Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu kết bài hay có chọn lọc của tác phẩm chữ người tử tù:
- 2 2. Mẫu kết bài hay nhất có chọn lọc của tác phẩm chữ người tử tù:
- 3 3. Mẫu kết bài chi tiết nhất của tác phẩm chữ người tử tù:
- 4 4. Mẫu kết bài ngắn gọn nhất của tác phẩm hữ người tử tù:
- 5 5. Mẫu kết bài ý nghĩa nhất của tác phẩm chữ người tử tù:
- 6 6. Mẫu kết bài ấn tượng nhất của tác phẩm chữ người tử tù:
- 7 7. Mẫu kết bài 10 điểm của tác phẩm chữ người tử tù:
- 8 8. Mẫu kết bài của học sinh giỏi của tác phẩm chữ người tử tù:
- 9 9. Mẫu kết bài nhiều người sử dụng nhất của tác phẩm chữ người tử tù:
- 10 10. Mẫu kết bài phổ biến nhất của tác phẩm chữ người tử tù:
- 11 11. Mẫu kết bài phân tích tình huống của tác phẩm chữ người tử tù:
1. Mẫu kết bài hay có chọn lọc của tác phẩm chữ người tử tù:
Chữ của người tử tù không còn là chữ nữa, không chỉ là đẹp mà thôi, mà những nét chữ tươi tắn nó nói lên những bão tung hoành của một đời người. Chữ của người tử tù đẹp sáng lên trong đêm tối của cái ngục tù xóa tan cái mây đen tăm tối thắp lên ánh sáng tọa nên một tác phẩm tuyệt tác gần như là cuối cùng của người nghệ sĩ tài hoa ấy. Đây là sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối. Đấy là sự chiến thắng của vẻ đẹp và cái cao cả, với những tội ác man rợ, cũng là sự chiến thắng của lòng dũng cảm trước thái độ phục tùng nô lệ. Sự hòa hợp giữa cái đẹp và sự dũng cảm trong hình tượng Huấn Cao là đỉnh cao nhân cách theo lí tưởng thẩm mĩ của tác giả Nguyễn Tuân, theo triết lí duy mĩ của Nguyễn Tuân.
2. Mẫu kết bài hay nhất có chọn lọc của tác phẩm chữ người tử tù:
Nhân vật Huấn Cao và các nhân vật chính diện khác của “Vang bóng một thời” đều là con người tài năng. Ở Huấn Cao, bên cạnh tài năng còn là khí phách của một người có trách nhiệm trước thời cuộc. Đó là nét độc đáo của Huấn Cao so với nhân vật phản diện trong “Vang bóng một thời”. Với ngôn ngữ văn xuôi tinh tế, cách thể hiện sự nhạy cảm của Nguyễn Tuân đã làm bật dậy không khí một thời đã xa và đã khắc hoạ thành công nhân vật Huấn Cao – con người khí phách, tài năng, có trách nhiệm đối với quốc gia. Nó cũng là lời bày tỏ sự khao khát về một lí tưởng cao cả của người thanh niên Nguyễn Tuân khi bước chân vào cuộc đời. (Trương Chính) .
3. Mẫu kết bài chi tiết nhất của tác phẩm chữ người tử tù:
Như vậy, thông qua hình tượng nhân vật Huấn Cao khiến cho người xem hiểu hơn nhiều về trí tuệ tài hoa, uyên bác, biết rõ thế nào là vẻ đẹp và lòng yêu cái đẹp. Ngoài ra, nó cũng là những hi sinh vì cái thiện và cả tinh thần luôn luôn yêu cái đẹp. Nhà văn đã sử dụng ngòi bút trinh thám nhiều gay cấn cùng với việc xây dựng tính cách nhân vật bằng ngòi bút mô tả phong cảnh hiện thực lẫn huyền ảo. Có thể nói “Chữ người tử tù” với bút pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, với chất liệu văn xuôi phong phú và đa dạng, với nét tài hoa độc đáo của Huấn Cao, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó vẫn in đậm trong bạn đọc nhiều thời.
4. Mẫu kết bài ngắn gọn nhất của tác phẩm hữ người tử tù:
Tuyệt tác “Chữ người tử tù” với hình tượng của Huấn Cao và thái độ của người, diễn biến tâm lí và tính cách của nhân vật thay đổi thay từng khoảng thời gian. Qua hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục, ta có thể sâu sắc cảm nhận được tác giả không hề đối lập tài với tâm, cái đẹp với thiên lương trong sạch của con người. Tuy trong một hoàn cảnh vô cùng oái oăm và thật không ai nghĩ đến, nhưng khi cái đẹp, cái tài, cái tâm không bị tách rời, thì nghệ thuật cảm hóa con người, dù phải sống trong bùn như viên quản ngục nhưng thật sự yêu cái đẹp thì vẫn không mất đi lòng hướng thiện hướng về cái tốt đẹp cao cả.
5. Mẫu kết bài ý nghĩa nhất của tác phẩm chữ người tử tù:
Như vậy, thông qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã khiến cho người ta biết thêm nhiều về sự tài hoa, uyên bác và nét đẹp cũng như lòng say mê vẻ đẹp. Ngoài ra, nó cũng là những hy sinh vì vẻ đẹp và về tinh thần luôn luôn bảo vệ cái đẹp. Có thể nói “Chữ người tử tù” với bút pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh cùng với ngôn ngữ văn xuôi phong phú và đa dạng cộng với cái tài phi thường của Huấn Cao, tác phẩm thực sự là một áng văn chương một thời vang bóng và nó đã in dấu trong bạn đọc nhiều thời.
