Cơ hội kinh doanh là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để bắt tay thực hiện công việc tạo lợi nhuận. Đây là một trạng thái tương lai, là mục tiêu kinh doanh mong muốn khác hiện tại và là niềm tin của doanh nhân mong muốn đạt được như trạng thái đó.
Mục lục bài viết
1. Cơ hội kinh doanh là gì?
1.1. Khái niệm cơ hội kinh doanh:
– Cơ hội là sự xuất hiện những khả năng mà chúng ta có thể nắm bắt để thực hiện một điều gì đó. Những cơ hội không phải lúc nào cũng chắc chắn nắm bắt được nó vì vậy chúng ta cần phải phân tích và nỗ lực vượt lên chính bản thân mình.
– Cơ hội kinh doanh (Business opportunity) là những điều kiện thuận lợi trong kinh doanh như thị trường, sản phẩm, xu hướng phát triển,.. mà bạn có thể nắm bắt. Từ đó tạo ra các kế hoạch, chiến lược mới nhằm tạo giá trị cho doanh nghiệp, thúc đẩy doanh thu.
Ví dụ: Sự xuất hiện nhu cầu của người mua chính là cơ hội trong kinh doanh để doanh nghiệp có thể bán được hàng.
– Cơ hội kinh doanh xuất phát từ ý tưởng kinh doanh với những khát vọng tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai. Chính điều này thúc đẩy doanh nghiệp luôn tạo ra những thay đổi mới cho hiện tại.
1.2. Đặc trưng của cơ hội kinh doanh:
– Nắm bắt được thời điểm: Bạn cần phải tìm hiểu và nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, đa chiều để có thể nắm bắt được khuynh hướng sản phẩm. Việc lựa chọn cơ hội kinh doanh sớm hay muộn so với thị trường có tác động rất lớn tới hiệu quả kinh doanh.
– Có tính hấp dẫn: Cơ hội phải có tính hấp dẫn thì mới kích thích được người kinh doanh theo đuổi và thực hiện. Vì vậy bạn, cần phải biết được các yếu tố kinh doanh mang tính hấp dẫn như: quy mô, lợi nhuận, sức ép…
– Có tính ổn định: Đây là yếu tố rất quan trọng bởi tính ổn định càng cao thì cơ hội kinh doanh càng lớn. Nó sẽ quyết định sự thành công lâu dài hay thất bại nhanh chóng khi bạn triển khai các kế hoạch trong cơ hội kinh doanh.
-Có nhu cầu tiêu dùng: Bạn cần phải biết được thị trường đang ưa chuộng những sản phẩm có xu hướng như thế nào để từ đó tìm ra được mấu chốt. Một cơ hội kinh doanh được đánh giá tốt khi sản phẩm, dịch vụ đó tạo ra giá trị giá cho khách hàng và người tiêu dùng cuối cùng.
1.3. Ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội kinh doanh:
Cơ hội kinh doanh được nắm bắt và tận dụng đúng cách sẽ giúp cho doanh nghiệp trở nên phát triển và giàu có. Ngược lại, không biết cách nắm bắt hoặc chiến lược kinh doanh sai lầm sẽ có thể dẫn sự thất bại, thậm chí là đứng bên bờ vực phá sản. Có thể nói, cơ hội kinh doanh chính là chìa khoá của doanh nghiệp, không có nó doanh nghiệp sẽ không thể mở rộng thị trường, bắt kịp thời đại và phát triển được.
Việc nắm bắt cơ hội kinh doanh là rất quan trọng vì nó có thể giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị và tăng trưởng trong thời gian ngắn. Nếu một doanh nghiệp không thể nhận ra và tận dụng cơ hội kinh doanh thích hợp, nó có thể bị đánh mất cơ hội để phát triển và cạnh tranh trong thị trường. Việc nắm bắt cơ hội kinh doanh còn có thể giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng doanh số và lợi nhuận, thu hẹp khoảng cách giữa đối thủ cạnh tranh, cải thiện hình ảnh thương hiệu và nâng cao giá trị cho khách hàng. Cụ thể:
– Là cơ hội để xây dựng mô hình kinh doanh mới: Cơ hội kinh doanh có thể dựa trên một vấn đề thực tế mà chưa được giải quyết trên thị trường hoặc một vấn đề hoàn toàn mới phát sinh trong xã hội. Từ đó, chúng ta cần có một giải pháp để giải quyết. Từ đó giúp doanh nghiệp luôn có định hướng phát triển mới, kế hoạch kinh doanh mới, doanh nghiệp hạn chế đối mặt với tình trạng đình trệ.
– Là cơ hội để tránh thất bại: Cá nhân và doanh nghiệp tham gia kinh doanh có thể thất bại nếu chậm nắm bắt các cơ hội. Có được ý tưởng kinh doanh mới, đáp ứng được nhu cầu thị trường là điều kiện cần để đến gần với khách hàng hơn, từ đó mô hình kinh doanh có thể tồn tại và phát triển lâu hơn, gắn bó mật thiết với cuộc sống tiêu dùng.
