩu Việt Nam (giá CIF) bằng (=) [Giá mua thực tế ở thị trường nước ngoài cộng (+) Các chi phí phát sinh để đưa hàng về Việt Nam (gồm chi phí bảo hiểm quốc tế, cước vận chuyển quốc tế) cộng (+) Các chi phí phải cộng khác theo quy định (nếu có) trừ (-) Các chi phí phải trừ khác theo qui định (nếu có) vào giá trị hàng nhập khẩu để tính thuế nhập khẩu theo qui định] nhân (×) tỉ giá quy đổi ngoại tệ.
Giá mua này được xác định bên cạnh thỏa thuận giá được các bên trong giao dịch đưa ra. Ngoài ra còn có nghĩa vụ thực hiện tại các cửa khẩu. Ngoài ra các giao dịch ngoại tệ phát sinh được thực hiện quy đổi ngoại tệ. Các quy đổi này có thể được thực hiện tại thời điểm định giá hoặc thời điểm thanh toán với ngân hàng.
Tỉ giá quy đổi ngoại tệ được tính theo tỉ giá thực tế các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã thanh toán với Ngân hàng (nơi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giao dịch) khi vay hoặc khi mua ngoại tệ để mua hàng hóa. Trường hợp các tổ chức, cá nhân chưa thanh toán với Ngân hàng thì tính theo tỉ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi tổ chức, cá nhân đã vay hoặc mua ngoại tệ tại thời điểm định giá. Các yếu tố này tác động đến giá trị hàng hóa cũng như lợi nhuận có thể nhận được khi tiến hành sản xuất, kinh doanh. Và cần đảm bảo các hiệu quả trong tìm kiếm lợi ích.
Phân tích.
Các nghĩa vụ thuế vẫn được thực hiện bởi doanh nghiệp. Tuy nhiên nó sẽ được tính vào giá trị hàng hóa bán ra thị trường. Các khoản thuế khi thực hiện các hoạt động nhập khẩu có tính chất đa dạng hơn. Khi các nghĩa vụ cần thực hiện nhiều hơn. Đó là Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản thuế, phí khác phát sinh tại khâu nhập khẩu (nếu có). Tất cả các nghĩa vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật thuế hiện hành. Ngoài ra còn có các khoản chi bằng tiền khác theo quy định (nếu có).
Với các ý nghĩa vẫn được phản ánh trong nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận mong muốn. Khi mà hàng hóa được nhập khẩu, các chi phí vốn không được phản ánh. Thay vào đó, nó được tính bằng giá vốn nhập khẩu. Ở các doanh nghiệp nước ngoài, việc bán ra hàng hóa đã được tính trên lợi nhuận. Do đó việc nhập khẩu sẽ làm tăng giá trị phản ánh của hàng hóa. Khi các chi phí được cộng thêm nhiều khoản khác nhau trong tính toán lợi nhuận hay nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu.
3. Phương pháp xác định mức lợi nhuận hợp lí:
Việc tìm kiếm các lợi nhuận là mục tiêu của các nhà kinh doanh trên thị trường. Cùng với các tính chất lơi nhuận mong muốn nhiều hay ít. Thông thường các giá trị này luôn cố gắng được phản ánh ở giá trị cao nhất. Tuy nhiên, cần thiết có những cân đối với nhu cầu thực tế của thị trường. Cùng với các yếu tố trong cạnh tranh và các tác động thị trường khác. Do đó, phương pháp xác định mức lợi nhuận hợp lí được đặt ra.
Nội dung thể hiện.
– Đối với hàng hóa, dịch vụ có lưu thông trên thị trường hoặc có những hàng hóa, dịch vụ tương tự được sản xuất và lưu thông trên thị trường. Mức lợi nhuận dự kiến tối đa hoặc tỉ suất lợi nhuận dự kiến tối đa được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Mang đến định mức cho giới hạn lợi nhuận, mà ở đó doanh nghiệp có thể đảm bảo hiệu quả kinh doanh vân phát triển. Trong hoạt động điều chỉnh giá, định mức tối đa cần được kiểm soát. Khi doanh nghiệp thực hiện các chiến lược kinh doanh, có thể mang đến các kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, không được phản ánh giá quá cao so với giá trị thực tế.
– Đối với hàng hóa, dịch vụ (sản xuất hoặc nhập khẩu) do Nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch mà chưa có lưu thông trên thị trường hoặc chưa có những hàng hóa, dịch vụ tương tự được sản xuất và lưu thông trên thị trường. Thì mức lợi nhuận dự kiến sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đảm bảo trích lập hai quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi các giá trị phản ánh trong lợi nhuận mong muốn phải đảm bảo hiệu quả sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Thông tư 24/2024/TT-BTC quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá.