Chiến lược cạnh tranh ở vị thế thách thức là gì? Các chiến lược cạnh tranh ở vị thế thách thức? Tham khảo những chiến lược của người thách thức thị trường?
Hiện nay trên thị trường có xuất hiện những chiến lược cạnh tranh ở vị thế thách thức thông qua đó để đạt được các mục tiêu tăng trưởng nhanh ở cấp độ doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Chiến lược cạnh tranh ở vị thế thách thức là gì?
Chiến lược cạnh tranh ở vị thế thách thức tạm dịch sang tiếng Anh là Competitive strategy in challenging position.
Hiện nay như ta thấy thì sẽ có các chiến lược cạnh tranh ở vị thế thách thức là chiến lược do cấp đơn vị kinh doanh xây dựng trong trung hạn dành cho những doanh nghiệp ở vị thế thách thức. Các doanh nghiệp ở vị thế thách thức có thể là các doanh nghiệp lớn nhưng không phải là số một trên thị trường. Các mục tiêu tăng trưởng nhanh ở cấp doanh nghiệp và chiến lược tăng trưởng tập trung rất thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhằm giành thêm thị phần.
2. Các chiến lược cạnh tranh ở vị thế thách thức:
– Chiến lược tăng trưởng
Có ba cách thức cụ thể như sau:
+ Cách thứ nhất là tấn công vào đối thủ đứng đầu thị trường một cách trực tiếp và chính diện trong trường hợp doanh nghiệp thách thức phải có lợi thế cạnh tranh bền vững hoặc khi doanh nghiệp đứng đầu thị trường có điểm yếu có thể lợi dụng để tấn công.
+ Cách thứ hai là thâu tóm thị phần từ các đối thủ cạnh tranh khác nhỏ và yếu thế hơn để củng cố vị thế của mình.
+ Cách thứ ba mang tính gián tiếp hơn và tìm cách tránh đối đầu trực tiếp.
Trong quá trình thực hiện chiến lược giành thị phần, tránh hoạt động quá chậm, làm chưa đúng mức, làm không trôi chảy, không đánh giá hết đối thủ cạnh tranh và không xác định được điểm dừng.
– Chiến lược kinh doanh
Thường chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thách thức có những nước đi mang tính đe doạ. Vì vậy, chìa khoá thành công cho những chiến lược như vậy là việc dự đoán và đối phó với hành động trả đũa.
Nếu hành động trả đũa được tung ra nhanh chóng và quyết liệt thì có thể mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp sẽ không đạt được và dẫn đến một cuộc chiến giữa các doanh nghiệp.
Liên quan đến hành động trả đũa của các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần quan tâm đến một số vấn đề dưới đây:
+ Khả năng trả đũa có thể xảy ra đến mức nào?
+ Những hành động trả đũa sẽ được tung ra nhanh chóng đến mức nào?
+ Những hành động trả đũa quyết liệt đến mức nào và có hiệu quả tiềm tàng đến mức nào?
+ Liệu có thể tác động tới sự trả đũa đó hay không?
Ngoài ra, trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thách thức còn phải tính đến những biện pháp tự vệ. Việc tự vệ tốt chính là tạo ra cho mình tình huống mà ở đó đối thủ cạnh tranh thực sự đã thực hiện chiến lược không sáng suốt.
Nhưng với tấn công, việc tự vệ có thể có được nhờ việc buộc các đối thủ cạnh tranh phải lùi bước sau cuộc đấu. Tuy nhiên, việc tự vệ có kết quả nhất là ngăn chặn mọi sự trả đũa.
Doanh nghiệp này phải đủ lớn để có khả năng thay thế người dẫn đầu vì vậy DN sẽ luôn tìm cách để soán ngôi dẫn đầu của DN dẫn đầu. Có 2 phương thức chính:
– Phương thức tấn công trực diện: DN sẽ hành xử như kẻ dẫn đầu có nghĩa là tung ra các sản phẩm mới mạnh hơn, tìm cách chiếm thị phần, kiện đối thủ ví dụ như Samsung với Apple,…
– Phương thức thâu tóm các công ty đi sau: tổng hợp miếng bánh của các công ty đi sau có thể cũng rất lớn vì vậy DN sẽ thâu tóm thị phần các công ty yếu thế hơn này.
Có 5 chiến lược chính:
– Giữ giá thấp hơn giá của đối thủ.
– Đổi mới sản phẩm, tạo ra các nhu cầu mới.
– Cải thiện dịch vụ là điều mà các công ty dẫn đầu với quy mô lớn khó làm tốt.
– Xây dựng hệ thống bán hàng, phân phối mạnh hơn.
– Tăng cường quảng cáo, khuyến mại.
Kẻ dẫn đầu không đứng yên để kẻ thách thức tấn công mình. Nó có thể thực hiện các hoạt động trả đũa mà với vị thế của mình sẽ khiến cho kẻ thách thức thất bại. DN thách thức phải cân nhắc các điều sau:
– Kẻ dẫn đầu sẽ trả đũa như thế nào?
– Trong bao lâu thì kẻ dẫn đầu sẽ đưa ra hình thức trả đũa.
