Chỉ số tiến bộ thực GPI được hiểu cơ bản là một chỉ số được sử dụng để đo lường sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. So sánh Chỉ số tiến bộ thực GPI và GDP?
Mục lục bài viết
1. Chỉ số tiến bộ thực:
1.1. Khái niệm chỉ số tiến bộ thực:
Để có thể đánh giá được sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia thì các chỉ số đo lường đóng những vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn. Một trong số đó cần phải kể đến chỉ số tiến bộ thực. Thuật ngữ này chắc hẳn vẫn còn rất xa lạ đối với nhiều người.
Chỉ số tiến bộ thực GPI được hiểu cơ bản là một chỉ số được sử dụng để đo lường sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
Chỉ số GPI thông thường sẽ được coi là một thước đo dùng để thay thế cho chỉ số kinh tế tổng sản phẩm quốc nội (GDP) phổ biến hơn.
Chỉ số GPI tính đến mọi thứ mà GDP đo lường, nhưng GPI cũng có tính thêm các số liệu khác thể hiện chi phí của các tác động tiêu cực liên quan đến hoạt động kinh tế (như chi phí tội phạm, chi phí suy giảm tầng ozone và chi phí cạn kiệt tài nguyên giữa các yếu tố khác).
GPI sẽ giúp đánh giá kết quả tích cực và tiêu cực của tăng trưởng kinh tế, để xem xét liệu nền kinh tế có đang mang lại lợi ích cho mọi người hay không.
1.2. Chỉ số tiến bộ thực trong tiếng Anh là gì?
Chỉ số tiến bộ thực trong tiếng Anh là Genuine Progress Indicator – GPI.
1.3. Đặc điểm của Chỉ số tiến bộ thực GPI:
Chỉ số tiến bộ thực GPI giúp các chủ thể thực hiện đo lường liệu tác động môi trường và chi phí xã hội của nền sản xuất và tiêu dùng ở một quốc gia là yếu tố tiêu cực hay tích cực đối với sức khỏe và con người ở các quốc gia đó.
Số liệu GPI đã được nghiên cứu và phát triển từ các lí thuyết về kinh tế xanh (Green economics), coi thị trường kinh tế là một phần trong hệ sinh thái.
Những người đề xuất chỉ số GPI cũng coi đây là thước đo tốt hơn về tính bền vững của một nền kinh tế khi so sánh với thước đo GDP.
Từ năm 1995, chỉ số GPI đã dần trở nên phổ biến và được sử dụng ở Canada và Mỹ. Tuy nhiên, cả hai quốc gia này vẫn báo cáo thông tin kinh tế trong GDP để phù hợp với thực tiễn phổ biến hơn.
Cụ thể ta hiểu về kinh tế xanh như sau:
– Khái niệm kinh tế xanh:
Kinh tế xanh trong tiếng Anh đó là Green Economics.
Kinh tế xanh được hiểu là một bộ phận của kinh tế học thúc đẩy sự tương tác hài hòa giữa con người và thiên nhiên và cố gắng đáp ứng nhu cầu của cả hai bên. Các li thuyết kinh tế xanh bao gồm một loạt các ý tưởng liên quan đến mối quan hệ liên kết giữa con người và môi trường.
Các học giả ủng hộ kinh tế xanh đều khẳng định rằng tất cả mọi quyết định kinh tế nên được lập dựa trên nền tảng có mối liên quan liền với hệ sinh thái, và rằng vốn tự nhiên và các dịch vụ sinh thái đều có giá trị kinh tế.
– Bản chất của kinh tế xanh:
Các nhà kinh tế nghiên cứu kinh tế xanh thông thường đều có cách tiếp cận rộng rãi và toàn diện để hiểu và mô hình hóa các nền kinh tế, chú ý nhiều đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên thúc đẩy nền kinh tế khi chúng hoạt động theo cách của nền kinh tế.
Nói rộng hơn, những người ủng hộ ngành kinh tế này đều quan tâm đến sức khỏe của môi trường tự nhiên và tin rằng nên hành động để bảo vệ thiên nhiên, cũng khuyến khích sự cùng chung sống hòa hợp cả con người với thiên nhiên.
Cách mà các nhà kinh tế này thực hiện kêu gọi ủng hộ cho môi trường là đưa ra lập luận rằng môi trường đóng vai trò nòng cốt trong nền kinh tế, và sức khỏe của bất kỳ nền kinh tế tốt nào về cũng gắn với sức khỏe của môi trường.
Kinh tế xanh trên thực tế cũng phải đón nhận những chỉ trích, cho rằng những lập luận của kinh tế xanh nhằm tách biệt tăng trưởng kinh tế với sự hủy hoại môi trường là không thuyết phục. Hầu hết tăng trưởng kinh tế đều đã được tạo ra nhờ vào các công nghệ và các nguồn năng lượng không tái tạo, và chính vì thể, có tác động xấu cho môi trường.
Theo một số người, sự nhấn mạnh vào các công việc thân thiện với môi trường cũng giống như một giải pháp cho công bằng xã hội cũng là sai lầm. Trong một số trường hợp cụ thể, nguyên liệu thô cho năng lượng xanh đến từ các khoáng chất đất hiếm được khai thác bởi những công nhân bị trả lương thấp và phải lao động trong điều kiện khắc nghiệt.