– Giúp tăng doanh thu và lợi nhuận: Việc nắm bắt cơ hội đúng lúc tạo điều kiện giúp cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp cung cấp được những giải pháp phù hợp, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn với chi phí trả ra sẽ cao hơn. Từ đó giúp cải hiện sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
– Có nhiều cơ hội phát triển: Giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh và hiệu quả khi hiểu chi tiết về thị trường và các ngành kinh doanh, ngoài ra cơ hội kinh doanh gia tăng sáng tạo, kích thích doanh nghiệp tìm ra những ý tưởng mới để phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Việc gia tăng doanh thu và lợi nhuận là bàn đạp để cá nhân kinh doanh/doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô hơn để trở nên phát đạt, tạo được vị thế nhất định trong giới kinh doanh và thị trường tài chính.
2. Các loại cơ hội kinh doanh:
Cơ hội kinh doanh sẽ được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:
– Cơ hội thị trường mới: Có thể là một nhu cầu thị trường tiềm năng chưa được khai thác và chưa có doanh nghiệp nào triển khai hoặc có nhưng rất ít. Điều này mang đến cho các doanh nghiệp cơ hội tạo ra các sản phẩm và giải pháp đáp ứng được nhu cầu đó mà không bị cạnh tranh quá nhiều.
– Cơ hội tài nguyên chưa được khai thác: Là một dạng cơ hội kinh doanh liên quan đến các loại tài nguyên có giá trị trong cuộc sống nhưng thực tế chưa được sử dụng nhiều và chưa được khai thác nhiều. Ví dụ: Điện năng lượng mặt trời, năng lượng nhiệt điện,…
– Cơ hội nhu cầu bị kìm nén: Là dạng cơ hội tận dụng các nhu cầu hiện có mà các giải pháp hiện tại không đáp ứng được.
Ví dụ: Xe ôm truyền thống đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân nhanh chóng, tuy nhiên thường mập mờ về giá cả và hay có trường hợp đi cố tình kéo dài hành trình để lấy thêm tiền tạo ra sự e ngại cho khách hàng. Các hãng xe ôm công nghệ như Grap, bee, goject được sinh ra với tính năng biết trước giá cước cho hành trình, tính quãng đường đi ngắn nhất đồng thời có nhiều ưu đãi khuyến mại giúp khách hàng có thể an tâm khi di chuyển với mức chi phí tốt.
– Cơ hội công nghệ: Là một loại cơ hội giúp các doanh nghiệp giới thiệu các công nghệ có thể ứng dụng trong các nhu cầu của cuộc sống.
– Cơ hội cạnh tranh: Là loại cơ hội giúp cá nhân và doanh nghiệp giới thiệu các giải pháp đáp ứng nhu cầu thị trường một cách ưu việt hơn so với đối thủ cạnh tranh.
– Cơ hội hợp tác chiến lược: Là loại cơ hội cộng tác giữa các doanh nghiệp với nhau để cùng tạo nên lợi thế cạnh trên thị trường.
3. Cách để xác định cơ hội kinh doanh:
– Quan sát xu hướng: Các doanh nghiệp cần nhìn vào những khuynh hướng thay đổi trong cuộc sống, đó có thể là những khuynh hướng về kinh tế, xã hội, những tiến bộ về công nghệ thông tin cũng như những thay đổi chính trị. Hãy nhận diện cơ hội thông qua việc quan sát xu hướng và nghiên cứu cách tạo ra cơ hôi cho doanh nghiệp. Nói cụ thể hơn, doanh nghiệp có thể nghiên cứu kĩ lưỡng và quan sát các yếu tố không ngừng thay đổi của môi trường về thể chế, kinh tế, văn hóa – xã hội, công nghệ để tìm ra xu hướng và cơ hội kinh doanh. Hoặc doanh nghiệp có thể thay đổi các thông số dựa trên các nguồn thông tin có được từ các công ty điều tra thị trường để đưa ra các phân tích và dự báo thị trường của mình.
– Năm được cách thức giải quyết vấn đề: Doanh nghiệp sẽ phải tiếp cận để nhận ra vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề. Phải thông qua phán đoán, phân tích, nghiên cứu để tìm ra cách giải quyết chúng. Đôi khi cơ hội được phát hiện do chúng ta có một vấn đề và phải tìm cách để giải quyết vấn đề đó. Vấn đề này cũng có thể xuất phát từ việc quan sát xu hướng hoặc qua các hình thức đơn giản khác như do trực giác, tình cờ, may mắn.
– Tìm khoảng trống trên thị trường: Hãy xem có nhu cầu nào của thị trường chưa được thỏa mãn đầy đủ bởi các doanh nghiệp hiện thời. Hãy nhìn thẳng vào nhu cầu của con người trong đời sống và lấp đầy chúng bằng những sản phẩm, dịch vụ cung ứng đáp ứng được tối đa yêu cầu của họ. Đó cũng là lí do mà bên cạnh những chuỗi đại siêu thị phục vụ nhu cầu đại chúng vẫn còn tồn tại những cửa hàng nhỏ, chuyên biệt phục vụ những nhu cầu đặc thù.
Cách xác định cơ hội kinh doanh còn phụ thuộc vào yếu tố đặc điểm cá nhân của người kinh doanh. Một số người được cho là có khả năng nhận diện cơ hội kinh doanh tốt hơn người khác thông qua kinh nghiệm làm việc, mối quan hệ xã hội, nhận thức và tính sáng tạo của người kinh doanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhìn nhận và xác định cơ hội kinh doanh hoặc đó cũng chính là cơ hội của họ.