Trong lĩnh vực nào cũng có nguy cơ xảy ra các tranh chấp và rủi ro, bài viết này chúng tôi sẽ đề cập tới một lĩnh vực đó là lĩnh vực hàng hải, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ tàu và những người có liên quan tới những sự việc xảy ra đó chúng tôi xin đề đạt tới bạn đọc về vấn đề Kháng nghị hàng hải là gì? Các quy định về kháng nghị hàng hải?
Mục lục bài viết
1. Kháng nghị hàng hải là gì?
Kháng nghị hàng hải – danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Sea Protest.
Theo quy định của pháp luật chúng ta hiểu kháng nghị thì với kháng nghị hàng hai là nội dung tương tự chúng ta hiểu là một văn bản do thuyền trưởng lập, công bố hoàn cảnh tàu biển gặp phải và những biện pháp thuyền trưởng đã áp dụng để khắc phục hoàn cảnh cụ thể nào đó và hạn chế tổn thất xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ tàu và những người có liên quan.
2. Các quy định về kháng nghị hàng hải:
Căn cứ theo quy định tại Điều 118. Kháng nghị hàng hải Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
1. Kháng nghị hàng hải là văn bản do thuyền trưởng lập, công bố hoàn cảnh tàu biển gặp phải và những biện pháp thuyền trưởng đã áp dụng để khắc phục hoàn cảnh đó, hạn chế tổn thất xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ tàu và những người có liên quan.
2. Khi tàu biển, người hoặc hàng hóa vận chuyển trên tàu bị tổn thất hoặc nghi ngờ có tổn thất do gặp tai nạn, sự cố thì thuyền trưởng phải lập kháng nghị hàng hải và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này để xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại Việt Nam là Cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại nước ngoài là cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu biển hoạt động.
4. Kháng nghị hàng hải được lập, xác nhận bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh; trường hợp kháng nghị hàng hải được lập bằng tiếng Anh thì theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải, thuyền trưởng phải trình kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt.
5. Quy định về kháng nghị hàng hải cũng được áp dụng đối với các loại tàu thuyền khác hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể thủ tục trình và xác nhận kháng nghị hàng hải.
Theo đó thì các kháng nghị hàng hải phải được trình lên Cơ quan xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải. Cụ thể Bộ luật hàng hải quy định Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại Việt Nam là Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất sẽ tiến hành xác nhận việc trình kháng nghị.
Còn nếu nói về các kháng nghị hàng hải ở nước ngoài thì căn cứ theo quy đinh pháp luật các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thủ tục để xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải ở nước ngoài là cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu thuyền hoạt động với việc xác định thẩm quyền xác nhận trình kháng nghị này nhằm đáp ứng được sự kịp thời đối với các kháng nghị khi thời gian kháng nghị chỉ trong vòng 24h tùy thời điểm của kháng nghị.
Như vậy, qua các phân tích ở trên có thể thấy, một kháng nghị hàng hải đúng quy định phải đáp ứng đầy đủ các nội dung quy định về các thông tin cơ bản về thuyền trưởng cũng như thông tin về sự cố và các giải pháp khắc phục đã được thực hiện khi có sự cố xảy ra. Nếu trong các trường hợp cụ thể kháng nghị hàng hải khi không đủ các thông tin cụ thể theo yêu cầu quy định của pháp luật này sẽ không được xem là kháng nghị hợp lệ và sẽ phải sửa lại kháng nghị theo đúng quy định, Kháng nghị hàng hải phải được trình đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để cơ quan này xác nhận kháng nghị hàng hải và với kháng nghị hàng hải khi được xác nhận mới được xem là có hiệu lực để giải quyết các quy định liên quan đến kháng nghị hàng hải.
