Kế hoạch ngân sách nhà nước là thuật ngữ xác định ngân sách của một quốc gia. Kế hoạch này xác định các khoản thu và chi ngân sách trong hoạt động quốc gia. Ngân sách được thực hiện cho các mục tiêu quốc gia, không được sử dụng cho cá nhân hay các hoạt động khác không hướng đến lợi ích quốc gia.
Mục lục bài viết
1. Kế hoạch ngân sách nhà nước là gì?
Khái niệm
Kế hoạch ngân sách nhà nước trong tiếng Anh gọi là: State budget planning.
Trong phạm vi rộng về mục đích xây dựng kế hoạch ngân sách nhà nước, có thể đưa ra khái niệm:
Kế hoạch ngân sách nhà nước là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế. Ngân sách được sử dụng trong các mục đích kinh tế và xã hội của đất nước. Do đó việc sử dụng ngân sách hợp lý, hiệu quả là góp phần trong phát triển kinh tế.
Kế hoạch ngân sách này được thực hiện bởi nhà nước. Từ kế hoạch xác định các khoản thu ngân sách như thế nào. Và kế hoạch các khoản chi thực tế của ngân sách. Để xây dựng được kế hoạch, cần dựa trên các hoạt động cơ bản trong những kỳ ngân sách trước. Cùng với các hoạt động sẽ thực hiện trong tương lai cần khoản chi như thế nào. Các khoản thu cũng được căn cứ vào kế hoạch này.
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.“.
Xét về nội dung được kế hoạch xác định, có thể hiểu khái niệm:
Kế hoạch ngân sách nhà nước là kế hoạch được được lập ra nhằm xác định các mục tiêu, chỉ tiêu về thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN). Và chỉ ra các giải pháp, chính sách nhằm sử dụng ngân sách hiệu quả, tráng lãng phí. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu và chi của nhà nước. Như vậy kế hoạch được xây dựng sẽ hướng đến xác định các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể. Với:
– Mục tiêu thu, chi ngân sách được thể hiện bằng các mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Tức là sự hình dung về kết quả mong muốn trong thu, chi ngân sách nhà nước.
– Chỉ tiêu thu, chi ngân sách được thể hiện thông qua chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch với thu, chi ngân sách. Nhằm so sánh và đối chiếu với các hoạt động có thu, chi ngân sách. Và xem xét tính hiệu quả khi áp dụng các hoạt động này.
Tương ứng với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH trong thời kì kế hoạch.
Các kế hoạch trong chi, tiêu ngân sách phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Nhằm thực hiện cho các hoạt động mang ý nghĩa quốc gia. Với kinh tế và xã hội là các hoạt động có mối quan hệ ảnh hưởng qua lại, tác động lẫn nhau. Cho nên các kế hoạch đề ra sẽ ứng với các mục tiêu trong phát triển kinh tế xã hội tương ứng với các thời kì cụ thể.
Các kỳ kế hoạch cũng được xác định dựa trên nhu cầu quản lý và sử dụng ngân sách quốc gia. Với nước ta, các kế hoạch sử dụng ngân sách được xác định hàng năm; kế hoạch 03 năm và kế hoạch 05 năm.
Kế hoạch ngân sách cũng chỉ ra các giải pháp, chính sách cần thiết nhằm cải thiện cán cân ngân sách.
Với cán cân được xác định đối với việc cân đối giữa hoạt động thu và chi ngân sách trên thực tế. Các hoạt động này hướng đến đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Với một cán cân ngân sách cân đối sẽ được bàn bạc dưới góc độ đạt hiệu quả, mục tiêu đề ra hay không. Với các hoạt động chi ngân sách luôn thực hiện các mục đích cụ thể trong ngắn hoặc dài hạn. Vậy với giá trị đó đem đến hiệu quả không. Ngân sách được dùng có lãng phí hay thất thoát không.
Như vậy có thể kết luận Kế hoạch NSNN là một bản tường trình về các khoản thu, chi của nhà nước trong kì kế hoạch. Ngoài ra, kế hoạch ngân sách còn bao gồm việc xác định các chính sách tài chính nhằm cải thiện cán cân ngân sách và khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách.
2. Phân loại:
Ở nước ta hiện nay, hệ thống kế hoạch ngân sách được xác định cho các mục tiêu cụ thể. Đặc biệt hướng đến sử dụng hiệu quả ngân sách với các kế hoạch ngắn hạn. Việt Nam sử dụng các kế hoạch bao gồm các kế hoạch 05 năm, kế hoạch 03 năm và ngân sách hằng năm. Trong đó:
– Kế hoạch tài chính 05 năm:
Là kế hoạch tài chính đưa ra các mục tiêu chiến lược cho các khoảng thời gian cụ thể trong 05 năm. Đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ dài hạn trong kế hoạch phát triển KT-XH của quốc gia, địa phương trong giai đoạn 05 năm kế hoạch. Đưa ra các chỉ tiêu cơ bản về tài chính – NSNN trong thời gian 05 năm kế hoạch; Là mục tiêu chiến lược, cho nên kế hoạch được xác định làm định hướng cho kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm và dự toán NSNN hằng năm. Các mục tiêu được xây dựng cụ thể phù hợp với cả các kế hoạch dự án dài hạn và kế hoạch cho các khoảng thời gian ngắn hơn.
– Kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm:
Được lập hằng năm với nội dung kế hoạch được triển khai trong 03 năm. Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch tài chính 05 năm đề ra. Là kế hoạch lớn về khung cân đối NSNN và trần chi ngân sách cho các bộ, cơ quan, đơn vị và địa phương trong thời gian 03 năm. Cập nhật dự báo trong thời gian 03 năm kế hoạch. Làm cơ sở cho việc lập, xem xét, quyết định dự toán NSNN hằng năm. Các kế hoạch được đề ra là mục tiêu chung tạo cơ sở xác định hoạt động cho các dự toán ngân sách hàng năm.
– Dự toán NSNN hằng năm:
Cụ thể hóa định hướng chiến lược của kế hoạch tài chính 05 năm, mục tiêu và nhiệm vụ của kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm. Là kế hoạch có các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể nhất. Chỉ tiêu cơ bản cho kế hoạch trùng với các kế hoạch được xây dựng trong khung kế hoạch 03 năm. Với dự toán ngân sách hằng năm đươc thực hiện hiệu quả là cơ sở để các mục tiêu dài hạn hơn hoàn thành. Bao gồm hoàn thành đúng tiến độ và có sự cân đối ngân sách như kế hoạch. Bên cạnh đó cũng giúp các kế hoạch được đề ra có thể hoàn thành hiệu quả. Hướng đến các giá trị lợi ích trước mắt và lâu dài cho đất nước.
3. Đặc trưng:
– Tính cân đối.
Kế hoạch được xây dựng nhằm xác định các nguồn thu và chi cụ thể. Từ đó xác định cân đối giữa thu và chi ngân sách. Với kế hoạch đặt ra nhằm tạo cơ sở để thực hiện có hiệu quả công tác với ngân sách nhà nước.Có thể thấy với hoạt động được xác định từ nguồn thu ngân sách rất đa dạng. Đây cũng là nguồn thu cố định hằng năm của nhà nước. Trong đó nguồn thu từ thuế là nguồn thu chính chiếm phần lớn giá trị. Để lập được kế hoạch xác định nguồn thu thế nào là đủ phải được cân đối với các khoản chi ngân sách.
Các khoản chi ngân sách được thể hiện thông qua hoạt động chi thường xuyên và chi không thường xuyên. Các căn cứ này được cân đối, cùng với khoản ngân sách dự trữ phù hợp. Từ đây kế hoạch ngân sách nhà nước được thể hiện.
– Tính pháp lí.
Kế hoạch ngân sác được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực hiện nhằm mục tiêu quốc gia. Trong đó, hoạt động thu và chi đều được quy định cụ thể trong Luật Ngân sách nhà nước năm 2015. Kèm theo đó là Dự toán ngân sách nhà nước được ban hành hàng năm của chính phủ. Việc ban hành các văn bản để thực hiện dựa trên cơ sơ kế hoạch đã đề ra. Nhằm mục đích cuối cùng trong tính hiệu quả và cân đối thu chi.
Tính pháp lý xác định yêu cầu và đòi hỏi của của nhà nước trong công tác kế hoạch. Cũng giúp người dân tham gia vào quản lý ngân sách nối riêng, quản lý kinh tế nói chung. Lập kế hoạch là nghĩa vụ phải thực hiện theo luật định. Kế hoạch phải được áp dụng vào thực tế đưa đến hiệu quả. Kéo theo các công tác về giải trình. Hay các sự ràng buộc và quy trách nhiệm cho cá nhận, tổ chức có quyền liên quan không thực hiện đúng kế hoạch ngân sách… Tính pháp lý được xác định đối với kế hoạch ngân sách nhà nước vì vậy.
– Tính ưu tiên trong phân bổ.
Tính ưu tiên trong kế hoạch cũng được xác định dựa trên yêu cầu sử dụng ngân sách trong thực tế. Đó là việc xác định việc phân bổ ngân sách để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có). Sau đó mới bố trí vốn để thu hồi số vốn ứng trước nguồn ngân sách trung ương. Tiếp theo mới tính đến phân bổ cho hoạt động của giai đoạn hiện tại và xác định cho mục đích của giai đoạn kế tiếp. Các kế hoạch ngân sách cho tương lai cũng được xác lập cho tương lai gần đến hoạt động lâu dài. Như các kế hoạch hằng năm; Kế hoạch 03 năm; Kế hoạch 05 năm và các kế hoạch phát triển dài hạn trong các hoạt động đầu tư công.
Như vậy với các hoạt động vì mục tiêu quốc gia xác định kế hoạch là điều bắt buộc phải thực hiện. Trong đó kế hoạch ngân sách nhà nước chính là phản ánh các vấn đề tài chính. Nó có ý nghĩa trong xác định mục tiêu quốc gia. Cũng như thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước với kinh tế, xã hội, với nhu cầu của nhân dân.