Một chỉ trích khác về kinh tế xanh đó là kinh tế xanh quá tập trung vào việc sử dụng công nghệ nhằm để tìm ra giải pháp và vì thể, thị trường của nền kinh tế xanh bị chi phối bởi số ít công ty có khả năng tiếp cận và ứng dụng các công nghệ đó.
2. So sánh Chỉ số tiến bộ thực GPI và GDP:
2.1. Tìm hiểu về Chỉ số GDP:
Ta hiểu về chỉ số GDP như sau:
Tổng sản phẩm quốc nội được hiểu là một trong những chỉ tiêu chỉ kinh tế được quan tâm nhất, được đưa ra để đánh giá tổng quan về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, đánh giá về mức độ phát triển của một vùng hay một quốc gia.
Tổng sản phẩm quốc nội trong tiếng Anh là Gross Domestic Product, viết tắt là GDP. GDP là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm).
Đối với một quốc gia, chỉ số GDP có ý nghĩa rất to lớn. Cụ thể đó là:
– GDP chính là thước đo để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia và thể hiện sự biến động của sản phẩm/dịch vụ theo thời gian.
– Sự suy giảm chỉ số GDP của các quốc gia sẽ có tác động xấu đến nền kinh tế và có thể dẫn đến các tình trạng kinh tế suy thoái, lạm phát, thất nghiệp, đồng tiền mất giá… Đây là các tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đời sống của người dân.
– Chỉ số GDP bình quân đầu người sẽ cho bạn biết mức thu nhập tương đối cũng như chất lượng sống của người dân ở mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, bên cạnh đó chỉ số GDP cũng có một số điểm hạn chế cụ thể đó là:
– Chỉ số GDP không phản ánh đầy đủ hoạt động sản xuất hàng hóa, chất lượng hàng hóa.
– Chỉ số GDP không đo lường được chính xác sự phát triển kinh tế của quốc gia hay chất lượng đời sống của người dân.
– Chỉ số GDP chỉ xét đến sản xuất hàng hóa cuối cùng và đầu tư vốn mới, bỏ qua sự hợp tác giữa các doanh nghiệp
– Chỉ số GDP không tính đến các hoạt động tự cung, tự cấp trong quốc gia, không định lượng giá trị của các hoạt động kinh tế phi chính thức.
Hiện nay, có ba yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số GDP đó là:
– Dân số: GDP và dân số có mối quan hệ qua lại, căn cứ vào dân số để tính GDP bình quân đầu người. Dân số chính là lực lượng lao động tạo ra vật chất và cũng là đối tượng tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ.
– FDI: Chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng có tác động trực tiếp đến chỉ số GDP. Hình thức đầu tư dài hạn của nước ngoài bao gồm tiền bạc, vật chất, cơ sở hạ tầng, phương tiện sản xuất…
– Lạm phát: Lạm phát được hiểu là sự mất giá trị của tiền tệ, giá cả leo thang, tăng lên liên tục theo thời gian. Lạm phát tăng quá mức sẽ dẫn tới việc khủng hoảng kinh tế nhưng bị ngộ nhận là GDP tăng.
2.2. So sánh Chỉ số tiến bộ thực GPI và GDP:
GDP sẽ tăng gấp đôi khi vấn đề ô nhiễm xảy ra, ô nhiễm xảy ra cũng giống như là tác dụng phụ của một quy trình phát triển, và ô nhiễm lại được xử lí.
Ngược lại, chỉ số tiến bộ thực GPI coi ô nhiễm ban đầu là tổn thất chứ không coi đây là điều có lợi, thông thường bằng với số tiền phải trả để làm sạch ô nhiễm, sau đó cộng với chi phí cho những tác động tiêu cực nào mà ô nhiễm sẽ gây ra trong thời gian đó.
Định lượng chi phí và lợi ích của các ngoại tác xã hội và môi trường này thực sự là một nhiệm vụ khó khăn.
Bằng cách tính toán các chi phí mà toàn xã hội phải chịu nhằm mục đích để đền bù hoặc kiểm soát ô nhiễm và nghèo đói, GPI sẽ tương đương với chi tiêu GDP trừ đi chi phí ngoại tác.
Chỉ số tiến bộ thực GPI có thể dùng để đo lường sự tiến bộ kinh tế một cách đáng tin cậy hơn, vì chỉ số này có tính thêm sự thay đổi trong giá trị cơ bản của sản phẩm, các tác động sinh thái vào phương trình tính toán.
Mối quan hệ giữa GDP và GPI về bản chất thì cũng tương tự như mối quan hệ giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng của một công ty.
Lợi nhuận ròng được hiểu là lợi nhuận gộp trừ đi các chi phí phát sinh, trong khi GPI bằng GDP (giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất) trừ đi chi phí môi trường và xã hội.
Theo đó, GPI sẽ bằng 0 nếu chi phí tài chính của nghèo đói và ô nhiễm bằng với lợi nhuận tài chính thu được từ sản xuất hàng hóa và dịch vụ, với điều kiện tất cả các yếu tố khác là không đổi.