Như chúng ta đã biết hiện nay trong tài chính có rất nhiều rủi ro khác nhau, qua đó chuyển dịch rủi ro được xem là một giải pháp để giải quyết một phần và hạn chế ro. Khi một công ty chấp nhận rủi ro cao cũng dồng nghĩa với việc giá trị kinh tế tạo ra cũng rất lớn. Vậy dịch chuyển rủi ro là gì? Giải pháp thay thế cho dịch chuyển rủi ro?
Mục lục bài viết
1. Dịch chuyển rủi ro là gì?
Dịch chuyển rủi ro trong tiếng Anh là Risk Shifting.
Khi chúng ta nhắc tới dịch chuyển rủi ro thì có rất nhiều trong nhiều kịch bản khác nhau, phổ biến nhất là khi một công ty hoặc tổ chức tài chính rơi vào tình trạng khó khăn tài chính do chấp nhận rủi ro quá mức và sự dịch chuyển rủi ro chỉ việc một bên dịch chuyển rủi ro của họ cho một bên khác. Hành vi chấp nhận rủi ro cao hơn này thường đi kèm với mục tiêu tạo ra lợi nhuận cao hơn cho các cổ đông hay chủ vốn chủ sở hữu, những cổ đông này có rủi ro thua lỗ bổ sung thấp hơn và thu được lợi nhuận bổ sung lớn hơn, hay rủi ro chuyển từ các cổ đông sang chủ doanh nghiệp. Khi một công ty thay đổi từ một chương trình hưu trí có mức hưởng xác định trước sang một chương trình hưu trí có mức hưởng căn cứ trên mức đóng góp của nhân viên, thì rủi ro liên quan đến các khoản lương hưu đã được chuyển từ phía công ty sang nhân viên.
2. Giải pháp thay thế cho dịch chuyển rủi ro:
Một công ty đang gặp khó khăn tài chính với các khoản nợ lớn cũng đang trong quá trình dịch chuyển rủi ro vì khi các cổ đông của công ty rút vốn cổ phần, tỉ lệ sở hữu của chủ công ty tăng lên và theo đó nên nếu công ty chấp nhận rủi ro bổ sung, lợi nhuận tăng thêm tiềm năng sẽ được tích lũy cho các cổ đông trong khi rủi ro sụt giá thuộc bổ sung thuộc về chủ công ty, điều đó có nghĩa là rủi ro đã được chuyển từ các cổ đông sang chủ công ty do tỉ lệ sở hữu của chủ công ty tăng lên.
Bên cạnh đó ta thấy do qui định ban giám đốc không chịu các trách nhiệm về tổn thất phát sinh, các tổ chức tài chính đang gặp khó khăn hoặc sắp rơi vào tình trạng khó khăn thường cho vay có rủi ro cao, gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế do hiện tượng này thúc đẩy bong bóng tài sản và khủng hoảng ngân hàng.
Ví dụ về Dịch chuyển rủi ro: Báo cáo của Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tháng 10 năm 2011 cho biết chính sách tiền tệ thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ năm 2004 đã dẫn đến một cú sốc tiêu cực trong danh mục các khoản vay lớn của New Century đang nắm giữ. Để đối phó, New Century đã phát hành các khoản vay chỉ trả lãi qui mô lớn. Các khoản vay này có rủi ro cao hơn và nhạy cảm hơn với thay đổi trong giá bất động sản so với các khoản vay tiêu chuẩn. Hành vi dịch chuyển rủi ro cũng thể hiện rõ trong hoạt động kinh doanh của các công ty cho vay thế chấp dưới chuẩn, điều này đã làm bong bóng nhà ở tại Mỹ lớn dần trong thập kỉ đầu thế kỉ 21. Cuối cùng khi bong bóng nhà ở sụp đổ đã gây ra cuộc khủng hoảng và suy thoái ngân hàng toàn cầu trầm trọng nhất kể từ những năm 1930.
Giải pháp thay thế cho dịch chuyển rủi ro như sau:
+ Quản lí rủi ro là lựa chọn phù hợp và an toàn hơn dịch chuyển rủi ro đối với các công ty và tổ chức đang gặp khó khăn tài chính.
+ Các chiến lược quản lí rủi ro thường tập trung vào việc cân bằng rủi ro và lợi nhuận để tạo ra dòng tiền đủ đáp ứng các trách nhiệm tài chính, thay vì thực hiện các khoản vay rủi ro cao như với Dịch chuyển rủi ro. Tuy nhiên, các chính phủ đã ban hành những qui định chặt chẽ hơn để khuyến
3. Phân loại chuyển giao rủi ro:
(1) Chuyển giao rủi ro không qua bảo hiểm (Chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm)
– Sự hình thành của các công cụ tài chính phái sinh đã cung cấp cho nền kinh tế thêm các biện pháp để quản lí rủi ro, về cơ bản thường có: các hợp đồng giao sau, hợp đồng hoán đổi lãi suất, và hợp đồng quyền chọn.
– Các công cụ tài chính phái sinh là biện pháp chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm, được dùng để đầu tư tự bảo vệ (hedging) trước các rủi ro liên quan đến các thay đổi bất lợi có thể có về giá một mặt hàng nào đấy.
