Yết giá chỉ thị hay chúng ta có thể hiểu đây là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực Giao dịch tiền tệ và Forex Chiến lược và những kiến thức giao dịch Forex. Yết giá chỉ thị là gì? Đặc điểm và ví dụ về yết giá chỉ thị
Mục lục bài viết
1. Yết giá chỉ thị là gì?
Yết giá chỉ thị trong tiếng Anh là Indicative Quote.
Yết giá chỉ thị Indicative là từ hiện nay thường được dùng trong lĩnh vực kinh tế yết giá chỉ thị này thường khi đi đôi với từ Quote ghép thành cụm từ Indicative Quote, Theo đó nó có nghĩa là Yết giá chỉ thị. Yết giá chỉ thị là giá trị hợp lí ước tính về giá thị trường hiện tại của một loại tiền tệ, được cung cấp bởi nhà tạo lập thị trường khi được nhà đầu tư yêu cầu. Bên cạnh đó ta thấy tỉ lệ này không phải là mức giá mà giao dịch bắt buộc phải thực hiện theo. Hay có thể hiểu khi nhà tạo lập thị trường cung cấp yết giá chỉ thị cho một nhà giao dịch, nhà tạo lập thị trường không bắt buộc phải tuân theo mức giá đã nêu trong yết giá chỉ thị nếu nhà đầu tư muốn giao dịch cặp tiền đó.
2. Đặc điểm và ví dụ về yết giá chỉ thị:
Các nhà tạo lập thị trường sẽ cung cấp yết giá chỉ thị nếu một bên bày tỏ sự quan tâm đến việc giao dịch một cặp tiền tệ nhưng không cung cấp thêm thông tin bổ sung nào như khối lượng giao dịch. Những người này có thể là các nhà giao dịch hoặc khách hàng của nhà tạo lập thị trường. Các nhà kinh doanh chứng khoán cũng đưa ra yết giá chỉ thị nếu điều kiện thị trường bất ổn làm hạn chế khả năng giao dịch theo tỷ giá hiện hành của tiền tệ đó.
Cần lưu ý là nhà tạo lập thị trường không bắt buộc phải tuân theo yết giá chỉ thị Về tổng quan các nhà giao dịch thường yêu cầu yết giá chỉ thị để có ý tưởng về tình hình giao dịch một loại tiền tệ trước khi đưa ra quyết định giao dịch. Đặc biệt là với các giao dịch lớn do mỗi biến động giá cả đều có tác động rất lớn. Họ muốn biết một giá trị xấp xỉ dù không hoàn toàn chính xác, về tỷ giá thị trường của một cặp tiền tệ để quyết định đầu tư.
Yết giá chỉ thị trái ngược với yết giá chắc chắn. Với yết giá chắc chắn, nhà kinh doanh chứng khoán sẽ đưa ra mức giá, khối lượng giao và tất cả các thông tin cần thiết khác để kết thúc một giao dịch. Yết giá chắc chắn không thể thương lượng và được đảm bảo, nếu bên còn lại chọn giao dịch với mức giá yết, nó sẽ được giao dịch. Ví dụ về Yết giá chỉ thị cụ thể như sau:
Ví dụ cụ thể: Một tập đoàn nào đó ở Mỹ muốn mua lại một công ty tại Pháp với giá 200 triệu euro. Công ty này yêu cầu một yết giá chỉ thị cho cặp USD/EUR để xác định lượng USD cần thiết để chuyển sang EUR. Tỷ giá liên ngân hàng cho cặp tiền tệ EUR/USD là 1.1520/1.1525 hay có nghĩa là 1.1525 USD có thể mua được một đồng EUR. Nhà tạo lập thị trường đã báo cho công ty Mỹ mức tỷ giá chỉ thị là 1.1535.Công ty này có thể yêu cầu mức yết giá chắc chắn hoặc bỏ qua và quay lại vào thời điểm khác có tỷ giá tốt hơn.
3. Các phương pháp yết tỉ giá:
3.1. Phương pháp yết tỷ giá trực tiếp:
Phương pháp yết tỷ giá trực tiếp chúng ta hiểu đây là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị cố định của đồng ngoại tệ thông qua một số lượng biến đổi của đồng nội tệ.
1 ngoại tệ = x nội tệ.
