So với dung lượng của một truyện ngắn thì tác phẩm Chí Phèo tương đối dài, nhưng nó không hề nhàm chán bởi cách dẫn chuyện luôn biến ảo cùng những độc thoại nội tâm sinh động. Trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đã để lại những dấu ấn khó phai trong lòng bạn đọc. Dưới đây là mẫu bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật và nội dung trong truyện ngắn Phèo.
Mục lục bài viết
- 1 1. Giá trị nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Chí Phèo hay nhất:
- 2 2. Giá trị nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Chí Phèo ý nghĩa nhất:
- 3 3. Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chí Phèo ấn tượng nhất:
- 4 4. Giá trị nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Chí Phèo ngắn gọn nhất:
- 5 5. Giá trị nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Chí Phèo 10 điểm:
1. Giá trị nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Chí Phèo hay nhất:
Giá trị hiện thực:
Sự áp bức, bóc lột và tàn bạo của chế độ thực dân, phong kiến với những người nông dân trong xã hội việt nam
Số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng thê thảm, nghèo khổ và thành nô lệ. Họ bị đưa vào con đường tha hoá, biến chất và cái chết là điều tất yếu nhằm giải phóng họ khỏi sự khổ đau.
Giá trị nhân đạo:
Lời kết tội của xã hội tàn ác đã phá cả thể xác và tinh thần người nông dân lao động hiền lành, chân chất. Chân dung của những kẻ như Bá Kiến, như bà cô Thị Nở, hay những người dân làng Vũ Đại chính là hình ảnh thu nhỏ của cả một xã hội với tất cả mọi thành phần trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Niềm đồng cảm, chia sẻ và đau xót khi thấy những con người hiền lành, lương thiện bị dày vò, biến trở thành con quỷ ác của cả làng Vũ Đại. Ối khi Chí Phèo đã khát khao được quay về làm người lương thiện thì xã hội ích kỷ, hẹp hòi ấy cũng sẽ không chừa chỗ nào cho hắn. Hắn chỉ còn một con đường duy nhất là phải chết để tìm được điều lương thiện cuối cùng trong cuộc đời mình
Khẳng định lòng tin của mình với sự lương thiện của những người nông dân việt nam ngay cả khi họ bị tha hoá, mất cả nhân hình lẫn nhân tính thì khao khát được tồn tại, được thương yêu và hạnh phúc cũng không hề bị dập tắt trong họ
Lời cảnh tỉnh của tác giá với số phận của những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, nếu không thay đổi thì cuộc sống của họ cũng sẽ bế tắc, đau khổ, tha hoá, tuyệt vọng và cái chết sẽ là điều khó tránh khỏi. Điều đó được biểu hiện ở chi tiết Thị Nở nhìn thẳng xuống dưới ngực cùng lời tiên đoán rằng một Chí Phèo con sẽ chào đời.
Giá trị nghệ thuật:
Xây dựng nên công nhân vật điển hình mẫu mực phải đặt trong một xã hội điển hình để người xem không chỉ nhìn thấy được tính cách, số phận của nhân vật và của cả một lớp người mà nhân vật đó tiếp xúc đại diện
Nghệ thuật miêu tả linh hoạt, uyển chuyển mà vẫn logic, sắc sảo với giọng điệu có vẻ thờ ơ, lạnh lùng, xa cách song đằng sau đó là niềm thương xót, đồng cảm của tác giả với nhân vật.
Ngôn ngữ nghệ thuật sắc sảo
Bút pháp miêu tả tâm lí và diễn biến tâm lí tinh tế, sâu sắc.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Chí Phèo ý nghĩa nhất:
Giá trị nội dung
– Tố cáo xã hội phong kiến bất công khiến con người sinh ra là người mà không được làm người
– Qua đó nhấn mạnh hình ảnh và phẩm chất cao đẹp của người dân việt nam ngay từ khi sinh họ đã bị xã hội tàn ác chiếm đoạt hết.
Giá trị nghệ thuật
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình
– Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật
– Nghệ thuật trình bày, cốt truyện mới mẻ, linh hoạt, hấp dẫn
– Ngôn ngữ, giọng điệu độc đáo
– Ý tưởng độc đáo, những tình huống đầy bất ngờ.
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chí Phèo ấn tượng nhất:
Giá trị nội dung
– Tác giả tố cáo xã hội phong kiến bất công, đã khiến con người sinh ra là vật mà không được làm người
– Tác giả muốn thể hiện bản chất tốt đẹp của người dân lao động ngay từ khi tưởng họ đã bị xã hội tàn bạo bóc lột theo
Giá trị nghệ thuật
– Xây dựng nhân vật điển hình trong bối cảnh này
gay cấn Khắc hoạ phong phú các yếu tố ngôn ngữ hành động tâm lí ngoại hình
– Nghệ thuật trình bày, bố cục mới mẻ, linh hoạt, hấp dẫn
– Cốt truyện với những tình huống chi tiết kịch tính, gay cấn
4. Giá trị nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Chí Phèo ngắn gọn nhất:
Giá trị nội dung
– Qua truyện ngắn Nam Cao đã khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: một bộ phận nông dân lương thiện bị đẩy và tình trạng lưu manh hóa.
– Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác tâm hồn của người nông dân lương thiện đồng thời khẳng định bản chất lương thiện ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình lẫn nhân tính
– Chí Phèo là tác phẩm có giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc
Giá trị nghệ thuật
– Tác phẩm thể hiện khả năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao: xây dựng nhân vật điển hình bất hủ; nghệ thuật miêu tả sinh động, sắc sảo mà vẫn liên kết chặt chẽ; ngôn ngữ biểu cảm độc đáo.
Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo: Nam Cao sở trường về miêu tả tâm lí nhân vật; có biệt tài đi sâu vào nội tâm thể hiện các diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật.
Việc đảo lộn trình tự thời gian đã tạo được sự linh hoạt trong cách kể truyện, quan trọng là tạo ra sức lôi cuốn, thu hút sự tò mò và hứng thú theo dõi liên tục đối với người đọc. Hình ảnh “chiếc lò gạch cũ bỏ hoang” xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm chỉ là kết cấu vòng để cho người đọc hiểu sâu hơn tầng nghĩa mà nhà văn muốn truyền tải: Chừng nào còn tồn tại một xã hội kiểu làng Vũ Đại, còn kiểu người như Bá Kiến thì chừng đó sẽ còn kiểu người như Chí Phèo.
Ngôn ngữ truyện: tác giả đan xen lời nhân vật vào lời người kể chuyện. Điều này giúp cho nhà văn dễ luồn sâu vào đời sống nội tâm đa dạng và phong phú của nhân vật.
Ngôn ngữ giản dị, diễn đạt tinh tế. Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng chừng như đơn giản song cũng hết sức chặt chẽ và phức tạp. Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến đổi nhiều kịch tính.
5. Giá trị nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Chí Phèo 10 điểm:
– Giá trị hiện thực
Sự áp bức, bóc lột và tàn bạo của chế độ thực dân, phong kiến với những người nông dân trong xã hội việt nam
Số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng cũng hết sức thê thảm, nghèo khổ và thành nô lệ. Họ bị đưa vào con đường tha hoá, biến chất và cái chết là điều tất yếu nhằm giải phóng họ khỏi sự khổ đau.
– Giá trị nhân văn
+ Lời tuyên án của xã hội thực dân, phong kiến tàn ác đã phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân vốn hiền lành, chân chất.
>> Dẫn chứng: Hình ảnh thu nhỏ của cả một xã hội với đủ mọi thành phần trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ chính là chân dung của những kẻ như Bá Kiến, hay bà cô Thị Nở, và những người dân làng Vũ Đại.
+ Niềm đồng cảm, chia sẻ và đau xót khi chứng kiến những con người hiền lành, lương thiện bị dày vò, tha hoá trở thành con quỷ dữ của cả làng Vũ Đại.
>> Dẫn chứng: Kể cả khi Chí Phèo đã khát khao được quay về làm người lương thiện thì xã hội ích kỷ, hẹp hòi ấy cũng sẽ không dành chỗ nào cho hắn. Hắn chỉ còn một con đường duy nhất là phải chết để tìm được sự lương thiện cuối cùng trong cuộc đời mình.
+ Khẳng định niềm tin của mình vào sự lương thiện của những người nông dân
>> Dẫn chứng: Ngay cả khi họ bị chà đạp đến mất hết nhân thân lẫn thể xác thì khao khát được tồn tại, được thương yêu và hạnh phúc cũng không hề bị dập tắt trong họ
+ Là lời cảnh tỉnh của tác giá với số phận của những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, nếu không thay đổi thì cuộc sống của họ cũng sẽ bế tắc, bi quan, tha hoá, lạc hậu và cái chết sẽ là điều khó tránh khỏi.
>> Dẫn chứng: Điều đó được biểu hiện ở chi tiết Thị Nở nhìn vội xuống dưới bụng cùng lời tiên đoán rằng một Chí Phèo con sẽ chào đời.
Giá trị nghệ thuật trong tác phẩm Chí Phèo của Nam cao
Nghệ thuật điển hình hoá nhân vật:
Chí Phèo và Bá Kiến là những điển hình tiêu biểu của tác phẩm. Vừa sống động, đặc sắc, không lặp lại, các nhân vật còn mang tính khái quát cao về những mâu thuẫn xảy ra ác liệt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, điển hình là nhân vật Chí Phèo. Hắn là điển hình sống động cho những người nông dân đã bị huỷ hoại và tha hoá đến tận cùng sự tàn ác -> xây dựng nhân vật điển hình rõ nét.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
Trong truyện ngắn đã tạo ra nhiều đoạn văn ấn tượng. Số phận và bi kịch của Chí Phèo được đào sâu hơn nữa thông qua các đoạn văn cảm động như đoạn Chí Phèo thức giấc sau khi uống rượu với Thị Nở; đoạn Chí Phèo bị khước từ tình yêu. ..
Cốt truyện độc đáo, nhiều chi tiết đầy thú vị và luôn biến hoá đem lại những bất ngờ cho người đọc.
Kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên độ sâu cho bộ truyện: Mở đầu truyện với hình ảnh cô gái khoả thân đang ngủ bên chiếc lò gạch cũ, kết thúc là hình ảnh Thị Nở nhìn thẳng xuống bụng mình như chợt nhớ về một cái lò gạch xa xôi vắng người qua lại. ..
=> Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, loanh quanh không lối thoát của kiếp người trong xã hội bóc lột. Chí Phèo chết nhưng còn bao nhiêu số kiếp Chí Phèo sẽ tiếp tục tồn tại?