Với một ngành nghề nào và lĩnh vực nào thì đầu tư kinh doanh cũng tiềm ẩn các rủi ro trên thực tế có thể xảy ra, theo đó nếu vói một nhà đầu tư khi họ đầu tư mà không chắc chăn với hoạt động đầu tư đó, trong kinh tế gọi là " e ngại rủi ro". Vậy mức độ e ngại rủi ro là gì? Đặc điểm, phân loại và ví dụ minh họa?
Mục lục bài viết
1. Mức độ e ngại rủi ro là gì?
Chắc hẳn trong kinh doanh chúng ta rất hay gặp các thuật ngữ nói về mức độ rủi ro được định nghĩa là sự sai biệt của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Ví dụ như việc chúng ta mua trái phiếu kho bạc để có được lợi nhuận là 8%. Theo đó nếu nhưu chúng ta giữ trái phiếu này đến cuối năm chúng ta sẽ được lợi nhuận là 8% trên khoản đầu tư của mình. Nếu bạn không mua trái phiếu mà dùng số tiền đó để mua cổ phiếu và giữ đến hết năm, bạn có thể có hoặc có thể không có được cổ tức như kỳ vọng. Hơn nữa, cuối năm giá cổ phiếu có thể lên và bạn được lời cũng có thể xuống khiến bạn bị lỗ. Theo đó ta thấy với kết quả là lợi nhuận thực tế mà chúng ta có thể nhận được có thể khác xa so với lợi nhuận bạn kỳ vọng. Nhu vậy ta thấy nếu rủi ro được biết đến có thể là sự tương đương giữa lợi nhuận thực tế và với lợi nhuận kỳ vọng thì trong trường hợp trên rõ ràng đầu tư vào trái phiếu có thể xem như không có rủi ro trong khi đầu tư vào cổ phiếu rủi ro hơn nhiều, vì xác suất hay khả năng sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng trong trường hợp mua trái phiếu thấp hơn trong trường hợp mua cổ phiếu.
Mức độ e ngại rủi ro trong tiếng Anh là uncertainty avoidance.
Nhưu vậy, theo các thông tin như trên chúng ta thấy khi nhắc tới e ngại rui rro chúng ta hiểu đây là sự không chắc chắn là một trạng thái mà trong đó các kết quả và điều kiện là không xác định hoặc không thể đoán trước. Một số người thoải mái với sự không chắc chắn hơn những người khác và mức độ mà các cá nhân tham gia vào một số hành vi nhất định để đạt được trạng thái thoải mái được gọi là mức độ e ngại rủi ro.
2. Đặc điểm, phân loại và ví dụ minh họa:
Theo đó nên chúng ta có thể thấy với mức độ e ngại rủi ro là một trong năm khía cạnh văn hóa được Geert Hofstede, nhà nhân chủng học nổi tiếng người Hà Lan, trình bày trong cuốn sách “Những ảnh hưởng của văn hóa” năm 1980. Theo đó nên với khác niệm về e ngại rủi ro, Tác giả Hofstede dựa trên đây đã phát triển chỉ số e ngại rủi ro. Theo tác giả này thì chỉ số này đo lường mức độ e ngại rủi ro để so sánh giữa các quốc gia với nhau. Trong trường hợp cụ thể mà với mức độ e ngại rủi ro thấp, cho thấy người dân trong nước thoải mái với sự bất thường, có xu hướng khởi sự kinh doanh nhiều hơn, chấp nhận nhiều rủi ro hơn và ít phụ thuộc vào các qui tắc cấu trúc.
Các nhà quản lí rất nhanh nhạy và tương đối thoải mái khi chấp nhận rủi ro nên họ ra quyết định khá nhanh. Con người chấp nhận cuộc sống mỗi ngày xảy đến và làm việc bình thường vì họ không lo lắng về tương lai. Họ có xu hướng dung hòa được các hành động và quan điểm khác biệt so với bản thân họ vì họ không cảm thấy sợ sệt.
Như chúng ta đã biết thì các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Ireland, Jamaica và Mỹ là những ví dụ tiêu biểu nhất cho các quốc gia có mức độ e ngại rủi ro thấp. Bên cạnh đó thì hiện nay các quốc gia có mức độ e ngại rủi ro cao mong muốn sự ổn định hơn, phụ thuộc vào các qui tắc cấu trúc và chuẩn mực xã hội hơn và ít chấp nhận rủi ro hơn. Họ thường thiết lập nên các tổ chức để tối thiểu hóa rủi ro và đảm bảo an toàn tài chính. Các công ty tập trung tạo ra việc làm ổn định và thiết lập các qui định để điều chỉnh các hoạt động của nhân viên cũng như tối thiểu hóa sự không minh bạch. Các nhà lãnh đạo thường phải mất nhiều thời gian để ra quyết định vì phải xem xét hết mọi khả năng xảy ra rủi ro.
