Khi tiến hành lập kế hoạch phát triển, việc xác định nội dung luôn là yếu tố trọng tâm để quyết định đến tính hiệu quả, trong đó, phản ánh rõ nhất trong kế hoạch phát triển là hệ thống chỉ tiêu, được biểu hiện bởi các con số. Hệ thống chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển là gì? Đặc điểm và phân loại
Mục lục bài viết
1. Hệ thống chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển là gì?
Kế hoạch phát triển là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân, nó là sự cụ thể hoá các mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo từng thời kỳ bằng hệ thống các mục tiêu chỉ tiêu và chỉ tiêu biện pháp định hướng và hệ thống các chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kỳ kế hoạch.
Chỉ tiêu kế hoạch là những nhiệm vụ cụ thể được xây dựng thành con số cần đạt được trong kỳ kế hoạch Đó là các mục tiêu được biểu hiện bằng con số, có xác định thời gian và không gian cụ thể. Các chi tiêu phản ánh phần định lượng của bản kế hoạch và là đích phấn đấu của mỗi giai đoạn trong quá trình phát triển.
Chỉ tiêu kế hoạch là một hình thức biểu hiện cụ thể nhiệm vụ kế hoạch. Mỗi chi tiêu kế hoạch bao gồm hai bộ phận là tên chi tiêu và trị số chỉ tiêu Chi tiêu kế hoạch được phân thành chi tiêu bắt buộc, chi tiêu định hướng và chỉ tiêu khống chế. Chi tiêu có thể được phản ánh bằng 2 cách: cách thứ nhất là thể hiện sự thay đổi so với kỳ SO gốc hoặc kỳ báo cáo (ví dụ, tăng gấp đổi so với năm X) hoặc giá trị tuyệt đối cần đạt được tại một thời điểm nào đó trong kỳ kế hoạch. Con số định lượng có thể được biểu đạt bằng số tuyệt đối hoặc tỷ lệ.
Như vậy, có thể nói chỉ tiêu luôn luôn gắn liền với một con số nhất định hay xác định và một khung thời gian nhất định. Con số này được nhà kế hoạch xác định ngay từ khi lập kế hoạch, dựa trên kết quả phân tích thực trạng, dự báo tương lai và cân nhắc hợp lý các yếu tố tác động đến việc thực hiện kế hoạch. để có thể quản lý theo kết quả thì số lượng chi tiêu không nên quá nhiều, và cần chú trọng hơn đến các chi tiêu ở cấp mục tiêu trung gian/mục tiêu cụ thể (nhất là đối với các kế hoạch ở cấp cao). Việc xác định quá nhiều chi tiêu, mà chủ yếu là các chỉ tiêu hiện vật ở cấp đầu ra và hoạt động, như hiện nay là không phù hợp với nguyên lý lập kế hoạch theo kết quả.
Hệ thống chỉ tiêu là nội dung bắt buộc trong kế hoạch phát triển, được hiểu là thước đo cụ thể nhiệm vụ cần đạt được trong thời kỳ kế hoạch. Các thước đo này thể hiện cả về số lượng và chất lượng. Nó cho phép xác định nội dung cơ bản của quá trình phát triển kinh tế, các bộ phận cấu thành cụ thể của nó và được Nhà nước sử dụng dể thực hiện quá trình điều tiết nền kinh tế.
2. Đặc điểm của hệ thống chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển:
Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch là một tập hợp các chi tiêu kế hoạch biểu hiện những mục tiêu cụ thế trong kế hoạch phát triển của các ngành, các cấp. Là một tập hợp các chỉ tiêu kế hoạch biểu hiện những mục tiêu cụ thể trong kế hoạch phát triển của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế – xã hội và của toàn nền kinh tế quốc dân được chia thành: chi tiêu pháp lệnh và chỉ tiêu hướng dẫn; chi tiêu số lượng và chi tiếu chất lượng; chi tiêu hiện vật và chi tiêu giá trị.
Mỗi loại chỉ tiêu thể hiện yêu cầu có tính chi đạo về từng mặt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Các loại chi tiêu có quan hệ với nhau trong hệ thống, trên cơ sở đó bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ôn định, đúng hướng theo một cơ cầu hợp lí, cân đối và một tốc độ tối ưu. Cùng với quá trình đổi mới công tác kế hoạch hoá, kế hoạch chủ yếu là dài hạn và mang tính hướng dấn, cho nên hệ thống chỉ tiêu kế hoạch cũng thu hẹp lại, còn rất ít chi tiêu pháp lệnh để bảo đảm các cân đối cơ bản của nền kinh tế quốc dân, nhằm tạo điều kiện cho xí nghiệp phát huy mạnh tinh thần chủ động, linh hoạt thực hiện quyền tự chủ kinh doanh kết hợp kế hoạch hoá với cơ chế thị trường.
Hệ thống chi tiêu trong kế hoạch phát triển được hiểu là thước đo cụ thể nhiệm vụ cần đạt được của thời kỳ kế hoạch Các thước đo này thể hiện cả về số lượng và chất lượng. Nó cho phép xác định nội dung cơ bản của quá trình phát triển kinh tế – xã hội, các bộ phận cấu thành cụ thể của nó và được nhà nước sử dụng để thực hiện quá trình điều tiết nền kinh tế.
Việc xây dựng hệ thống các chi tiêu phát triển kinh tế – xã hội một cách toàn diện, có độ tin cậy cao, mang tính khả thi và được cập nhật thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng trong tất cả các kế hoạch của nền kinh tế quốc dân.
Cấu trúc và yêu cầu đối với chỉ tiêu kế hoạch tốt:
– Về cấu trúc: nhìn chung một chi tiêu phải bao gồm it nhất 5 nội dung cơ bản: tên chi tiêu, con số định lượng, không gian phản ánh, đối tượng phản ánh, thời gian đo lường. Trong một bối cảnh cụ thế, ba nội dung sau trong cấu Sin trúc chỉ tiêu có thể đều được mọi người hiểu thống nhất thì không nhất thiết phải nêu ra, nhưng hai nội dung đầu nhất định phải có.
– Trong quá trình xây dựng các chi tiêu phát triển, một yêu cầu mang tính nguyên tắc là các chi tiêu phải đảm bào yêu cầu SMART:
+ S- specific: cụ thể: liệu chi tiêu đó có đo được cái cần phải đạt hay không?
+ M – measurable: đo đêm được: chi tiêu có xác định chính xác và đo đưoc về lượng và chất.
+ A- achievable: có thể đạt được: chi tiêu có phù hợp với nhu cấu, năng lực và trình đo của địa phương?
+ R- realistic: thực tiễn: chi tiêu xây dựng có phù hợp với khả năng và nguồn lực sẵn có của địa phương hay không?
+ T- Timebound: có thời cụ thể, chỉ tiêu có liên quan đến một giai đoạn cụ thể hay không?
3. Phân loại hệ thống chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển:
Có nhiều cách phân loại hệ thống chỉ tiêu kế hoạch:
– Theo góc độ nội dung kế hoạch hóa, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch được phân thành:
Các chỉ tiêu kinh tế. Hệ thống này bao gồm các mục tiêu về kinh tế cần đạt được như tốc độ tăng trưởng GDP, chuyển dịch cơ cấu ngành, các mục tiêu phát triển vùng và các chỉ tiêu mang tính chất biện pháp như các yếu tố nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng, các cân đối vĩ mô chủ yếu cần duy trì trong thời kỳ kế hoạch.
Các chỉ tiêu xã hội bao gồm các chỉ tiêu về nâng cao phúc lợi xã hội, mức sống đân cư, các chỉ tiêu chất lượng cuộc sống, môi trường tự nhiên và xã hội, chỉ tiêu xoá đói giảm nghèo (XĐGN), công bằng xã hội v.v…
Các chỉ tiêu lồng ghép các vấn đề xã hội trong phát triển kinh tế. Theo khía cạnh lồng ghép, cả nội dung kinh tế và xã hội đều được phản ánh trong một chỉ tiêu, các mục tiêu kinh tế và xã hội ràng buộc lẫn nhau hoặc mục tiêu xã hội đặt nhiệm vụ cho kinh tế phải giải quyết.
Khi nền kinh tế đã phát triển đến một mức độ nhất định, các mục tiêu xã hội ngày càng được chú trọng nhiều hơn và một xu thế mới là xây dựng các chỉ tiêu mang tính chất lồng ghép.Việc lồng ghép các biến xã hội trong các chỉ tiêu kinh tế, hoặc là một biến xã hội này lồng trong một chỉ tiêu xã hội khác có nhiều tác dụng sẽ cho phép thống nhất được các mục tiêu kinh tế và xã hội, bảo đảm sự ràng buộc lẫn nhau giữa các nội dung kinh tế và xã hội có liên quan, thực hiện thống nhất quá trình điều hành và quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân.
– Đứng trên góc độ tính chất quản lý, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch được chia thành:
Các chỉ tiêu pháp lệnh. Đây là các chỉ tiêu sau khi xây dựng được giao cho một đối tượng và địa chỉ cụ thể mang tích chất bắt buộc phải thực hiện. Thông thường các chỉ tiêu pháp lệnh sau khi giao cho các cấp thực hiện có kèm theo thể chế quy định trách nhiệm cụ thể.
Các chỉ tiêu hướng dẫn thường là các con số mang tính chất định hướng, thuyết phục, thương lượng, thảo luận nhằm hướng nền kinh tế theo một mục tiêu nào đó và tạo điều kiện chủ động khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho phát triển.
Các chỉ tiêu dự báo do cơ quan kế hoạch hóa quốc gia xây dựng nhằm dự báo các chỉ tiêu vĩ mô cơ bản mang tính chất dài và trung hạn như lạm phát, thất nghiệp, dân số, phát triển khoa học công nghệ trong và ngoài nước, dự báo biến động thị trường và giá cả, cung, cầu v.v… Xây dựng các chỉ tiêu dự báo giống như tạo ra phông vĩ mô cần thiết giúp các địa phương, ngành và các doanh nhân theo dõi để tự điều tiết hành vi kinh doanh của mình.
Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, vấn đề quan trọng nhất là hình thành hệ thống các chỉ tiêu pháp lệnh. Tuy vậy, xuất phát từ bản chất của kế hoạch hóa phát triển là tính thuyết phục gián tiếp nên quá trình hoàn thiện nó là quá trình chuyển dần từ kế hoạch hóa theo chỉ tiêu pháp lệnh sang kế hoạch hóa bằng hệ thống các chỉ tiêu hướng dẫn và các chỉ tiêu mang tính dự báo. Điều đó bảo đảm cho kế hoạch thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô, điều tiết thị trường và được tiếp cận theo hướng từ trên xuống.