– Thường những doanh nghiệp hay cá nhân có các giao dịch thương mại có thể lo ngại có những biến động giá liên quan đến mặt hàng mà họ muốn mua hay bán vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
Những người này cần sử dụng các công cụ phái sinh để chốt mức giá mà họ mong muốn và tin là tốt nhất cho việc mua hay bán của họ so với mức giá trên thị trường hàng hóa đó trong tương lai.
– Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ phù hợp ở những thị trường tài chính phát triển.
Ví dụ về việc chuyển giao rủi ro bằng một hợp đồng giao sau (là các thỏa thuận buộc người chủ hợp đồng này phải mua hay bán tài sản ở mức giá cụ thể vào một thời điểm cụ thể trong tương lai):
Vào đầu năm, một người nông dân bán lúa theo một hợp đồng giao sau với mức giá chốt là 5,2 triệu đồng/tấn vì sợ rằng thời gian tới giá lúa có thể giảm. Hợp đồng này thỏa thuận sẽ giao bán lúa vào khoảng tháng 9 cho một công ty nông sản.
Nếu vào tháng 9, giá lúa thực tế trên thị trường là 4,8 triệu đồng/tấn thì hợp đồng mua bán nông sản này vẫn thực hiện với mức giá là 5,2 triệu đồng/tấn. Như vậy, với hợp đồng giao sau, người nông dân này đã chuyển rủi ro qua cho công ty nông sản.
(2) Bảo hiểm
– Bảo hiểm là biện pháp chuyển giao rủi ro dựa vào lí thuyết tương hỗ và lí thuyết phân tán rủi ro.
– Về mặt kĩ thuật, bảo hiểm được hiểu là một hoạt động qua đó nhiều người có mong muốn nhu cầu được bảo vệ trước cùng một rủi ro, một nguy cơ nào đó đã đóng góp lập nên một quĩ chung để từ quĩ chung này bù đắp tổn thất do rủi ro gây ra cho một hoặc một số ít thành viên trong cộng đồng những người đã đóng góp.
– Theo cơ chế này, tổn thất của một hoặc một số thành viên đã được dàn mỏng cho số đông tất cả các thành viên trong cộng đồng.
Như vậy, dựa trên cơ sở số lớn, rủi ro đã được chuyển giao và phân tán, việc gánh chịu thiệt hại đối với một hoặc một vài cá nhân trở nên dễ dàng hơn, việc khắc phục hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra bởi vậy cũng nhanh chóng và tốt hơn.
4. Rủi ro dịch chuyển vốn đầu tư tại Việt Nam:
Căn cứ theo quy định do pháp luật đề ra tại Công văn số 3029/NHNN-TTGSNH ngày 9/5/2021 gửi các tổ chức tín dụng Ngân hàng nhà nước:
“Năm 2020, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản cao. Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nhằm mục đích xây dựng, kinh doanh bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Về cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán tăng mạnh so với năm trước”.
Theo đó ta thấy các cơ quan chức năng cũng đã xác thực một phần nào đó các dấu hiệu rủi ro trong hệ thống với các tổ chức tín dụng và các hoạt động cho vay bất động sản và chứng khoán và nỗi lo rủi ro tiềm ẩn không phải không có thật.
Cũng theo Ngân hàng nhà nước, tổng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng đã vượt 10 triệu tỉ đồng cuối năm 2020, tăng gấp 2 lần trong 5 năm qua, và tiền CASA của các ngân hàng tăng mạnh, có thể thấy trong khi nền kinh tế vẫn đang gặp thách thức Covid-19, chưa thể hấp thu được hết cung tiền đã mở rộng khá nhanh trong 2020, thì người dân đã chọn gửi tiền vào ngân hàng chờ thời đầu tư.
Rủi ro vẫn tiềm ẩn
Vè vấn đề này theo các chuyên gia đã phân tích nếu tiền rẻ vẫn còn được duy trì, thì xu hướng dịch chuyển vốn đầu tư này sẽ tiếp tục, tiềm ẩn rủi ro cho nền kinh tế và lượng CASA tăng ở các ngân hàng là tín hiệu tích cực của việc phát huy hiệu quả ngân hàng số và thanh toán điện tử, nhưng cũng phản ánh nhu cầu “gửi vốn chờ thời” sẵn sàng dịch chuyển vốn đầu tư bất cứ lúc nào
Không phải ngẫu nhiên mà trong 10 điểm yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thực hiện mới đây, Ngân hàng nhà nước dành tới 5 điểm nội dung yêu cầu tựu trung về tăng cường chất lượng tín dụng, trong đó có kiểm soát tín dụng bất động sản, siết chặt các điều kiện cho vay tiêu dùng lưu ý là tại nhiều tổ chức tín dụng, việc cho vay mua sửa chữa nhà ở vẫn được tính vào tiêu dùng và kiểm soát tín dụng mục đích đầu tư kinh doanh chứng khoán cân đối vốn BOT và BT, rà soát tín dụng trái phiếu và giám sát việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Trong bối cảnh các kênh đầu tư tài sản đang được đặt ra nguy cơ có thể xuất hiện bong bóng giá khi tiền rẻ chảy vào các thị trường, một lo ngại mới được đặt ra là lạm phát “mở rộng” từ các gói tiền tệ lớn của thế giới cũng sẽ “chia” hiệu ứng đến Việt Nam.