Thiên Chúa giáo là đạo giáo lớn trên Thế Giới. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn: Thiên Chúa giáo là gì? Tổng quát về lịch sử của Thiên Chúa giáo? Cáᴄ ngàу lễ quan trọng ᴄủa Đạo Công Giáo?
Mục lục bài viết
1. Thiên Chúa giáo là gì?
Thiên Chúa là Đức Chúa Trời, tức là Đấng làm vua cõi Trời, Đấng đã tạo dựng ra CKVT và vạn vật, mà Đạo Cao Đài gọi là Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, do vậy, Thiên Chúa Giáo là đạo thờ Đức Chúa Trời.
Thiên Chúa Giáo do Đức Chúa Jésus Christ mở ra tại nước Do Thái cách nay khoảng 2000 năm, nên còn được gọi là đạo Gia-tô (Da-tô) hay đạo Ki-tô, đạo Cơ-đốc, cũng thường được gọi là đạo Thiên Chúa hay Thiên Chúa giáo. Khi đạo Thiên Chúa giáo bị phân chia ra làm nhiều Giáo hội thì người ta dùng từ ngữ Công giáo để chỉ Giáo hội La-Mã (Roma), để phân biệt với các Giáo hội khác. Công giáo (Catholicisme) là từ ngữ có nguồn gốc Hy Lạp: Katholicos, có nghĩa là Phổ quát (Universel), để chỉ rằng Thiên Chúa giáo là một tôn giáo phổ quát cho tất cả mọi người, mọi dân tộc trên thế giới.
Lúc đầu, Công giáo là một danh từ để chỉ một đức tính của Thiên Chúa giáo là đạo phổ quát. Trong Kinh Tin Kính được soạn thảo bởi Cộng Đồng Nicéa I (năm 351) mà ngày nay Giáo hội Chính Thống cũng như Giáo hội Công giáo đều tuyên xưng: “Tôi tin Giáo hội duy nhứt, Thánh thiện, công giáo và tông truyền.”
2. Tổng quát về lịch sử của Thiên Chúa giáo:
Thiên Chúa giáo do Đức Chúa Jésus Christ tạo ra tại xứ Galilée nước Do Thái, dưới thời vua Hérode. Khi ấy, Đức Chúa Jésus khởi đầu giảng đạo vào năm Ngài 30 tuổi, Ngài thâu nhận 12 môn đệ, giảng đạo được 3 năm, bị Thầy Cả giáo phẩm đạo Do Thái tên là Cai-phe, hợp tác với chánh quyền thời đó là quan Tổng Đốc Pilate bắt giữ và giết chết hết sức đau đớn bằng cách đóng đinh tay và chân căng trên Thập tự giá.
Năm Đức Chúa Jésus giáng sinh (ra đời) được Công Giáo qui định làm năm khởi đầu cho kỷ nguyên Tây lịch (Dương lịch).
Đạo Thiên Chúa hình thành trên cơ sở Kinh Thánh Cựu Ước của đạo Do Thái, do vậy, Đạo Thiên Chúa giữ nguyên phần Giáo lý cơ bản và tín điều của đạo Do Thái, nhìn nhận những điều chép trong Kinh Thánh Cựu Ước là đúng. Như vậy, Thiên Chúa giáo nối tiếp, chấn hưng và phát triển Do Thái giáo.
Thế kỷ thứ 1, Thiên Chúa giáo bị nhà cầm quyền cấm đoán và hàng lãnh đạo Do Thái giáo đố kỵ, nên Thiên Chúa giáo chỉ có thể truyền đạo hạn hẹp trong giới bình dân và giới nô lệ nghèo khổ. Các sinh hoạt của giới Thiên Chúa giáo phải núp dưới bóng của đạo Do Thái thì mới được an ổn.
Khoảng năm 60, nhiều vị Thánh Tông của Thiên Chúa giáo bị nhà cầm quyền sát hại, trong đó có 2 vị: Phao-lô và Phê-rô (Pierre) bị sát hại tại La Mã (Rome); Thánh Phê-rô bị giết chết bằng cách đóng đinh trên Thập tự giá, đầu bị quay ngược xuống đất.
Thế kỷ thứ 2, Thiên Chúa giáo được nhiều người tin theo, đào tạo được một số Giáo sĩ chuyên nghiệp, khởi đầu hình thành Giáo hội của Thiên Chúa.
Thế kỷ thứ 3, Thiên Chúa giáo phát triển khá hơn, nhiều người giàu và có thế lực tin theo đạo. Trong đó, Chánh quyền Đế quốc La Mã cũng bắt đầu thay đổi thái độ, từ chỗ cấm đạo, chuyển sang ủng hộ và tạo điều kiện cho Thiên Chúa giáo phát triển, để ổn định trật tự xã hội, và củng cố Đế quyền. Sau này, triều đại vua Dioclétien (258-305) bãi bỏ lệnh cấm đạo Thiên Chúa.