6. Mẫu kết bài ấn tượng nhất của tác phẩm chữ người tử tù:
“Chữ người tử tù” không còn là “chữ” đẹp, không chỉ là Mỹ nữa đâu, vì “mỗi nét chữ ấy nó toát nên sự khát vọng tự do của một đời người”. Đây là sự chiến thắng của con người trước số phận. Đấy là sự chiến thắng của vẻ đẹp đẽ và cái cao cả, đối với sự xấu xa bẩn thỉu, cũng là sự chiến thắng của lòng dũng cảm trước thái độ phục tùng nô lệ. Sự kết hợp giữa Mỹ và Dũng trong hình tượng Huấn Cao là đỉnh cao nhân cách theo lý tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân, theo quan niệm “duy mĩ” của Nguyễn Tuân.
7. Mẫu kết bài 10 điểm của tác phẩm chữ người tử tù:
Chữ người tử tù là truyện ngắn tiêu biểu, một trong các tác phẩm thành công nhất thuộc tuyển tập “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân. Qua truyện ngắn chúng ta không chỉ bắt gặp hình ảnh đẹp của người anh hùng Huấn Cao tài hoa, khí phách hơn người mà còn thấy cả sự chiêm nghiệm về nghệ thuật sâu xa của Nguyễn Tuân: trong bất kì hoàn cảnh nào, cái hay nghệ thuật đích thực cũng sẽ toả ra, làm cầu nối cho các trái tim và hướng con người ta vào việc thiện, đến những điều tốt lành.
8. Mẫu kết bài của học sinh giỏi của tác phẩm chữ người tử tù:
Một lần nữa ta phải trầm trộ sự tài hoa của Nguyễn Tuân. Ông không chỉ xây dựng nên một nhân vật chính chuẩn mực mà còn cả một nhân vật phụ như viên quản ngục cũng mang đến được những giá trị tốt đẹp. Vẻ đẹp trong nghề quản ngục cũng sáng chói. Cánh cổng nhà tù chẳng thể cướp được một cái tâm trong sạch và đạo đức cao đẹp của ông. Chuyện kết thúc cũng là lúc viên quản ngục tay nải trở lại quê sinh sống với lương tâm thuần khiết của ông.
9. Mẫu kết bài nhiều người sử dụng nhất của tác phẩm chữ người tử tù:
Với tài năng cùng bút pháp nghệ thuật lãng mạn tác giả đã thể hiện rõ tài năng cũng như giá trị cốt lõi của tác phẩm mà tác giả mong muốn thể hiện, các tác phẩm đó đã mang đến cho người xem một cái nhìn đa chiều khác nhau trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh, và cách tạo dựng nên tính cách của nhân vật, giá trị của nó góp phần nào để chúng ta biết về phong cách nghệ thuật của ông. Ông tài hoa trong cách tạo dựng nên hình ảnh cũng như nhân vật trong tác phẩm, với bút pháp sắc bén của bản thân, ông đã tăng cường thêm giá trị thể hiện trong các tác phẩm của mình.
10. Mẫu kết bài phổ biến nhất của tác phẩm chữ người tử tù:
Với tài năng cùng bút pháp nghệ thuật lãng mạn, Nguyễn Tuân đã thể hiện rõ tài năng cũng như giá trị biểu đạt của tác phẩm mà mình mong muốn thể hiện, các tác phẩm đó đã mang đến cho người xem một cái nhìn sâu sắc hơn trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh và cách tạo dựng nên cá tính của nhân vật, giá trị của nó góp phần nào để chúng ta biết về phong cách nghệ thuật của ông. Ông tài hoa trong cách tạo dựng nên hình tượng cũng như nhân vật trong tác phẩm, với bút pháp sắc bén của mình, ông đã góp phần nâng tầm giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân.
11. Mẫu kết bài phân tích tình huống của tác phẩm chữ người tử tù:
Tình huống truyện trong tác phẩm Chữ người tử tù còn là tiền đề, dẫn dắt cốt truyện phát triển, rồi từ đấy đi vào hướng khai thác cốt truyện, tiếp tục thể hiện vẻ đẹp, tính cách của các nhân vật Huấn Cao với vẻ đẹp khí phách, tài hoa và thiên lương, quan quản ngục với vẻ đẹp biệt liên tài, vẻ đẹp khí phách, vẻ đẹp thiên lương, sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm để giữ cái thiện, cái tài, đối xử tốt cho Huấn Cao những ngày cuối cùng đỡ khổ cực. Tình huống truyện đặc biệt làm bật sáng chủ đề của tác phẩm, khẳng định sự bất diệt của vẻ đẹp, sự chiến thắng của chân-thiện – mỹ trước cái xấu xa và cái ác, khẳng định sức mạnh vĩnh cửu của cái đẹp, cứu rỗi cuộc đời của một con người. Cuối cùng tình huống truyện đã thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân, ưa khám phá những sự vật sự việc mang khía cạnh thẩm mĩ, độc đáo và xây dựng nhân vật là những người tài hoa nghệ sĩ, với những vẻ đẹp hoàn mĩ, khác thường.