3. Thủ tục xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải:
Như chúng ta đã biết pháp luật Việt Nam quy định Kháng nghị là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án. Theo đó việc kháng nghị cần thực hiện đúng theo trình tự và thủ tục pháp luật quy định cụ thể như sau:
3.1. Trình tự thực hiện:
Nộp hồ sơ TTHC:
– Nếu tai nạn, sự cố xảy ra trong khi tàu hành trình trên biển thì kháng nghị hàng hải phải được trình Cảng vụ hàng hải Đại diện CVHH trong vòng 24 giờ kể từ khi tàu ghé vào cảng.
– Nếu tai nạn, sự cố xảy ra khi tàu đang lưu tại cảng thì kháng nghị hàng hải phải được trình Cảng vụ trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, sự cố đó.
– Nếu tai nạn, sự cố xảy ra có liên quan đến hàng hoá trong hầm hàng thì kháng nghị hàng hải phải được trình trước khi mở nắp hầm hàng.
– Nếu không thể trình kháng nghị hàng hải trong thời hạn quy định thì trong kháng nghị hàng hải phải ghi rõ nguyên nhân của sự chậm chễ đó.
3.2. Giải quyết TTHC:
– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa phù hợp, chậm nhất 30 phút, kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thuyền trưởng hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời cho người làm thủ tục và nêu rõ lý do.
– Trong thời hạn không quá 01 giờ đối với Cảng vụ hàng hải, Đại diện Cảng vụ hàng hải và 03 giờ đối với các cơ quan có thẩm quyền khác, kể từ khi đã nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải.
– Cơ quan xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tiến hành lưu hồ sơ và gửi trả cho thuyền trưởng các bản kháng nghị hàng hải còn lại đã được xác nhận.
3.3. Cách thức thực hiện:
Thuyền trưởng tàu Việt Nam, tàu nước ngoài trình trực tiếp hồ sơ xin xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại Phòng pháp chế hàng hải – Cảng vụ hàng hải
Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Các giấy tờ phải nộp bao gồm (bản chính):
+ Kháng nghị hàng hải (02 bản);
+ Bản trích sao Nhật ký hàng hải những phần có liên quan đến vụ việc (02 bản);
+ Bản trích sao hải đồ liên quan đến vụ việc (02 bản).
– Các giấy tờ phải xuất trình bao gồm (bản chính):
+ Nhật ký hàng hải;
+ Hải đồ liên quan đến vụ việc.
b) Số lượng hồ sơ: ít nhất 02 (bộ).
c) Kháng nghị hàng hải được lập, xác nhận bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Thời hạn giải quyết:
– Chậm nhất 01 giờ,kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Đối tượng thực hiện TTHC:
Thuyền trưởng tàu Việt Nam và tàu nước ngoài.
Cơ quan thực hiện TTHC:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Cảng vụ hàng hải, Đại diện CVHH
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cảng vụ hàng hải ; Đại diện CVHH
Kết quả của việc thực hiện TTHC:
Xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải gồm các nội dung sau đây:
a. Ngày, giờ nhận trình kháng nghị hàng hải;
b. Xác nhận việc đã nhận trình kháng nghị hàng hải;
c. Họ, tên, chức danh và chữ ký của người xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải;
d. Đóng dấu của Cảng vụ hàng hải, Đại diện CVHH
Phí, lệ phí:
Lệ phí : 50USD/lần USD (Phí xác nhận kháng nghị hàng hải đối với tàu thuyền hoạt động hàng hải quốc tế)
Lệ phí : 200000 đồng/lần Đồng (Phí xác nhận kháng nghị hàng hải đối với tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa)
Trong thời hạn không quá 01 giờ đối với Cảng vụ hàng hải, Đại diện Cảng vụ hàng hải và 03 giờ đối với các cơ quan có thẩm quyền khác, kể từ khi đã nhận đủ các giấy tờ hợp lệ.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Kháng nghị hàng hải của thuyền trưởng tàu biển Việt Nam, thuyền trưởng tàu biển nước ngoài đang hoạt động tại các cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải.