Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên, thể hiện sức mạnh của thế hệ trẻ. Trong hoạt động của tổ chức, Đoàn phí là nghĩa vụ phải nộp của các Đoàn viên. Qua đó đóng góp, đảm bảo hoạt động và xây dựng tổ chức ngày càng phát triển.
Mục lục bài viết
1. Một số vấn đề chung về Đoàn Thanh niên:
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam. Trong hoạt động của đoàn, thanh niên được tham gia rèn luyện, học tập và phát triển.
Tổ chức Đoàn do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Do đó, mang đến nguồn tài năng trong tương lai được xây dựng, rèn luyện để trở thành những thanh niên ưu tú.
Đây được coi là vườn ươm đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý tương lai cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng như là cánh tay nối dài của nhà nước. Khi mà thanh niên có môi trường, điều kiện để tham gia rèn luyện, học tập và trau dồi tư tưởng từ sớm.
1.1. Ý nghĩa đóng Đoàn phí:
Việc đóng đoàn phí có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác hoạt động của tổ chức. Trước tiên, là cơ sở để có thể xây dựng và phát triển tốt Đoàn thanh niên trong duy trì, phát triển chính các hoạt động trong Đoàn. Cũng như thực hiện các công việc nhiệm vụ chung của đoàn khi cần. Từ đó mà mang đến tiềm năng, ý nghĩa cho nhân giống, tìm kiếm các tài năng trong tương lai.
1.2. Đối tượng đóng Đoàn phí:
Là các Đoàn viên, nói cách khách là thành viên của tổ chức Đoàn. Có thể là các đối tượng thực hiện hoạt động nghề nghiệp, quản lý và điều hành hoạt động của tổ chức. Hoặc các thành viên khác đủ điều kiện, tiêu chuẩn được kết nạp trong đội ngũ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Đoàn viên, kể cả đảng viên đang tham gia sinh hoạt Đoàn, đóng đoàn phí cho chi đoàn một tháng một lần. Các quy định về thời gian, hoạt động và nhiệm vụ đóng đoàn phí được xác định theo từng cách thức hoạt động của đoàn viên.
Trường hợp đoàn viên thường xuyên đi lao động, công tác khỏi địa bàn cơ quan, đơn vị; được Ban Chấp hành chi đoàn đồng ý thì đóng đoàn phí cho chi đoàn ba tháng một lần. Họ là các đối tượng nhỏ tuổi từ học sinh, cho đến sinh viên và các đối tượng khác.
1.3. Không đóng Đoàn phí có sao không?
Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quy định như sau:
“3. Đoàn viên không tham gia sinh hoạt Đoàn hoặc không đóng đoàn phí ba tháng trong một năm mà không có lý do chính đáng thì hội nghị chi đoàn xem xét, quyết định xóa tên trong danh sách đoàn viên và báo cáo lên Đoàn cấp trên trực tiếp.”
Khi là một đoàn viên, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình trong tổ chức. Từ đó mới đảm bảo cho hoạt động, hiệu quả duy trì và phát triển tổ chức Đoàn.
Như vậy, nếu không đóng đoàn phí 3 tháng trong một năm thì đoàn viên phải có lý do chính đáng, phải được Ban Chấp hành đồng ý. Nếu không có lý do chính đáng thì đoàn viên có thể bị xóa tên trong danh sách đoàn viên. Họ có thể không còn là thành viên của tổ chức Đoàn với các thanh niên ưu tú.
2. Mức đóng đoàn phí Đoàn thanh niên:
Mức đóng Đoàn phí được quy định cụ thể, áp dụng đối với các nhóm chủ thể khác nhau.
Thực hiện theo Nghị quyết số 07-NQ/TWĐTN ngày 25/11/2010 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về việc thay đổi mức đóng đoàn phí áp dụng từ ngày 01/01/2011 thì hàng tháng, đoàn viên đóng đoàn phí cho chi đoàn. Khi đó, từ thời điểm năm 2011, mức đóng đoàn phí được điều chỉnh, và vẫn có hiệu lực áp dụng cho đến thời điểm hiện tại.
Trường hợp đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn thì được ban chấp hành đoàn cơ sở xét miễn đoàn phí trong một thời gian nhất định nhưng không quá 6 tháng. Đoàn viên có lý do chậm nộp, không đảm bảo các nghĩa vụ đoàn phí cũng phải trình bày lý do và được đồng ý. Phải đảm bảo các trách nhiệm, vai trò của đoàn viên trong hoạt động của tổ chức.
Chi đoàn có trách nhiệm thu đoàn phí của đoàn viên một tháng một lần. Hoặc với đối tượng người lao động không sinh sống thường xuyên ở địa bàn có thể đóng 03 tháng một lần.
2.1. Mức đóng Đoàn phí Đoàn Thanh niên:
Mức đóng được xác định đối với đối tượng Đoàn viên có hưởng lương và không hưởng lương. Trong đó, đoàn viên có hưởng lương có nghĩa vụ đóng góp nhiều hơn trong tháng. Tính chất hưởng lương cũng được quy định cụ thể để thống nhất cách hiểu chung.
– Đoàn viên không hưởng lương đóng đoàn phí 2.000 đồng (hai nghìn đồng) một đoàn viên một tháng.
– Đoàn viên có hưởng lương sẽ đóng đoàn phí 5.000 đồng (năm nghìn đồng) một đoàn viên một tháng.
Thực hiện theo quy định hiện hành, căn cứ vào tình hình thực tế Ban Bí thư Trung ương Đoàn sẽ trình Ban Thường vụ Trung ương Đoàn xem xét điều chỉnh mức đóng hợp lý. Mức đóng đoàn phí trên thực tế là không lớn. Bởi Đa nhiều đoàn viên còn ở độ tuổi đi học, chưa có thu nhập để thực hiện các nghĩa vụ tài chính lớn. Cũng như phù hợp việc triển khai các nghĩa vụ của chủ thể trong hoạt động của tổ chức.
2.2. Đoàn viên không hưởng lương là gì?
Đoàn Thanh niên được tổ chức và vận hành theo mô hình hành chính từ trung ương xuống đến các cấp xã, phường với đầy đủ chức danh thuộc biên chế ăn lương nhà nước. Khi đó, các chủ thể đứng trong hành ngũ quản lý, điều hành hoạt động của tổ chức được xác định là đoàn viên có hưởng lương. Họ làm việc trong đoàn, thực hiện các công việc chuyên môn trong duy trì, quản lý cũng như vận hành tổ chức. Lương, thu nhập của họ cũng được nhận thông qua hoạt động nghề nghiệp.
Vì vậy, những đoàn viên còn lại không đảm bảo điều kiện trên sẽ không được hưởng lương. Khi mà họ không thuộc biên chế ăn lương nhà nước, không có chức danh, chức vụ phụ trách bất cứ công việc gì của Đoàn thanh niên. Họ chỉ là các đoàn viên, là các thanh niên có đủ tiêu chuẩn độ tuổi, điều kiện gia nhập vào tổ chức Đoàn. Họ thực hiện các nghĩa vụ, hưởng các quyền lợi khi tham gia và hoạt động trong tổ chức.
3. Cách trích nộp đoàn phí lên cấp trên:
Bên cạnh Mức đóng đoàn phí đoàn thanh niên 2022 thì theo quy định tại Hướng dẫn 22HD/TWĐTN năm 2013 thì việc trích nộp đoàn phí lên cấp trên được quy định cụ thể. Qua đó giúp hiểu được tính chất tổ chức quản lý, vận hành của hoạt động Đoàn thanh niên. Các cấp bộ đoàn từ chi đoàn trở lên đều phải trích nộp đoàn phí lên đoàn cấp trên. Đây là nghĩa vụ, nộp một phần đoàn phí theo tiêu chuẩn, tương ứng với phần nghĩa vụ của chi đoàn.
3.1. Việc trích nộp quy định như sau:
– Từ chi đoàn trở lên, mỗi cấp được giữ lại hai phần ba (2/3) để sử dụng, quản lý trong hoạt động của tổ chức mình. Phần còn lại được nộp lên Đoàn cấp trên một phần ba (1/3). Số tiền trích nộp có thể sử dụng từ đoàn phí do đoàn viên đóng hoặc trích nộp của tổ chức Đoàn cấp dưới. Để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đóng đoàn phí cho tổ chức cấp trên.
– Quy định bên trên không được áp dụng đối với hoạt động của Đoàn cấp trên cơ sở, đoàn bộ phận. Đoàn cấp trên cơ sở, đoàn bộ phận không giữ lại hai phần ba (2/3) đoàn phí. Các tỷ lệ không được xác định như trên, mà căn cứ theo tỷ lệ phù hợp. Ban Thường vụ đoàn cấp trên trực tiếp quyết định trích tỉ lệ đoàn phí cho đoàn cấp trên cơ sở, đoàn bộ phận trong số đoàn phí được trích của cấp mình.
Qua đó mà các nghĩa vụ trích nộp đoàn phí của các đơn vị, tổ chức trong hoạt động là khác nhau. Các mức, tỷ lệ trích nộp cũng được xác định phù hợp với quy định pháp luật và hiệu quả hoạt động thực tế của tổ chức.
3.2. Thời gian trích nộp:
Thời gian được xác định định kỳ để thực hiện các nhiệm vụ trích nộp đoàn phí. Theo đó:
– Đối với chi đoàn trích nộp đoàn phí lên đoàn cơ sở 1 tháng 1 lần. Hoạt động này được thực hiện theo từng tháng, ổn định.
– Đoàn cơ sở, đoàn cấp huyện và tương đương 3 tháng 1 lần.
– Tỉnh, thành đoàn và cấp tương đương trích nộp đoàn phí lên Trung ương Đoàn 1 năm từ 1 đến 2 lần.
Qua đó xác định các tính chất thời gian, thời điểm để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Từ đó vừa đảm bảo hoạt động của tổ chức, đơn vị mình. Vừa đảm bảo thực hiện tốt các nghĩa vụ trích nộp đoàn phí nên cấp trên đúng thời gian, đúng yêu cầu và tỷ lệ trích nộp.
Thời hạn nộp cuối cùng là ngày 30 tháng 12 hàng năm. Đây là thời điểm kết thúc năm, và các đơn vị phải đảm bảo đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình trong năm đó. Đây là nghĩa vụ bắt buộc thực hiện để đảm bảo hiệu quả trong quản lý cũng như tổ chức, phát triển Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Hướng dẫn này được phổ biến trong toàn Đoàn để thống nhất thực hiện. Các đơn vị cần xem xét, thực hiện đúng phần nghĩa vụ tương ứng của mình trong hoạt động Đoàn. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì chưa phù hợp các cấp bộ đoàn đề xuất để Ban Thường vụ Trung ương Đoàn xem xét sửa đổi, bổ sung. Cũng như nhằm nắm rõ, thực hiện tốt các nội dung công việc, yêu cầu.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị quyết số 07-NQ/TWĐTN về thay đổi mức đóng đoàn phí,…
– Hướng dẫn 22HD/TWĐTN năm 2013 thực hiện Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.