– Hậu quả của trả đũa sẽ như thế nào và ta sẽ xử lý ra sao?
3. Tham khảo những chiến lược của người thách thức thị trường:
Xác định mục tiêu chiến lược và đối thủ canh tranh
Hiện nay ta thấy có rất nhiều người thách thức thị trường trước hết phải xác định mục tiêu chiến lược của mình. Như vậy với phần lớn những người thách thức thị trường tìm cách tăng khả năng sinh lợi nhờ vào việc tăng thị phần. Thế nhưng, mục tiêu chiến lược đó lại tùy thuộc vào đối thủ là ai. Theo đó nên nếu xét trong hầu hết các trường hợp, doanh nghiệp có thể chọn đểî thách thức những đối thủ nằm trong số ba loại sau đây :
+ Doanh nghiệp có thể tấn công vào ngườiì dẫn đầu thị trường. Đây là một chiến lược có nhiều rủi ro, nhưng có khả năng thành công nếu ngườiì dẫn đầu thị trường không thực sự mạnh và không phục vụ tốt thị trường. Cơ sở để kiểm tra điều này là nhu cầu hay mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng. Người thách thức thị trường có thể tấn công vào những phân đoạn thị trường mà người đẫn đầu không phục vụ hay phục vụ không tốt, hoặc đổi mới một cách mạnh mẽ hơn đối thủ trên toàn bộ phân đoạn thị trường đó.
+ Doanh nghiệp có thể tấn công vào những doanh nghiệp cùng tầm cỡ với mình nếu những doanh nghiệp đó có những điểm yếu, như đang gặp khó khăn về tài chính hay không hoàn thành được những mục tiêu dự kiến của mình .
+ Doanh nghiệp có thể tấn công vào các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương nếu các doanh nghiệp đó cũng đang gặp phải những khó khăn về tài chính hay không có khả năng hoàn thành được mục tiêu đề ra.
Chọn chiến lược tấn công
Tấn công trực diện
Thứ nhất, với chiến lược tấn công trực diện thông qua nhất nhiều cách cụ thể thì các doanh nghiệp có thể tung ra một cuộc tấn công trực diện bằng cách tập trung các điểm mạnh của mình của mình để chống lại các điểm mạnh của đối thủ. Và để cho một cuộc tấn công trực diện giành thắng lợi, người tấn công phải có ưu thế về sức mạnh so với đối thủ cạnh tranh. Thông thường người thách thức sẽ tấn công trực diện đối thủ bắng các ưu thế về sản phẩm, giá cả và quảng cáo…Nếu người tấn công trực diện có lực lượng yếu hơn thì hầu hết các cuộc tấn công trực diện đều không thành công. General Motors và Xerox đã thất bại khi tung ra những đòn tấn công trực diện vào IBM mà coi thường khả năng phòng thủ vững chắc của công ty này.
Tấn công bên sườn.
Đối với chiến lược tấn công bên sườn thì theo như chiến lược này hoạt động nó thường tập trung tiềm lực bảo vệ những vị thế mạnh nhất mà theo dự đoán của họ là sẽ bị tấn công. Theo đó thì nó sẽ ít có khả năng bảo vệ tốt những điểm yếu khác. Cũng tù đó chính từ những điểm yếu này sẽ là đối tượng cho những người thách thức tấn công. Người thách thức có thể tấn công vào điểm mạnh của đối thủ để phân tán bớt nguồn lực của nó , rồi sau đó sẽ tấn công thực sự vào điểm yếu sơ hở của đối thủ. Chiến thuật này thường làm cho người phòng thủ mất cảnh giác và nó đặûc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp có nguồn lực ít hơn đối thủ cạnh tranh.
Tấn công bao vây.
Ngoài hai chiến lược như trên thì còn chiến lược như để tấn công bên sườn đòi hỏi việc tìm ra những sơ hở trên thị trường hiện tại của đối thủ. Tấn công bao vây, ngược lại, bao hàm việc tung ra một cuộc tấn công trên nhiều trận tuyến, do đó đối thủ phải bảo vệ phía trước, bên cạnh và đắng sau ngay lập tức. Để thực hiện chiến lược này thành công người tấn công phải có ưu thế về nguồn lực hơn, có khả năng cung ứng cho thị trường tốt hơn và nhiều lợi ích hơn đối thủ cạnh tranh , sao cho có thể thuyết phục khác hàng rắng sản phẩm và dịch vụ của nó đem lại cho họ nhiều sự thỏa mãn hơn đối thủ.
Tấn công đường vòng.
Theo như trên thực tế với các cuộc tấn công đường vòng đây điển hình là chiến lược cạnh tranh gián tiếp, tránh được việc phải đương đầu trực tiếp với đối thủ. Người thách thức tấn công vòng qua đối thủ và nhằm vào những thị trường dễ hơn để mở rộng cơ sở nguồn lực của mình. Chiến lược này có thể triển khai theo ba hướng: Đa dạng hóa sang những sản phẩm không liên quan đến những sản phẩm hiện có và nó có sự đa dạng hóa sang những thị trường mới; nhảy vào những lĩnh vực công nghệ mới để tạo ưu thế mới và loại bỏ những sản phẩm hiện có.