Kinh tế là tổng hòa các yếu tố liên quan tới tạo ra nguồn của cải vật chất phục vụ nhu cầu của con người và thu lợi nhuận duy trì cuộc sống của xã hội cũng như sự cường thịnh của một quốc gia. Kinh tế là gì? Các loại mô hình kinh tế? Tác động tới chính trị như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Kinh tế là gì?
Kinh tế được hiểu là tổng thể những mối quan hệ có sự tương tác qua lại lẫn nhau giữa con người với con người, liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm, hàng hóa để buôn bán, trao đổi trên thị trường. Mục đích chính của kinh tế cũng nhằm thu được những lợi ích nhất định về lợi nhuận, phục vụ cho nhu cầu của cá nhân.
Kinh tế với nghĩa rộng bao gồm nhiều ngành nghề kinh doanh trong những lĩnh vực khác nhau được nhà nước thừa nhận như: công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, tài chính ngân hàng, logistic… Hiện nay là thời đại công nghệ số 4.0, mọi thứ đều diễn ra trên nền tảng công nghệ thông tin, chính vì vậy mà khái niệm về “kinh tế số” cũng xuất hiện và dần lớn mạnh. Có nhiều quan điểm cho rằng kinh tế số chính là một nền kinh tế được vận hành chủ yếu dựa trên nền tảng công nghệ số.
Về bản chất thì kinh tế số chính là một mô hình tổ chức và thực hiện hoạt động dựa trên nền tảng và các ứng dụng công nghệ điện tử. Do đó mà ta có thể dễ dàng bắt gặp chúng thường xuyên trong đời sống hàng ngày. Điển hình ở các trang mạng điện tử, các video quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, vận chuyển hàng hóa… Việc này đã góp phần đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng dịch vụ, đồng thời mở rộng được phạm vi kinh doanh.
Kinh tế tiếng anh là ” Economy”.
2. Các loại mô hình kinh tế:
Kinh tế được diễn ra dưới nhiều loại mô hình khác nhau nhằm phù hợp mới hướng đi, mục đích định hướng của từng chủ thể nhất định. Quý khách có thể tham khảo nội dung dưới đây để nắm bắt được một số mô hình kinh tế hiện nay trên Thế giới.
Mô hình kinh tế thị trường:
Đây là mô hình kinh tế mà cho phép tất cả các hàng hóa được pháp luật cho phép kinh doanh đều được tự do lưu thông trong thị trường, hoàn toàn dựa trên yếu tố cung và cầu. Đây là loại mô hình kinh tế có xu hướng tự cân bằng, điều tiết mà không cần quá nhiều sự tác động điều chỉnh.
Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung:
Loại mô hình này sẽ chịu nhiều sự tác động, điều chỉnh của nhà nước trong việc điều tiết giá cả hay phân phối hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Theo đó trong mô hình kinh tế này thì yếu tố cung – cầu không quá được chú trọng và cũng không được diễn ra theo tự nhiên do có sự can thiệp quá nhiều phía nhà nước vào hoạt động kinh tế.
Mô hình kinh tế xanh:
Đây là mô hình kinh tế mới chỉ được thực hiện ở một số nước có nền khoa học công nghệ phát triển mạnh. Mô hình kinh tế này phụ thuộc chủ yếu vào các dạng năng lượng tái tạo, nhằm thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa lượng khí thải đưa vào không khí.
Đồng thời tiến hành nghiên cứu để tạo ra các nguồn năng lượng mới thay thế cho những nguồn năng lượng có nguy cơ cạn kiệt, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sống.
3. Tác động tới chính trị như thế nào?
Khi bàn về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, cũng giống như C. Mác và Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin khẳng định vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị. Theo V.I. Lê-nin, cơ cấu kinh tế của xã hội sinh ra chính trị, cơ cấu kinh tế này là do toàn bộ những quan hệ sản xuất của xã hội tạo nên. Những quan hệ sản xuất là những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác. Quan điểm của ông về vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị được thể hiện trong luận điểm nổi tiếng sau:
“Trong sản xuất vật chất, con người ở trong những mối quan hệ nhất định với nhau, những quan hệ sản xuất. Những quan hệ này bao giờ cũng phù hợp với trình độ phát triển của năng suất mà những lực lượng kinh tế của các quan hệ ấy có được trong thời kỳ đó. Toàn bộ những quan hệ sản xuất đó tạo thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó xây dựng lên một kiến trúc thượng tầng chính trị và pháp lý và phù hợp với cơ sở đó là những hình thức ý thức xã hội nhất định. Như vậy, phương thức sản xuất quyết định các quá trình của đời sống xã hội, chính trị và thuần tuý tinh thần”.
Nhưu vậy dựa trên các quan điểm này, ông đã tiếp tục khẳng định lập trường duy vật triệt để của chủ nghĩa Mác khi xem xét các vấn đề lịch sử và xã hội của con người.
Về quan điểm, Đảng ta chủ trương “Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị”(9). Kế thừa tinh thần của các kỳ đại hội trước, tại Đại hội XII, Đảng ta nhấn mạnh mục tiêu và nhiệm vụ phát triển đất nước trong 5 năm tới là: “Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, có bước đi phù hợp trên các lĩnh vực, nhất là giữa kinh tế và chính trị”.
Khái niệm “đổi mới kinh tế” qua các văn kiện của Đảng được hiểu là quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là bước chuyển từ nền kinh tế cơ bản là “khép kín” sang nền kinh tế “mở” đối với khu vực và thế giới, kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và từng bước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khái niệm “đổi mới chính trị” qua các văn kiện của Đảng được hiểu là quá trình đổi mới tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội; đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị, trước hết là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm giữ vững ổn định chính trị để xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh; thực hiện tốt nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nhằm phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế – xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đặt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong các mối quan hệ khác của quá trình đổi mới. Tại Đại hội XII, Đảng ta đã coi mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một trong 9 mối quan hệ cơ bản của quá trình đổi mới. Tuy các mối quan hệ đó có nội dung, bản chất khác nhau nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ biện chứng với nhau. Do đó, cần kết hợp hài hòa việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị với các mối quan hệ khác. Vì kinh tế và chính trị là hai lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội nên việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là điều kiện giải quyết các mối quan hệ khác.
Nhưu vậy căn cứ theo các nội dung này ta thấy có thể xuất phát từ thực tiễn đó, để tiếp tục đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có hiệu quả, cần nắm vững những nguyên tắc có tính phương pháp luận như sau:
Tù đó chúng ta cần phải tiến hành giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị gắn với điều kiện lịch sử – cụ thể. Không phải ngẫu nhiên mà trong suốt hơn 30 năm đổi mới, quan điểm về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị từng bước được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định. Sự vận động của thực tiễn ở mỗi giai đoạn đã đặt ra cho Đảng ta yêu cầu phải có những điều chỉnh cho phù hợp. Trong giai đoạn hiện nay, giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị cần được đặt trong bối cảnh mới – tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Từ đó, có những chủ trương, chính sách cho phù hợp với đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.