Việc tham gia vào tổ chức đoàn có ý nghĩa rất lớn đối với thanh niên, thông qua các chương trình này có thể đánh giá và nhận xét và rèn luyện kĩ năng sống và hoàn thiện bản thân, từ đó có thể trở thành những người hoạt động có ích cho xã hội. Vậy đại hội chi đoàn là gì?
Mục lục bài viết
1. Đại hội chi đoàn là gì?
Đối với công tác đoàn thì việc tổ chức đại hội chi đoàn rất quan trọng và có ý nghĩa vì đây chính là việc tổng kết lại những kết quả đã đạt được trong một nhiệm kỳ hoạt động của ban chấp hành chi đoàn, trên cơ sở đó sẽ đưa ra được những phương hướng và nhiệm vụ cụ thể để nâng cao chất lượng hoạt động của đoàn trong những nhiệm kỳ tiếp theo.
Hiện nay có thể nói việc tổ chức đại hội chi đoàn có vai trò rất quan trọng vì thông qua đại hội sẽ có dược những thông tin về những thành tich cũng như hạn chế và thông qua báo cáo kết quả đạt được trong nhiệm kỳ sẽ giúp đoàn viên nắm được những việc mà chi đoàn đã thực hiện tốt, những công việc mà đoàn viên cũng như chi đoàn chưa làm được.
Không chỉ vậy dựa trên cơ sở báo cáo đó thì đoàn viên cũng như chi đoàn sẽ tiến hành thảo luận để từ đó đưa ra được phướng hướng giải quyết những công việc chưa làm được góp phần nâng cao hiệu quả công việc trong nhiệm kỳ tiếp theo. Theo quy định của điều lệ đoàn thì đoàn viên có quyền:
“Yêu cầu tổ chức đoàn đại diện và bảo vệ quyền, những lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình, đoàn viên được giúp đỡ và tạo điều kiện để phấn đấu trưởng thành. Đoàn việc được tham gia ứng cử, đề cử và được bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn. Đoàn viên sẽ được thảo luận, được thông tin, chất vấn, phê bình, biểu quyết, đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về công việc của tổ chức đoàn; được tham gia vào các hoạt động đoàn tại nơi mình cư trú”.
Như vậy theo quy định này thì tất cả mọi hoạt động của đại hội chi đoàn phải thực hiện theo đúng quy định trong điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, theo các quy định của trung ương đoàn và theo hướng dẫn của ban chấp hành đoàn trường.
2. Đại hội chi đoàn tiếng Anh là gì?
Đại hội chi đoàn tiếng Anh là ” Branch congress”.
3. Hướng dẫn tổ chức Đại hội chi Đoàn:
1. Ý nghĩa:
– Đại hội chi đoàn nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động của chi đoàn trong một nhiệm kỳ (mặt mạnh, hạn chế), đề ra phương hướng hoạt động cho nhiệm kỳ sau và bầu Ban chấp hành mới để lãnh đạo chi đoàn giữa 2 kỳ đại hội.
2. Công tác chuẩn bị đại hội chi đoàn:
– Lập kế hoạch tổ chức đại hội trên cơ sở định hướng chỉ đạo của Đoàn cấp trên. Kế hoạch cần xác định rõ: thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, các nội dung chính trong đại hội và phân công người chuẩn bị.
– Ban chấp hành chi đoàn dự thảo báo cáo hoạt động chi đoàn trong nhiệm kỳ vừa qua, phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ tới, bản kiểm điểm Ban chấp hành chi đoàn trong việc lãnh đạo chi đoàn thực hiện nghị quyết của chi đoàn.
– Chuẩn bị đề án nhân sự Ban chấp hành mới.
– Xin ý kiến GVCN, Đoàn cấp trên (đối với ĐH chi đoàn GV, xin ý kiến cấp ủy chi bộ) về những vấn đề nêu trên.
– Triệu tập đoàn viên dự đại hội, phân công đoàn viên thực hiện các khâu trong công tác tổ chức đại hội (trang trí, điều khiển chương trình, các hoạt động trước, trong và sau đại hội…) để đại hội chi đoàn thực sự trở thành một sinh hoạt chính trị quan trọng nhất, thể hiện ý thức trách nhiệm của từng đoàn viên.Đại hội, hội nghị chi đoàn chỉ có giá trị tiến hành khi có ít nhất 2/3 số Đoàn viên trong chi đoàn tham dự.
3. Chương trình đại hội:
– Chào cờ – Quốc ca – Đoàn ca.
– Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
– Bầu chủ tọa đại hội, chủ tọa giới thiệu thư ký của đại hội.
– Chủ tọa công bố chương trình đại hội (có biểu quyết thống nhất của đại hội).
– Chủ tọa trình bày báo cáo của Ban chấp hành đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động nhiệm kỳ qua, chương trình công tác nhiệm kỳ tới và bản kiểm điểm Ban chấp hành.
– Đại hội thảo luận báo cáo, phương hướng, bản kiểm điểm. (thảo luận về báo cáo của chi đoàn và góp ý kiến cho Đoàn trường – Chủ tọa ĐH điều khiển đại biểu thảo luận, tập trung vào các biện pháp thực hiện trong phương hướng)
– Đại diện Đoàn cấp trên phát biểu ý kiến
– Chủ tọa công bố Ban chấp hành cũ hết nhiệm kỳ, đại hội tiến hành bầu Ban chấp hành mới; Trình bày yêu cầu, cơ cấu, tiêu chuẩn Ủy viên Ban chấp hành mới. Giới thiệu nhân sự dự kiến của Ban chấp hành cũ và hướng dẫn đại hội thảo luận và giới thiệu người ứng cử vào Ban chấp hành mới.
– Chủ tọa đại hội trả lời, giải thích những ý kiến của đoàn viên, quyết định cho rút tên hoặc không cho rút tên khỏi danh sách bầu cử. Đại hội biểu quyết thống nhất danh sách bầu cử.
– Bầu tổ bầu cử. Tổ bầu cử hướng dẫn thể lệ bầu cử.
– Tiến hành bầu cử, công bố kết quả, Ban chấp hành mới ra mắt.
– Thông qua nghị quyết của đại hội.
– Bế mạc đại hội.
4. Cách thức tổ chức đại hội chi đoàn:
Đại hội chi đoàn là sinh hoạt chính trị quan trọng, phải được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng nguyên tắc điều lệ.
Thời gian: chi đoàn phải lựa chọn thời điểm tổ chức đại hội phù hợp với điều kiện thuận lợi của đa số đoàn viên để đảm bảo đoàn viên của chi đoàn được tham dự đầy đủ.
Địa điểm: Đại hội chi đoàn cần được tổ chức tại hội trường, phòng họp, phòng học … để tạo không khí nghiêm túc.Khách mời: Đại diện Đoàn cấp trên, GVCN, các đội hình thanh niên của chi đoàn,….
Trang trí buổi lễ:– Phông trang trí gồm có: Cờ Tổ quốc, cờ Đoàn, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh– Các khẩu hiệu: “Sống chiến đấu, học tập, lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại”…- Trên bàn chủ tọa, bàn thư ký, bàn đại biểu khách mời nên có bình hoa.
5. Nhiệm vụ của từng bộ phận trong đại hội:
Chủ tọa đại hội: (Số lượng từ 1 – 3) là người có nhiệm vụ điều hành đại hội theo chương trình đã được đại hội thảo luận, thống nhất; hướng dẫn cho đoàn viên thảo luận, biểu quyết văn kiện đại hội; lãnh đạo việc bầu cử, quyết định cho rút tên hay không cho rút tên trong danh sách bầu cử; giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình diễn ra đại hội… Do đó, chủ tọa đại hội nên bầu chọn những cán bộ, đoàn viên có khả năng tổ chức, điều hành, có uy tín và nắm chắc nguyên tắc điều lệ. Cơ cấu chủ tọa nên chú ý đến Ban chấp hành cũ, nhân sự dự kiến tham gia Ban chấp hành mới.
Thư ký đại hội: (Số lượng từ 1 – 2) là người ghi biên bản đại hội, tổng hợp ý kiến phát biểu và các biểu quyết trong đại hội.
Tổ bầu cử: (Số lượng từ 2 – 3) có nhiệm vụ hướng dẫn thể lệ bầu cử, chuẩn bị phiếu bầu hợp lệ, kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử, làm biên bản bầu cử.
6. Việc bầu cử tại đại hội chi đoàn:
Nguyên tắc bầu cử trong đại hội:
– Khi bầu cử hay biểu quyết phải có quá nửa (1/2) số phiếu bầu (kể cả phiếu hợp lệ và không hợp lệ) hoặc quá nửa số người có mặt tán thành thì người được bầu mới trúng cử và nghị quyết mới có giá trị.
– Trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng đã quyết định bầu thì phải tiếp tục bầu lần thứ hai để lựa chọn trong số còn lại của danh sách bầu cử. Nếu bầu lần thứ hai vẫn chưa đủ thì việc có tiếp tục bầu nữa hay không do đại hội quyết định.
– Trường hợp số người được quá nửa số phiếu bầu nhiều hơn số lượng được bầu thì chỉ lấy đủ số được bầu và lấy từ người cao phiếu nhất trở xuống.
– Trường hợp số cuối cùng của số lượng định bầu có 2 người trở lên và có số phiếu bằng nhau thì phải tổ chức bầu lại, trong số những người đó chọn lấy người cao phiếu hơn. Người trúng cử trong số đó cũng phải có quá nửa số phiếu bầu.
Bầu chủ tọa đại hội:
– Sau nghi thức khai mạc, người dẫn chương trình sẽ điều khiển bầu chủ tọa đại hội. Đối với những chi đoàn có từ 3-8 đoàn viên: bầu 1 đồng chí chủ tọa hội nghị (có thể là Bí thư chi đoàn). Đối với chi đoàn có đoàn số đông có thể bầu 3 đồng chí vào Đoàn chủ tịch điều hành đại hội.
– Việc bầu chủ tọa đại hội tiến hành bằng hình thức biểu quyết.
Bầu tổ bầu cử: có thể bầu từ 2-3 đồng chí bằng hình thức biểu quyết
Bầu Ban chấp hành mới: Việc bầu Ban chấp hành mới được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín.
– Chi đoàn có từ 3 – 8 đoàn viên: bầu Bí thư, nếu cần thiết có thể bầu thêm Phó bí thư
– Chi đoàn có từ 9 đoàn viên trở lên: bầu từ 3-5 Ủy viên Ban chấp hành
Lưu ý: Việc bầu trực tiếp Bí thư tại đại hội: chỉ nên áp dụng đối với những chi đoàn được Đoàn cấp trên trực tiếp phân loại chất lượng từ khá trở lên. Khi bầu trực tiếp Bí thư, mỗi đoàn viên phải phát huy tinh thần trách nhiệm cao, thực sự dân chủ thảo luận, phân tích kỹ tiêu chuẩn của Bí thư để bầu cử có chất lượng. Có thể tiến hành bằng một trong các cách:
– Đại hội bầu trực tiếp Bí thư xong, sau đó bầu các Ủy viên Ban chấp hành còn lại
– Đại hội bầu xong Ban chấp hành, sau đó đại hội bầu trực tiếp Bí thư trong số các Ủy viên Ban chấp hành đóBầu đại biểu dự đại hội Đoàn cấp trên: tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín theo số lượng đại biểu được Đoàn cấp trên phân bổ.
Phiếu bầu:
– Là phiếu do Đại hội hoặc hội nghị phát hành, được in hoặc viết tay sẵn danh sách bầu cử do đại hội hoặc hội nghị đã thông qua theo vần chữ cái A,B,C…
Nếu số lượng người trong danh sách bầu cử bằng với số lượng người được bầu thì phải sử dụng phiếu bầu có cột “đồng ý” và “không đồng ý”.
Nếu trong danh sách bầu cử có nhiều người trùng cả họ và tên thì được phép chú thích chức danh hoặc tên cơ quan công tác, đơn vị học tập hoặc cư trú của những người đó tại thời điểm tiến hành bầu cử.
– Phiếu bầu không hợp lệ là:
+ Phiếu không do Đại hội hoặc hội nghị phát hành.
+ Phiếu bầu thừa so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định.
+ Phiếu không bầu ai (trừ trường hợp danh sách bầu có 1 người).
+ Phiếu viết tên người ngoài danh sách bầu cử được đại hội, hội nghị thông qua.
+ Phiếu có ký hiệu riêng.
– Phiếu bầu thiếu so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định vẫn là phiếu hợp lệ.
7. Những thủ tục cần thiết để được Đoàn cấp trên chuẩn y kết quả đại hội:
Sau đại hội, Ban chấp hành chi đoàn tiến hành họp phiên đầu tiên phân công nhiệm vụ các Ủy viên Ban chấp hành do Bí thư chi đoàn cũ triệu tập. Thủ tục đề nghị Đoàn cấp trên chuẩn y kết quả đại hội gồm:
– Biên bản đại hội chi đoàn, kèm biên bản bầu cử Ban chấp hành chi đoàn mới.
– Biên bản họp phân công Ban chấp hành.
– Danh sách trích ngang Ban chấp hành mới.
– Bản đề nghị Đoàn cấp trên chuẩn y kết quả.