Hiện nay có thể thấy hoạt động khởi nghiệp đang trở nên rất phổ biến, bên cạnh đó thì khởi nghiệp như thế nào là hiệu quả đang là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trong đó Khởi nghiệp tinh gọn là phương pháp hữu ích đối với các công ty khởi nghiệp. Vậy khởi nghiệp tinh gọn là gì? Các yêu cầu và ví dụ về khởi nghiệp tinh gọn?
Mục lục bài viết
1. Khởi nghiệp tinh gọn là gì?
Khởi nghiệp tinh gọntrong tiếng Anh là Lean Startup.
Nhắc tới khởi nghiệp tinh gọn chúng ta có thể hiểu đơn giản nhấ đây là một phương pháp được sử dụng để thành lập một công ty mới hoặc giới thiệu một sản phẩm mới thay mặt cho một công ty đang hoạt động và theo đó với phương pháp khởi nghiệp tinh gọn ủng hộ việc phát triển những sản phẩm mà đã được chứng minh là có nhu cầu từ người tiêu dùng để sản phẩm có sẵn thị trường ngay khi vừa mới ra mắt, trái ngược với việc phát triển một sản phẩm mới và sau đó hy vọng rằng sẽ tạo được cầu cho sản phẩm đó.
Như vậy trên thực tế nhờ có việc sử dụng các nguyên tắc khởi nghiệp tinh gọn, các nhà phát triển sản phẩm có thể đánh giá sự quan tâm của người tiêu dùng đối với sản phẩm và xác định cách thức sản phẩm nên được cải tiến và với quá trình này được gọi là học hỏi có kiểm chứng và được sử dụng để tránh việc lãng phí tài nguyên trong việc chế tạo và phát triển sản phẩm. Thông qua khởi nghiệp tinh gọn, nếu một ý tưởng có khả năng thất bại, thì nó sẽ thất bại một cách nhanh chóng và ít tốn kém, thay vì chậm chạp và đắt đỏ.
2. Các yêu cầu và ví dụ về khởi nghiệp tinh gọn:
Một trong những yêu cầu của phương pháp khởi nghiệm tinh gọn đó là phương pháp này rất đề cao vai trò của sự thử nghiệm hơn là việc lập kế hoạch chi tiết với các kế hoạch kinh doanh kéo dài trong 5 năm xoay quanh những ẩn số sẽ được coi là lãng phí thời gian và điều quan trọng nhất là phản ứng của khách hàng. Theo đó nên ta thấy thay vì kế hoạch kinh doanh, các công ty khởi nghiệp tinh gọn sử dụng mô hình kinh doanh dựa trên các giả thuyết được thử nghiệm rất nhanh chóng với các dữ liệu không cần phải được hoàn thiện trước khi tiến hành công việc, mà chúng chỉ cần được coi là chấp nhận được.
Nếu khách hàng không phản ứng như mong muốn, công ty khởi nghiệp nhanh chóng điều chỉnh để hạn chế tổn thất và bắt đầu lại việc phát triển sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn và thất bại là qui luật, không phải là ngoại lệ. Phương pháp khởi nghiệp tinh gọn trước tiên xác định một vấn đề cần được giải quyết. Sau đó, nó phát triển một sản phẩm khả thi tối thiểu đủ để giới thiệu nó với khách hàng tiềm năng để thu được phản hồi.
Như chúng ta dã biết phương pháp này nhanh hơn và ít tốn kém hơn so với việc phát triển sản phẩm cuối cùng để thử nghiệm; và giảm rủi ro mà các công ty khởi nghiệp phải đối mặt bằng cách giảm tỉ lệ thất bại cao điển hình của chúng và khởi nghiệp tinh gọn định nghĩa lại công ty khởi nghiệp là một tổ chức đang tìm kiếm một mô hình kinh doanh có thể mở rộng, không phải là một mô hình có kế hoạch kinh doanh có sẵn sẽ được nỗ lực để triển khai.
Ví dụ về khởi nghiệp tinh gọn:
Ví dụ, một dịch vụ giao đồ ăn có lợi cho sức khỏe đang nhắm đến khách hàng mục tiêu là những người độc thân ở độ tuổi 20 tuổi bận rộn, sống trong khu vực thành thị có thể nhận ra rằng họ có thể nên chuyển hướng nhắm tới những bà mẹ trẻ ở độ tuổi 30 sinh sống ở vùng ngoại ô.
Sau đó công ty có thể thay đổi lịch trình giao hàng và các loại thực phẩm mà nó phục vụ để cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho các bà mẹ mới sinh hoặc cũng có thể thêm vào các lựa chọn cho bữa ăn cho vợ hoặc chồng hoặc những đứa trẻ khác trong gia đình. Phương pháp khởi nghiệp tinh gọn không phải chỉ được sử dụng riêng bởi các công ty khởi nghiệp.
Hiện nay ta có thể thấy với các công ty trên thực tế họ có số ít đã sử dụng phương pháp khởi nghiệp tinh gọn và trong đó công ty General Electric đã sử dụng phương pháp khởi nghiệp tinh gọn này để phát triển một loại pin mới được sử dụng bởi các công ty điện thoại di động ở các nước đang phát triển nơi nguồn cung điện không đáng tin cậy.