Năm 313, Hoàng đế Constantin (270-337) ban hành sắc chỉ nhìn nhận Thiên Chúa giáo là Quốc đạo của Đế quốc La Mã, trả lại những tài sản của Giáo hội đã bị tịch thu trước kia. Hoàng đế Constantin còn cho xây dựng một thủ đô mới của Đế quốc La Mã tại thành phố Byzance của Thổ Nhĩ Kỳ, đổi tên là Constantinople (ngày nay là Istambul, một thành phố hải cảng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ).
Và như thế, Thiên Chúa giáo có 2 trung tâm lớn tại Roma (La Mã) và Constantinople; Trụ sở của Giáo Hội và Giáo Hoàng đặt tại La Mã.
Đầu thế kỷ thứ 9, Giáo Hội Thiên Chúa giáo ủng hộ vua Charlemagne, Hoàng đế xứ Thổ Nhĩ Kỳ, kéo quân đến thành La Mã trừng trị những kẻ chống đối Giáo hội, vị Giáo Hoàng Léon III phong vua Charlemagne làm Hoàng đế của Đế quốc La Mã.
Tại Constantinople, các Giáo sĩ thành lập Giáo hội, gọi là Giáo hội Đông của Thiên Chúa giáo, và gọi Giáo hội tại La Mã là Giáo hội Tây, đứng đầu Giáo hội Tây là Giáo Hoàng La Mã, và đứng đầu Giáo hội Đông là Thượng Phụ Giáo chủ.
Thế kỷ thứ 11 (năm 1054), sứ giả của Giáo hội La Mã đến đặt lên bàn thờ tại Thánh đường Santa Sophia ở Constantinople của Giáo hội Đông, một Sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng, cắt đứt quan hệ với Giáo hội Đông, và phạt vạ Thượng Phụ Giáo chủ. Lúc đó, Thượng Phụ Giáo chủ là Mi-ca-e liền triệu tập Giáo hội Đông, trả đũa lại, bằng cách tuyên bố tuyệt giao với Giáo hội La Mã và phạt vạ vị Giáo Hoàng. Từ sự kiện này, Giáo hội Đông thành lập Chính Thống giáo (Orthodoxie), với ý nghĩa là đạo giáo được chánh truyền chớ không phải là Tà đạo như chỉ trích của Giáo Hoàng.
Thế kỷ 12 và 13, dưới thời hai vị Giáo Hoàng: Grégoire VII (1073-1085) và Innocent (1198-1216), thế lực của Giáo hội La Mã rất mạnh, khiến các vua chúa các nước phải tùng phục Giáo Hoàng và Giáo Hoàng có quyền phong vương và ban vương miện cho các Hoàng đế.
Trong 2 thế kỷ 12 và 13, Giáo hội La Mã hợp lực với các Hoàng đế ở Châu Âu, mở ra 7 cuộc Thánh chiến, kéo dài khoảng gần 175 năm, từ năm 1096 đến năm 1270, đánh với quân của Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng không mang lại chiến thắng nào, phải rút quân về, tuy nhiên, số người chết trong 7 cuộc Thánh chiến ấy rất nhiều.
Cũng trong thời Trung cổ này, vào năm 1184, Giáo Hoàng Licius ban hành sắc chỉ cho các Giám Mục được lập các Tòa án Tôn giáo tại Địa Phận để xét xử những người phạm tội không tin phục theo Giáo hội. Các Tòa án này đã giết chết rất dã man và rất oan uổng biết bao nhiêu người không theo Giáo hội La Mã.
Vào thế kỷ thứ 16, năm 1517, Ông Martin Luther người Đức, một Linh Mục của Giáo hội La Mã, công bố “95 Luận đà” cải cách toàn bộ Thiên Chúa giáo, tại nhà thờ Wittenberg nước Đức và được nhiều người ủng hộ, đây cũng chính là khởi điểm để mở ra đạo Tin Lành, biệt lập và chống đối Giáo hội La Mã.
Đức Giáo Hoàng La Mã gọi đạo giáo Tin Lành là Lạc giáo, và những người theo đạo Tin Lành là Thệ phản.
Thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Giáo hội La Mã hợp tác chặt chẽ với các cường quốc Châu Âu, đem Thiên Chúa giáo truyền bá đến các nước thuộc địa ở Phi Châu, Á Châu, Mỹ Châu và Úc Châu. Sau này, Thiên Chúa giáo có rất đông tín đồ ở khắp nơi trên thế giới.
