Bão hòa thi trường là tình huống diễn ra trong cung ứng hàng hóa. Phản ánh các nhu cầu trên thị trường đã được đáp ứng ổn định. Do đó một số công ty không tìm được các bước phát triển trong kinh doanh. Dấu hiệu này giúp công ty phải xác định các chiến lược cạnh tranh phù hợp. Vậy bão hòa thị trường là gì? Cách doanh nghiệp đối phó với bão hòa thị trường?
Mục lục bài viết
1. Bão hòa thị trường là gì?
Bão hòa thị trường trong tiếng Anh là Market Saturation.
Bão hòa thị trường là thuật ngữ phản ánh sự bão hòa của hàng hóa và nhu cầu của người tiêu dùng. Một tình huống phát sinh khi khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường đã được tối đa hóa. Trong đó bên bán hay sản xuất hàng hóa nhất định trong tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Bởi lượng khách hàng không có nhu cầu với hàng hóa của họ chiếm đa số. Ở điểm bão hòa, một công ty không thấy được các tăng trưởng trong doanh thu. Các tiềm năng trong đối tượng khách hàng không được xây dựng.
Trong giai đoạn này, các khách hàng vẫn có nhu cầu cao trong tìm kiếm, sử dụng sản phẩm. Các công ty đáp ứng được nhu cầu của phần lớn người tiêu dùng vẫn phát triển. Nó dựa trên các tính chất về tư duy kinh doanh. Nắm bắt kịp thời tâm lý khách hàng và nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp gặp phải bão hòa thị trường mới chịu các tác động. Trong khi khách hàng mới không đáng kể. Và khách hàng cũ vẫn chưa có các nhu cầu mua thêm.
2. Đặc điểm của bão hoà thị trường:
Đòi hỏi các công ty xác định các chiến lược và triển khai chính sách phù hợp.
Với các mục đích tìm kiếm các nhu cầu mới nhanh chóng và ổn định. Và chỉ có thể đạt được sự tăng trưởng thông qua một trong hai cách thức sau:
– Tiến hành các cải tiến sản phẩm mới. Trong quá trình sản xuất hay kinh doanh, doanh nghiệp luôn xác định mục tiêu chung trong nhóm khách hàng phù hợp. Căn cứ trên các sản phẩm đang cung cấp trên thị trường. Doanh nghiệp cần tận dụng lượng khách này với các nhu cầu tương tự hoặc cao hơn của họ. Cung cấp sản phẩm mới có liên hệ nhất định với sản phẩm đang bán. Tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại. Từ đó vừa đảm bảo giữ chân khách cũ, gia tăng nhu cầu tiêu dùng và tìm kiếm các khách hàng mới với trải nghiệm mới.
– Hoặc thông qua sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng nói chung bằng cách chiếm thị phần hiện có từ các đối thủ cạnh tranh. Cũng là thực hiện các phương thức trong xúc tiến thương mại. Đưa ra các quyền lợi nhiều hơn cho khách hàng. Đảm bảo mức giá cạnh tranh vẫn mang về lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp. Để đảm bảo tính chất này, doanh nghiệp phải có cơ sở khi cho rằng các nhu cầu cho sản phẩm vẫn khả thi trong tương lai. Đồng thời thực hiện các ứng dụng tiến bộ vào sản xuất, bán hàng. Tìm kiếm các chất lượng và hiệu quả hơn trong chi phí doanh nghiệp.
Bão hòa thị trường có thể là tình huống trong kinh tế vi mô hoặc kinh tế vĩ mô.
Dưới góc độ vi mô, tức là các ảnh hưởng được nhìn nhận với phạm vi nhỏ. Bão hòa thị trường là điểm khi một thị trường cụ thể không còn có thêm nhu cầu mới cho một công ty riêng lẻ. Trong khi sản xuất hay kinh doanh muốn ổn định và phát triển phải có được lượng khách hàng ổn định. Các nhu cầu trog trải nghiệm của khách hàng phải được phản ánh. Thông thường trường hợp này xảy ra khi một công ty phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt. Các điểm thu hút của doanh nghiệp khác khiến khách hàng chuyển hướng nhu cầu. Nếu doanh nghiệp này không có cách thức tốt hơn trong lợi thế kinh doanh, chăm sóc khách hàng sẽ dẫn đến sự bão hòa.
Hoặc nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của thị trường giảm. Được hiểu như một xu thế chung trên thị trường. Các sản phẩm với tính chất tương tự không còn phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Phản ánh xu hướng tiến bộ và các đòi hỏi cao hơn trong tính ứng dụng của sản phẩm. Cũng như yêu cầu doanh nghiệp phải bắt kịp các công nghệ mới, xu hướng mới mà các doanh nghiệp khác đã áp dụng và thành công.
Từ góc độ vĩ mô, bão hòa thị trường xảy ra khi toàn bộ cơ sở khách hàng đã được phục vụ. Tất cả các công ty trong ngành đều không còn có cơ hội có thêm khách hàng mới. Xu hướng chung là các tất yếu trong thay đổi và cải tiến của toàn thị trường. Thường là sự tiến bộ và phát triển của thị trường đòi hỏi các ngành nghề này phải cải tiến. Có thể phải tiến hành các thay đổi trong chiến lược kinh doanh. Thay đổi hoàn toàn tư duy và cách thức tiếp cận thị trường. Các ngành nghề khác mang đến các nhu cầu cao hơn và da dạng hơn.
Các tiếp cận và thay đổi của công ty khi hiện tượng bão hòa xảy ra.
Đây là hiện tượng bất lợi đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó để các hiện tượng bão hòa được kiểm soát. Nhằm ngăn chặn hiện tượng này, nhiều công ty đã cố tình thiết kế các sản phẩm để chúng tự hao mòn hoặc cần phải thay thế sau một khoảng thời gian. Đây là các thiết kế phù hợp với thị trường. Cũng như đảm bảo cho các chất lượng luôn được phản ánh tốt nhất khi chúng còn mới. Thúc đẩy các hoạt động thay thế thường xuyên, ổn định của khách hàng. Nhờ đó mà các lĩnh vực chung đều có được lợi thế kinh doanh phù hợp. Ví dụ, nếu bán bóng đèn không bao giờ bị cháy thì sẽ làm hạn chế nhu cầu của người tiêu dùng mua bóng đèn mới.
Hiên tượng bão hòa diễn ra còn phản ánh các hiệu quả trong tìm kiếm doanh thu không được đảm bảo. Vấn đề bão hòa thị trường cũng khiến nhiều công ty thay đổi mô hình doanh thu, đặc biệt là khi doanh số sản phẩm bắt đầu chậm lại. Ví dụ IBM đã thay đổi mô hình kinh doanh của mình theo hướng cung cấp các dịch vụ định kì khi nhận thấy sự bão hòa trong thị trường máy chủ lớn. Thay vì các hoạt động diễn ra giao dịch kết thúc khi nhận được doanh thu như bình thường. Đảm bảo giữ chân các khách hàng khi đang sử dụng sản phẩm. Bằng các hoạt động thu định kỳ cũng mang đến ổn định trong doanh thu của họ trong phản ánh thị trường.
3. Cách doanh nghiệp đối phó với bão hòa thị trường:
Bão hòa diễn ra với nhiều nguyên nhân. Từ các nguyên nhân chủ quan cho đến nguyên nhân khách quan. Và đều phản ánh chung các nhu cầu trong kinh doanh của doanh nghiệp không được đảm bảo. Do đó việc xác định các phương hướng điều chỉnh thích hợp và hiệu quả nhanh chóng cần được tiến hành. Khi một công ty hoạt động trong một thị trường đã bão hòa, có một vài chiến lược chúng có thể sử dụng để nổi bật. Giúp duy trì khả năng thanh toán và thậm chí có thể tăng doanh số.
3.1. Cách thứ nhất là sáng tạo trong chiến lược và tư duy tiếp cận khách hàng:
Các hoạt động kinh doanh cần được phản ánh trên nhu cầu thực tế của khách hàng. Đó là các nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao. Thường thì trong hoạt động, doanh nghiệp có thể xác định các nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng. Do đó phải tiến hành trong đổi mới, thêm vào các tính năng, loại bỏ cong dụng không còn phù hợp trên sản phẩm. Hoặc tạo ra các sản phẩm mới với nhóm khách hàng tiềm năng đó. Ngoài ra cần thiết đảm bảo các chất lượng, giá thành sản phẩm mang tính chất cạnh tranh. Bên cạnh các chiến lược phù hợp trong phục vụ khách hàng. Nhằm mang đến các trải nghiệm mới nhất, hài lòng nhất cho khách hàng.
Trong một thị trường bão hòa, việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty phải đổi mới hơn so với các đối thủ cạnh tranh để lôi kéo khách hàng. Khi thị trường có nhiều hàng hóa hay sản phẩm cùng chức năng công dụng. Khách hàng thường quan tâm đến thương hiệu, tính phổ biến và giá thành sản phẩm. Do đó nếu muốn cạnh tranh hay đổi mới, cần được xây dựng trên các yếu tố trọng tâm này. Sự khác biệt và vượt trội giúp khách hàng có nhu cầu cao hơn trong trải nghiệm.
3.2. Cách thứ hai là định giá hiệu quả theo thương hiệu và tính chất sản phẩm:
Các công ty có thể chọn một trong hai hướng: trở thành nhà cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ với chi phí thấp, hoặc trở thành một lựa chọn cao cấp cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó cũng được quan tâm trên nhiều phương diện. Các doanh nghiệp sản xuất đồng loạt có thể thực hiện cung ứng sản phẩm với giá thành thấp. Nhằm tìm kiếm các khách hàng phổ thông. Tuy vậy, doanh nghiệp hoạt động trong thị trường bão hòa thường lựa chọn tiến hành cuộc chiến giá cả, kéo giá xuống thấp để thu hút khách hàng. Khi bão hòa xảy ra, các tiêu chí trên sản phẩm của doanh nghiệp không mang đến tính đặc biệt cho nhu câu khách hàng. Kể cả các phản ánh về giá cả.
Do đó mà việc đưa ra mức giá cạnh tranh trên sản phẩm đánh vào tâm lý khách hàng. Từ đó mà các nhu cầu có thể được thúc đẩy hơn. Mang đến hiệu quả trong kích thích các nhu cầu của khách hàng trở lại. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ là bước đệm để danh nghiệp đẩy mạnh thương hiệu. Có như vậy thì các giá trị nhận về mới phản ánh tính phát triển bền vững.
3.3. Cách thứ ba là sử dụng chiến lược marketing độc đáo:
Khi một thị trường đã bão hòa với các lựa chọn sản phẩm và dịch vụ, marketing hiệu quả thường là phương pháp tạo ra điểm khác biệt cho một công ty. Mang đến các thông tin sản phẩm đến các đối tượng hoạt động trên thị trường.