3. Các thành phần chính của phương pháp khởi nghiệp tinh gọn:
Sản phẩm khả dụng tối thiểu
Phương pháp khởi nghiệp tinh gọn cần có sản phẩm khả dụng tối thiểu có thể hiểu đây là mootj hình mẫu và kiểu dáng của một sản phẩm mới được tạo ra càng nhanh càng tốt, cho phép công ty học hỏi được kiểm chứng tối đa từ khách hàng với ít nỗ lực đầu vào và thời gian nhất và Maurya họ cho rằng có khả năng dẫn đến lãng phí và tốn rất nhiều thời gian khi xây dựng giải pháp đúng cho vấn đề sai hoặc khi sở hữu quá nhiều thuộc tính không mong muốn của sản phẩm và giải pháp của Maurya là xây dựng vừa đủ câu trả lời cho các vấn đề của khách hàng với mục đích đạt được phản hồi của họ.
Vòng lặp phản hồi Xây dựng – Đo lường – Học hỏi
Về thành phần chính của khởi nghiệp tin gọn không thể không nhác tới vòng lặp phản hồi Xây dựng và đo lường – Học hỏi đặt khách hàng vào vai trò trung tâm, cho phép quan sát, tương tác và học hỏi từ khách hàng họ tập trung vào phát triển giá trị khách hàng trong khi giảm thiểu nguy cơ quá tập trung vào giải pháp đơn thuần.
Xây dựng và thực hiện công tác hoàn thiện một vài tính năng quan trọng và phát hành phiên bản đầu tiên của sản phẩm và bên cạnh quan điểm chủ quan của người hình thành ý tưởng sản phẩm về đánh giá giá trị mang lại cho khách hàng và tính khả thi tài chính, điều cơ bản vẫn phải nhìn từ phía khách hàng để củng cố quan điểm ấy.
Đo lường để có thể đưa sản phẩm đã được xây dựng đến với khách hàng tiềm năng để đánh giá tính hiệu quả dựa vào phản hồi của họ và để đo lường, số liệu thu thập phải tin cậy và xác định được mối quan hệ nhân quả rõ ràng giữa tính năng mới của sản phẩm và tác động của nó gây ra.
Học hỏi để tiếp nhận các phản hồi từ khách hàng sẽ giúp công ty có những cải tiến cần thiết ở sản phẩm để đáp ứng tốt nhất sự kỳ vọng của họ.
Trọng tâm và bảo tồn
Sau khi sản phẩm tung ra thị trường, tính hiệu quả có thể được đo lường theo phương pháp định lượng và định tính. Khi đó, sản phẩm nào được thị trường chấp nhận sẽ tiếp tục phát triển, ngược lại sẽ bị loại bỏ. Theo Ries (2011), đây là giai đoạn lựa chọn tập trung/trọng tâm (thay đổi khía cạnh của chiến lược hiện tại) hay kiên trì/bảo tồn (tiếp tục với chiến lược hiện tại).
4. Lợi ích của phương pháp khởi nghiệp tinh gọn:
Thứ nhất, tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường bằng cách tiếp cận hướng ngoại.
Với lợi ích này ta hiểu rằng với sự gần gũi với khách hàng cho phép công ty tăng sự hiểu biết về nhu cầu, thu thập phản hồi trực tiếp từ khách hàng dễ dàng hơn và thúc đẩy sự chấp nhận của họ cao hơn vì các sản phẩm được tạo ra và hoàn thiện liên tục thông qua vòng lặp phản hồi, chất lượng sản phẩm được nâng cao để thỏa mãn khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
Thứ hai, đáp ứng nhanh nhất có thể nhu cầu khách hàng.
Ở lợi ích này ta hiểu nó lấy cảm hứng từ các bài học trong sản xuất tinh gọn, dựa trên thử nghiệm nhanh cũng như rút ngắn chu kỳ phát triển sản phẩm, đo lường tiến bộ thực tế mà không cần quá nhiều số liệu và tìm hiểu những gì khách hàng thực sự muốn một cách hoàn hảo trước đó, khởi nghiệp tinh gọn cho phép công ty chuyển hướng và thay đổi kế hoạch với sự nhanh chóng. Việc giảm thiểu thời gian trong quá trình phát triển và tung ra sản phẩm làm cho chu kỳ phản hồi ngắn hơn và công ty tiếp cận, đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh hơn (Ries, 2011; Marc, 2016; Rissanen & Munch, 2015).
Thứ ba, làm việc thông minh, giảm thiểu rủi ro khi khởi sự.
Việc xây dựng các nguyên mẫu của những tính năng quan trọng giúp đặt toàn bộ nỗ lực vào những thứ có giá trị cho khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho công ty hơn và đây chính là cách làm việc thông minh. Khởi nghiệp trong môi trường biến động tồn tại rất nhiều rủi ro. Công ty khởi nghiệp học nhanh từ những thất bại của sản phẩm khả dụng tối thiểu, kiểm ra tầm nhìn thường xuyên và liên tục, thích ứng và điều chỉnh kịp thời. Do đó, công ty có thể cắt giảm thời gian và chi phí của nguồn lực khi phát triển sản phẩm sai, tiết kiệm chi phí khởi sự (Hellmann & Thiele, 2015) và đạt được hoạt động hiệu quả hoặc giảm thiểu rủi ro khởi nghiệp (Maurya, 2013).