Chênh lệch tĩnh trong tài chính doanh nghiệp là một thước đo được sử dụng trong hoạt động tài chính. Với công thức xác định này, doanh nghiệp có thể xác định các khả năng tài chính trong các khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, để xác định các khả năng tài chính cũng cần nhìn nhận toàn diện trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Mục lục bài viết
1. Chênh lệch tĩnh trong tài chính doanh nghiệp là gì?
1.1. Khái niệm:
Chênh lệch tĩnh được dịch trong tiếng Anh là Static Gap.
Chênh lệch tĩnh là thước đo mức chấp nhận rủi ro lãi suất, hoặc độ nhạy với lãi suất. Được xác định bằng mức chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả có các kì hạn tương đương. Chênh lệch tĩnh có thể được tính cho các khung thời gian ngắn hạn và dài hạn.
1.2. Công thức:
Chênh lệch tĩnh trong tài chính doanh nghiệp được xác định bằng công thức sau:
Giá trị chênh lệch tĩnh trong kỳ hạn = Giá trị tài sản – Giá trị nợ.
Trong doanh nghiệp, để xác định mức độ chấp nhận rủi ro cần rất nhiều yếu tố. Xem xét các tác động và ảnh hưởng của các yếu tố này đối với tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên trong các khoảng thời gian ngắn, doanh nghiệp có thể sử dụng những phương pháp giúp đưa ra căn cứ xác định mức độ chấp nhận rủi ro. Đó là sử dụng công thức tính chênh lệch tĩnh trong tài chính. Khi giá trị chênh lệch tĩnh thể hiện là đại lượng dương.
Phản ánh đối với doanh nghiệp. Tức là các giá trị tài sản doanh nghiệp sở hữu trong khoảng thời gian nhất định đang lớn hơn các nghĩa vụ nợ trong khoảng thời gian đó. Tài chính doanh nghiệp đang mạnh và có khả năng trong thanh toán nợ. Như vậy có thể xem xét về rủi ro đem đến là không có. Tuy nhiên để xác định căn cứ chính xác vẫn cần đối chiếu với các số liệu phản ánh khác. Với ngân hàng. Trong kết quả thể hiện này, ta kết luận ngân hàng đang ở vị thế nhạy cảm với lãi suất về tài sản.
Chênh lệch tĩnh là một yếu tố phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp.
Các yếu tố này thể hiện chung về các giá trị lợi ích vẫn đang được đảm bảo trong khoảng thời gian xem xét. Để phản ánh đúng và hiệu quả nhất. Người ta thường sử dụng công thức này cho các khoảng thời gian ngắn. Bởi vì việc thực hiện cho khoảng thời gian dài sẽ khiến doanh nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố. Tình hình tài chính phức tạp hơn. Do vậy mà các phản ánh tài chính doanh nghiệp với phương pháp này không còn chính xác nữa.
Chênh lệch tĩnh thường được tính cho các khoảng thời gian dưới 1 năm. Trên thực tế, doanh nghiệp hay tính cho khoảng từ 0 đến 30 ngày, hoặc 31 đến 90 ngày.
Chênh lệch tĩnh âm cho thấy rằng công ty đang có nợ phải trả lớn hơn tài sản có cùng thời gian đáo hạn. Do đó khi tỉ lệ lãi suất tăng lên sẽ dẫn đến các thay đổi bất lợi vì biên lãi dòng sẽ giảm. Hoạt động này sẽ phản ánh về khả năng rủi ro cao cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác là mức độ chấp nhận rủi ro cho doanh nghiệp.
Chênh lệch tĩnh cũng dùng trong đánh giá mức độ rủi ro.
Như đã phân tích, đây chỉ là một trong các yếu tố giúp phản ánh các phát sinh về tài chính doanh nghiệp. Nếu chỉ dùng căn cứ này để nhận định về tài chính doanh nghiệp sẽ không thuyết phục, đôi khi là cách làm sai. Bởi vì chênh lệch tĩnh có tính đến chênh lệch giữa tài sản và các nghĩa vụ nợ. Nhưng không tính đến các yếu tố như dòng tiền tạm thời, thời gian đáo hạn bình quân và các khoản trả trước của các khoản vay.
Ví dụ về chênh lệch tĩnh.
Một ngân hàng thực hiện hoạt động tính chênh lệch tĩnh trong tài chính doanh nghiệp. Với khoảng thời gian xác định trong vòng 01 tháng. Nếu không xét đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến các giá trị đang tính trong ví dụ.
– Nếu như ngân hàng ghi nhận giá trị tài sản sở hữu bằng với giá trị nợ phải trả. Như vậy, ngân hàng đang ở trong một trạng thái cân bằng.
– Nếu như ngân hàng ghi nhận giá trị tài sản lớn hơn giá trị nợ phải trả. Thì ngân hàng đang mạnh về tài chính. Và đang ở vị thế nhạy cảm với lãi suất về tài sản. Bởi vì khi lãi suất tăng kéo theo các nhạy cảm về lãi suất. Lãi suất tăng sẽ làm biên lãi ròng của ngân hàng tăng.
– Nếu ngân hàng A ghi nhận giá trị tài sản nhỏ hơn giá trị khoản nợ phải trả. Ngân hàng đang có vị thế nhạy cảm về nợ phải trả. Nếu lãi suất tăng, biên lãi ròng sẽ giảm. Ngược lại, nếu lãi suất giảm, ngân hàng nhạy cảm về nợ phải trả sẽ có biên lãi ròng cao hơn.
2. Hạn chế của Chênh lệch tĩnh:
– Kết quả phản ánh chỉ mang tính chất tham khảo.
Chênh lệch tĩnh chỉ là một hoạt động được thực hiện với các bước tiến hành đơn giản. Kết quả cho ra chỉ mang tính chất tham khảo. Do để xác định rủi ro cần căn cứ vào rất nhiều giá trị phản ánh khác nhau. Kết quả về giá trị nhận được với chênh lệch tĩnh chỉ đúng với các doanh nghiệp có hoạt động đơn giản, các bước được thực hiện trong khoảng thời gian đó không quá phức tạp. Kết quả này chỉ mang tính chất tương đối. Và được phục vụ cho mục đích tham khảo. Để xác định chính xác mức độ tiếp nhận rủi ro có xảy ra không và nghiêm trọng như thế nào cần căn cứ các số liệu thống kê chính xác. Như khoản nợ đến hạn, các giá trị tiền mặt, các tài sản cố định,…
– Yếu tố rủi ro trong khoản thời gian xác định không gắn với các khoản nợ đến hạn trong thực tế.
Thứ hai, Công thức xác định chênh lệch tĩnh chỉ phản ánh các giá trị chung về tài sản doanh nghiệp sở hữu. Cũng như các khoản nợ trong khoảng thời gian nhất định. Nhưng trên thực tế, các khoản thời gian khác nhau luôn phản ánh các giá trị tài sản thay đổi của doanh nghiệp. Do doanh nghiệp luôn trong tình trạng đang sản xuất hoặc kinh doanh. Tài sản có thể giảm khi tham gia vào cung cấp nguyên liệu sản xuất, thực hiện các khoản chi. Hay cũng có thể tăng lên khi công ty vừa thu về lợi nhuận trong một công việc kinh doanh.
Tiếp theo là giá trị các khoản nợ được tính vào công thức tính chênh lệch. Nhưng trên thực tế thì nghĩa vụ trả nợ phát sinh tại thời điểm đến hạn. Như vậy nếu xác định công thức tính chênh lệch cho tháng 4. Nhưng khoản nợ đó phát sinh nghĩa vụ thanh toán vào tháng 5 thì các rủi ro được dự đoán cho tháng 4 đang không chính xác. Bởi thực tế thì tháng 4 công ty không phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ.
Kết luận. Công thức này không có khả năng tính đến các đặc điểm có thể thay đổi trên thực tế. Thể hiện ở nhiều mục tài sản và nợ phải trả trên bảng cân đối.
– Các loại chênh lệch tĩnh là một phép đo độ nhạy không quá chính xác.
Đây được xem là lỗ hổng lớn nhất và rõ ràng trong phân tích chênh lệch tĩnh. Do không xem xét đến các yếu tố như dòng tiền tạm thời, thời gian đáo hạn bình quân và các khoản trả trước của các khoản vay. Các yếu tố này nếu được xem xét đến sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị tính được từ công thức chênh lệch tĩnh. Khi đó, công thức này sẽ phản ánh đúng nhất về giá trị tài sản cần quan tâm trong khoảng thời gian nhất định. Và các nghĩa vụ nợ đến hạn trong khoảng thời gian đó. Công thức chênh lệch tĩnh lúc này mới phản ánh đúng nhất các mức độ chấp nhận rủi ro. Hoặc độ nhạy cảm với lãi xuất doanh nghiệp muốn xác định trong cùng khoảng thời gian.
+ Xem xét khi xác định giá trị khoản nợ của doanh nghiệp.
Ví dụ như tỉ lệ lãi suất giảm trong khi các khoản trả trước tài sản được thực hiện nhanh hơn dự kiến. Hoặc tỉ lệ lãi suất tăng trong khi tuổi thọ trung bình của tài sản bất ngờ được kéo dài. Việc xác định tất cả các nghĩa vụ nợ đang chưa thanh toán tạo áp lực trong khoảng thời gian nhất định của doanh nghiệp. Có các nghĩa vụ nợ với khoảng thời gian vay còn rất dài. Có những khoản nợ chuẩn bị đến hạn. Và có những khoản nợ đến hạn trong khoảng thời gian đang xem xét.
Như vậy nếu gộp tất cả thành nghĩa vụ nợ sẽ cho ra một khoản nợ khổng nồ. Trong khi trên thực tế sức ép về các khoản nợ không lớn như vậy. Để tính được chính xác, chỉ nên xác định giá trị các khoản nợ là các khoản nợ đến hạn trong khoảng thời gian đó mà thôi.
+ Tương tự như vậy khi xem xét về tài sản sở hữu của công ty.
Có thể việc xác định rủi ro cho rằng khả năng rủi ro cao khi doanh nghiệp đang có giá trị tài sản nhỏ. Tuy nhiên việc xem xét dựa trên các dòng tiền tạm thời, tỉ lệ lãi suất tăng trong khi tuổi thọ trung bình của tài sản được kéo dài mới phản ánh đúng giá trị của tài sản trong khoảng thời gian đó.Các trường hợp bất ngờ này thường không được báo cáo và phân tích trong các mức chênh lệch tĩnh cơ bản.
Đánh giá nội dung.
Như vậy chênh lệch tĩnh trong tài chính là một hoạt động được doanh nghiệp thực hiện trong hoạt động của mình. Nó phản ánh các nhạy cảm với lãi suất về tài sản hoặc nhạy cảm về nợ phải trả. Và cũng là một yếu tố giúp đưa ra nhận định đối với rủi ro trong khoảng thời gian nhất định doanh nghiệp hoạt động. Khi mà giá trị các khoản nợ phải trả cao hơn giá trị tài sản doanh nghiệp sở hữu. Hoạt động này giúp doanh nghiệp đưa ra đánh giá, hoặc giải pháp kịp thời trong huy động vốn.