Hiện nay thuật ngữ yết giá được sử dụng thường xuyên trong kinh tế, nó có thể hiểu là xác định một mức giá tốt nhất cho cổ phiếu trái phiếu nói riêng và tất cả các tài sản được giao dịch nói chung, Yết giá thường được áp dụng phổ biến với các loại tài sản cố định. Vậy yết giá là gì? Đặc điểm, ví dụ và Các hình thức Yết giá?
Mục lục bài viết
1. Yết giá là gì?
Yết giá trong tiếng Anh là “Quotation”.
Yết giá có thể hiểu đây là việc xác định mức giá mới nhất của một cổ phiếu, trái phiếu hay tất cả các tài sản được giao dịch nói chung. Bên cạnh đó, hầu hết các loại tài sản cũng yết giá giá mua và giá bán để xác định giá bán cuối cùng.
– Giá mua và giá thầu là mức giá cao nhất mà người mua sẵn sàng trả.
– Còn giá bán/ giá chào bán là mức giá cao nhất mà người bán sẵn sàng bán.
Như vậy từ các thông tin như trên ta thấy yết giá rất phổ biến đối với các tài sản có tính ổn định và các tài sản có tính thanh khoản cao để ghi nhận mức chênh lệch giá mua và giá bán dưới môi trường giao dịch bình thường.
2. Đặc điểm, ví dụ về Yết giá:
Yết giá cung cấp cho hai thông tin quan trọng là mức giá mà nhà đầu tư phải trả để mua một tài sản tại một thời điểm cụ thể và giá mà nhà đầu tư sẽ nhận cho cùng một tài sản nếu họ bán nó cùng thời điểm. Chênh lệch giữa hai thông tin này thể hiện chi phí thanh khoản mà nhà đầu tư phải chịu khi giao dịch một tài sản do họ phải mua theo giá thầu và bán theo mức giá chào bán. Khi giá của một tài sản bắt đầu giảm, một sự phân kì đồng thời trong giá mua và giá bán sẽ được quan sát thấy trên thị trường. Chênh lệch lớn hơn giữa giá mua giá bán một tài sản khiến cho tài sản đó ít thanh khoản hơn và khó thay đổi hơn trong một thị trường nhiều biến động.
Yết giá không có quy định về mức giới hạn vơi giá thầu và giá chào bán. Yết giá thường sẽ có các mức giá đỉnh, giá đáy, giá mở cửa và giá đóng cửa trong một ngày. Giá yết cơ bản của chứng khoán làm nổi bật các dữ liệu quan trọng trên thị trường để cung cấp thông tin về các chuyển động giao dịch trong ngày hiện tại. Mức chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa hay giá đỉnh và giá đáy phản ánh xu hướng đang diễn ra trên thị trường.
Các hình thức yết giá hiện nay chúng ta thấy xuất hiện rất nhiều loại tài sản ghi nhận giá yết của tài sản là giá cuối cùng được giao dịch. Như trong thị trường chứng khoán có thu nhập cố định thường yết giá giá thầu/ giá mua và giá bán trái phiếu trong các phiên giao dịch thông thường. Ngoài chênh lệch giá mua và chênh lệch về giá bán, yết giá trái phiếu cho biết mệnh giá và lợi suất đáo hạn của trái phiếu. Trong thị trường hợp đồng tương lai và thị trường giao dịch hàng hóa sử dụng các mức giá yết để cung cấp các thông tin liên quan đến tài sản cơ sở cho các nhà đầu tư.
3. Phương pháp yết giá hiện nay:
3.1. Yết giá trực tiếp trên quan điểm đồng ngoại tệ:
Yết tỷ giá là một bảng liệt kê các mức mua hoặc bán của các đồng tiền. Bảng yết tỷ giá được thể hiện khác nhay tùy thuộc vào mục đích của tổ chức yết tỷ giá. Để phục vụ cho các giao dịch tiền tệ, các hoạt động tín dụng và thanh toán quốc tế Theo đó có hai phương pháp yết tỉ giá hiện nay đó là yết tỉ giá trực tiếp và gián tiếp, đầu tiên đối với yết tỉ giá trực tiếp thì tại phương pháp này cụ thể tại một nước người ta so sánh một ngoại tệ n ào đó với đồng nội tệ (yết giá trực tiếp trên quan điểm đồng ngoại tệ)
1 ngoại tệ = X nội tệ
Ví dụ:
Ở Việt Nam, tỷ giá theo cách biểu hiện này sẽ là so sánh các đồng ngoại tệ với VND, chẳng hạn: 1 USD = 15,950 VND
Ta viết là: USD/VND = 15,950
Ở Pháp: 1 USD = 0.81EUR
Ta viết là: USD/EUR = 0.81
3.2. Yết giá gián tiếp trên quan điểm đồng ngoại tệ:
Yết giá gián tiếp chúng ta hiểu cụ thể thì đây được xem là yết giá tiền tệ trên thị trường ngoại hối, thể hiện số lượng có thể biến đổi của đồng ngoại tệ cần để mua hoặc bán đơn vị cố định của đồng nội tệ. Bên cạnh yết giá trực tiêp là yết giá gián tiếp còn được biết đến là cách yết giá theo số lượng. Nguyên nhân xuất phát từ việc thể hiện số lượng ngoại tệ cần để mua một đơn vị nội tệ. Hay có thể nói, nội tệ là đồng tiền cơ sở trong yết giá gián tiếp, còn ngoại tệ là đồng tiền định giá. Bên cạnh đó ta thấy với yết giá gián tiếp là yết giá trực tiếp, hay còn được biết đến là yết giá theo giá. Nó thể hiện giá của một số lượng đơn vị cố định nội tệ khi so sánh với số lượng đơn vị biến đổi của ngoại tệ.Tại phương pháp này cụ thể tại một nước, người ta so sánh đồng nội tệ với đồng ngoại tệ (yết giá gián tiếp trên quan điểm đồng ngoại tệ)
yết giá trực tiếp với yết giá gián tiếp là hai khái niệm nhìn chung nó sẽ còn phụ thuộc vào vị trí của người nói, khi đó mới xác định được đồng tiền nào là ngoại tệ và đồng tiền nào là nội tệ. Trên các báo chí phi kinh doanh và những phương tiện truyền thông khác thì thường yết giá tỉ giá hối đoái một cách trực tiếp để tiện cho khách hàng. Bên cạnh đó ta thấy đối với thị trường ngoại hối có những qui tắc yết giá riêng vượt ra khỏi biên giới trong nước. Yết giá trực tiếp có thể tính bằng công thức sau: Yết giá trực tiếp = 1/Yết giá gián tiếp
Ví dụ, vào tháng hai năm 2018, yết giá trực tiếp của đô la Mỹ trên đô la Canada tại Mỹ là 0,79394 USD = 1 CAD, còn tại Canada, yết giá trực tiếp là 1,25953 CAD = 1 USD.
1 nội tệ = X ngoại tệ
Ở Pháp, tỷ giá theo cách biểu hiện này sẽ là so sánh đồng tiền EUR với ngoại tệ.
Chẳng hạn: 1 EUR = 1.2104 USD
Ta viết là: EUR /USD = 1.2104 Ở Anh: 1 GBP = 1.6958 USD
Ta viết là: GBP/USD = 1.6958
Theo tập quán kinh doanh tiền tệ của ngân hàng , tỷ giá hối đoái thường được yết giá như sau:
USD / EUR = 0.8100 / 0.8110
USD / VND = 15,950 / 15,970
Như vậy dựa trên những phân tích đưa ra như trên ta thấy đồng USD đứng trước gọi là tiền yết giá hay còn gọi là đồng tiền hàng hoá hay đồng tiền cơ sở, đồng tiền cơ sở này luôn là một đơn vị. Các đồng EUR, VND đứng sau gọi là tiền định giá và là một số đơn vị tiền tệ và thường thay đổi phụ thuộc vào thời giá của tiền yết giá. Tỷ giá đứng trước 8100 là tỷ giá mua đô la trả bằng EUR của ngân hàng, và tỷ giá đứng trước 15,950 là tỷ giá mua đô la trả bằng đồng Việt Nam của ngân hàng, chúng được gọi là tỷ giá mua v ào của ngân hàng (BID RATE) Tỷ giá đứng sau 0.8110 là tỷ giá bán đô la thu bằng EUR của ngân hàng và 15,970 là tỷ giá bán USD thu bằng VND của ngân hàng, chúng được gọi là tỷ giá bán ra của ngân hàng (ASK RATE)
Trên thực tế ta có thể thấy tỷ giá ASK cao hơn tỷ giá BID. Chênh lệch giữa chúng gọi là lợi nhuận trước thuế của ngân hàng hay tiếng Anh gọi là Spread, tiếng Pháp được gọi là Fourchette. Khoản chênh lệch này tùy thuộc vào từng ngoại tệ nhưng bình thường nó sẽ rơi vào khoảng 0.001 đến 0.003 tức là từ đến 30 điểm. Tỷ giá thường được công bố đến 4 số lẻ. Điểm biểu hiện 1/10,000của một đ ơn vị tiền tệ, nó là khoảng tăng nhỏ nhất khi tỷ giá biến đổi. Số của tỷ giá thông thường biểu hiện hai con số sau dấu chấm của tỷ giá. Con số này ít được quan tâm, bởi vì con số biến động mạnh nhất chính là phần điểm của tỷ giá.
Trong giao dịch ngoại hối thì chúng ta có thể lấy tên thủ đô các nước công nghiệp phát triển thay cho tên tiền tệ của nước đó ở vị trí tiền định giá. Theo đó để có thể thống nhất các đơn vị tiền tệ của các nước, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đã ban hành ký hiệu tiền tệ thống nhất. Tất cả đồng tiền của các nước đều được mã hoá bằng 3 chữ cái in hoa, trong đó hai chữ cái đầu l à ký hiệu của tên nước và chữ cái thứ ba là chữ cái đầu ti ên của tên tiền tệ nước đó. Ví dụ cụ thể, VND là ký hiệu đồng tiền của Việt Nam, trong đó VN là ký hiệu của Việt Nam và D là chữ cái đầu tiên của tên đồng tiền của Việt Nam “ĐỒNG”. SGD là ký hiệu đồng tiền của nước Singapore, trong đó hai chữ cái đầu tiên SG là ký hiệu tên nước Singapore và chữ cái cuối cùng D là chữ dầu tiên của tên đồng tiền nước này DOLLAR v.v.