Ví dụ về các quốc gia có mức độ e ngại rủi ro cao và thấp:
Ta có thể thấy cụ thể về bong bóng nhà đất và khủng hoảng tài chính là một ví dụ điển hình về mức độ e ngại rủi ro có thể ảnh hưởng đến toàn bộ một quốc gia. Mỹ là quốc gia nằm trong tâm sự kiện bong bóng nhà đất, với các nhà đầu tư không chuyên chấp nhận rủi ro đáng kể trong thị trường nhà đất. Các ngân hàng thì đầy tham vọng khi thúc đẩy bong bóng bằng việc cho các cá nhân rủi ro vay tiền. Kết quả là thảm họa đã xảy ra, với sự sụt giảm 50% trên thị trường chứng khoán và giá nhà trung bình ở một số thị trường giảm xuống 30% so với mức giá cao nhất.
Trong khi đó, Bỉ duy trì các hành động bảo thủ. Trong khi bong bóng nhà đất và cho vay linh hoạt xâm nhập vào Bỉ thì nó thường phải được thông qua các nhà cho vay quốc tế. Cuối cùng, nền kinh tế Bỉ đã tốt hơn nhiều so với nền kinh tế Mỹ, một phần là do mức độ e ngại rủi ro cao. Điều này được chứng minh bằng việc tại Bỉ không có nhiều các nhà đầu tư bán lẻ chấp nhận rủi ro đáng kể bằng cách mua bất động sản.
3. Cần làm gì để tránh các rủi ro?
Hiện nay ta thấy với thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, tạo kênh huy động vốn hiệu quả cho sản xuất, kinh doanh. Theo đó với những kết quả tích cực, trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn tiềm ẩn rủi ro đối với các chủ thể tham gia thị trường, trong đó, có các nhà đầu tư cá nhân. Để tránh các rủi ro nhà đầu tư cũng cần lưu ý cụ thể đối với các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán phân phối trái phiếu doanh nghiệp không có nghĩa là các tổ chức này đảm bảo an toàn cho việc mua trái phiếu. Rủi ro của trái phiếu vẫn là rủi ro của doanh nghiệp phát hành.
Thứ nhất, cần thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư:
Như vậy chúng ta cần dành các lời khuyên cụ thể được đúc kết lại cho các nhà đầu tư chứng khoán là không nên bỏ hết trứng vào một giỏ. Đây chính là phong cách đầu tư đa dạng hóa danh mục. Theo đó ta có thể thây sdudowcj vai trò của đa dạng hóa các danh mục đầu tư chứng khoán.
Thứ hai, cần phải tập trung đầu tư dài hạn:
Tại đây chúng ta hiểu là phương pháp đầu tư được sử dụng đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp chứ không phải nhà đầu tư mang tính đầu cơ. Như vậy nen chúng ta nên tích lũy cho mình kiến thức và những hiểu biết cụ thể đối với việc đầu tư dài hạn.
Thứ ba, cần phải tuân thủ nguyên tắc, kỷ luật:
Ở phương pháp này thì các nhà đầu tư nên xây dựng cho mình bộ nguyên tắc riêng: mức chốt lỗ, chốt lời, thời điểm bán, thời điểm mua,… điều đó sẽ giúp nhà đầu tư tránh khoản lỗ lớn.
Thứ tư, cần phải theo dõi thông tin, biến động thị trường:
Chúng ta nên thực hiện các biện pháp để luôn theo dõi thông tin, và theo dõi các biến động thị trường chứng khoán cũng như biến động kinh tế để tránh những rủi ro hệ thống cụ thể là về lãi suất, giá hàng hóa,…. và cả phi hệ thống đối với từng ngành.
Thứ năm, cần lựa chọn công ty môi giới chuyên nghiệp:
Từ giải pháp trên đây chúng ta nên hiểu là đối với nhà đầu tư cần hết sức lưu ý, trái phiếu có lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao. Theo đó ta thấy trước khi quyết định đầu tư trái phiếu, thì giải pháp cho các nhà đầu tư là nhà đầu tư cần đánh giá, phân tích về lĩnh vực hoạt động, tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, mục đích sử dụng vốn trái phiếu, chất lượng tài sản đảm bảo, điều kiện, điều khoản của trái phiếu. Bên cạnh đó nhất là các nhà đầu tư phải là người chịu trách nhiệm kiểm soát rủi ro cho các khoản đầu tư và điều quan trọng nhất đối với nhà đầu tư cá nhân là phải cố gắng hiểu rõ nhà phát hành, hiểu rõ rủi ro mình đang đầu tư để tương xứng với lợi nhuận thu về. Nếu như các nhà đầu tư không thể tìm hiểu, nhà đầu tư có thể tìm đến sự trợ giúp của các nhà tư vấn quản lý danh mục đầu tư.