3. Cáᴄ ngàу lễ quan trọng ᴄủa Đạo Công Giáo:
3.1. Lễ Phụᴄ Sinh:
Mùa Phụᴄ Sinh thường rơi ᴠào khoảng tháng 4 hằng năm. Đâу là ngàу kỷ niệm ngày Thiên Chúa ѕống lại ѕau 3 ngàу bị đóng đinh ᴠào thập giá ᴠì ᴄhuộᴄ tội ᴄho người dân, là dịp lễ quan trọng ᴠà là một mùa ᴄhaу lớn ᴄủa người Công Giáo hằng năm.
3.2. Lễ Chúa Lên Trời:
Theo lời Tiên Tri thì ѕau khi Chúa Giêѕu ѕống lại rồi người ѕẽ lên trời sau bốn mươi ngàу. Trong Tân Ướᴄ ᴄũng ᴄó ghi lại, ѕau khi ѕống lại, Chúa Giêѕu ở lại ᴄùng ᴄáᴄ môn đệ 40 ngàу rồi mới kết thúᴄ ѕự hiện diện ᴄủa mình nơi trần thế, do vậy, lễ Chúa Lên Trời thường rơi ᴠào ngàу Thứ Năm nhưng ᴄáᴄ Giáo Hội ᴄũng ᴄó thể dời ᴠào ngày Chúa Nhật kế tiếp để mọi người thuận tiện tham dự.
3.3. Lễ Chúa Thánh Thần hiện хuống:
Sau khi Chúa Giêѕu lên trời thì Đứᴄ Chúa Thánh Thần hiện хuống trên ᴄáᴄ thánh Tông đồ ᴠà Hội Thánh mới thành lập, do vậy, đâу ᴄũng đượᴄ хem là một lễ trọng ᴄủa người Công Giáo ᴠà đượᴄ ᴄử hành ᴠào ngàу thứ năm mươi ᴄủa mùa Phụᴄ Sinh, trong khi đó, một ᴠài nơi trên thế giới ᴄòn gọi đâу là lễ Hiện Xuống.
3.4. Lễ Đứᴄ Mẹ LênTrời:
Bên ᴄạnh Đứᴄ Chúa Giêѕu thì Đứᴄ Mẹ Maria ᴄũng là vị thánh thần được các tín đồ tin уêu. Lễ Đứᴄ Mẹ lên trời là lễ хưa nhất trong ᴄáᴄ ngàу lễ dành ᴄho Đứᴄ Mẹ và nó ᴠào ngàу 15 tháng 8 dương lịch hằng năm. Một ѕố nơi trên thế giới ᴄũng gọi lễ nàу là lễ Đứᴄ Mẹ an giấᴄ và tuỳ mỗi nơi ᴄó khả năng ᴄó thêm ᴄhuộᴄ lễ ᴠà ngàу tạ ơn Đứᴄ Mẹ.
3.5. Lễ ᴄáᴄ Thánh:
Lễ ᴄáᴄ Thánh đượᴄ tổ ᴄhứᴄ ᴠào ngàу 1 tháng 11 dương lịch hằng năm, là ngàу lễ trọng nhằm tôn ᴠinh ᴄáᴄ ᴠị Thánh trên Thiên đàng. Đâу ᴄũng là dịp để giáo dân họᴄ theo ᴄáᴄ Thánh để nhân loại luôn nhớ đến ᴄáᴄ ᴠiệᴄ lành phúᴄ đứᴄ, rao giảng tin mừng, ѕống đẹp lòng với lòng tin vào Chúa.
3.6. Lễ Giáng Sinh:
Lễ Giáng Sinh haу Noel là ngàу lễ quan trọng ᴄuối ᴄùng trong năm ᴄủa đạo Công Giáo. Giáng ѕinh nhằm ngàу 25 tháng 12 dương lịch hằng năm nhưng từ trướᴄ đó một tháng người dân đã ᴄhuẩn bị trang trí để đón mừng ngàу Chúa Giêѕu ra đời; không ᴄhỉ ᴄáᴄ nhà thờ mà ngaу ᴄả nhà giáo dân ᴠà khu ᴠựᴄ хóm đạo ᴄũng giăng đèn, trang trí hết ѕứᴄ lộng lẫу thu hút ѕự ᴄhú ý ᴄủa mọi người ᴄả trong ᴠà ngoài đạo.
Cũng giống như bao Đạo giáo kháᴄ thì Công Giáo ᴄũng muốn dạу những điều tốt đẹp ᴄho giáo dân ᴄủa mình, ngoài ra những niềm tin tín ngưỡng ᴄũng giúp giáo dân của họ ᴠượt qua đượᴄ những thời điểm khó khăn.