Ví dụ: Tại Việt Nam, ngày 12/01/2011, các tỷ giá giao dịch của Ngân hàng thương mại được công bố như sau:
USD/VND = 19.495/19.500; JPY/VND = 249,20/254,39;
EUR/VND = 26.739,93/27.242,74
– Trong phương pháp này, đồng tiền yết giá là ngoại tệ, đồng tiền định giá là nội tệ
Theo đó trên thực tế thì đa số các nước biểu diễn theo phương pháp trực tiếp và đồng USD là đồng tiền yết giá. Đô la Mỹ chỉ đóng vai trò là đồng tiền định giá đối với 5 đồng tiền là GBP, EUR, AUD, NZD và SDR.
3.2. Phương pháp yết tỷ giá gián tiếp (indirect quotation):
Phương pháp yết tỷ giá gián tiếp là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị cố định của đồng nội tệ thông qua một số lượng biến đổi của đồng ngoại tệ.
1 nội tệ = x ngoại tệ
Ví dụ: Tỷ giá trên thị trường Anh vào ngày 11/01/2011 được công bố như sau:
GBP/PLN = 4.6305/80; GBP/AUD = 1.5858/67; GBP/CAD = 1.5454/63;
GBP/CHF = 1.5218/24; GBP/JPY = 130.12/130.19; GBP/USD = 1.5635/38
Như vậy qua ví dụ trên ta thấ
Ví dụ:
EUR/NZD = 1.7121/31; EUR/AUD = 1.3192/98; EUR/CAD = 1.2859/67;
EUR/JPY = 108.31/38; EUR/GBP = 0.8318/32; EUR/CHF = 1.2658/61;
EUR/USD = 1.30058/76
Như vậy, hai phương pháp yết tỷ giá trực tiếp và gián tiếp về bản chất thì không khác nhau nhưng về hình thức thì khác nhau.
Lưu ý: Tại Mỹ áp dụng cả hai phương pháp yết giá trực tiếp và gián tiếp:
– Phương pháp yết tỷ giá trực tiếp được áp dụng đối với các đồng tiền sau: EUR, AUD, GBP, NZD.
– Phương pháp yết tỷ giá gián tiếp được áp dụng đối với các đồng tiền còn lại.
Đối với các đồng tiền EUR, AUD, GBP, NZD, khi yết tỷ giá với nhau thì yết theo quy tắc: EUR/AUD; EUR/GBP; EUR/NZD; GBP/AUD; GBP/NZD.
3.3. Phương pháp yết tỷ giá kiểu Mỹ:
Theo cách này, tỷ giá được niêm yết bằng số USD trên đơn vị ngoại tệ. Ví dụ: Tỷ giá được niêm yết theo kiểu Mỹ trên tờ Wall Street: 1 GBP = 1,5743 USD; 1 CHF = 0,7018 USD; 1 EUR = 1,0578 USD
3.4. Phương pháp yết tỷ giá kiểu Châu Âu:
Theo cách này, tỷ giá được niêm yết bằng số ngoại tệ trên 1 đơn vị USD. Ví dụ: 1 USD = 0,6352 GBP; 1 USD = 0,9453 EUR, 1 USD = 1,4250 CHF
Phương pháp yết giá kiểu Mỹ và kiểu Châu Âu thường được áp dụng cho thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tức là áp dụng cho đối tượng khách hàng là một ngân hàng khác. Trường hợp khách hàng không phải ngân hàng khác người ta thường áp dụng phương pháp yết giá trực tiếp và gián tiếp. Theo đó thì tại các ngân hàng thương mại Việt Nam sử dụng phương pháp yết giá trực tiếp. Ngoài ra do đặc điểm Việt Nam còn giao dịch tiền mặt quá lơn nên bên cạnh yết giá ngoại tệ chuyển khoản, các ngân hàng thương mại còn yết giá ngoại tệ tiền mặt.
3.5. Phương pháp yết tỷ giá:
Yết tỷ giá chúng ta có thể hiểu đây thực chất là một bảng liệt kê các mức mua hoặc bán của các đồng tiền. Theo đó bảng yết tỷ giá này được thể hiện khác nhay tùy thuộc vào mục đích của tổ chức yết tỷ giá. Với mục đích để phục vụ cho các giao dịch tiền tệ, các hoạt động tín dụng và thanh toán quốc tế, yết tỷ giá thường theo các phương pháp sau đây:
+ Yết tỷ giá trực tiếp và yết tỷ giá gián tiếp (Direct and Indirect Quotes) chúng ta có thể hiểu về yết tỷ giá trực tiếp là phương pháp thể hiện giá nội tệ của một đơn vị ngoại tệ. Chẳng hạn, ở Việt Nam, tỷ giá được yết là 15.745 VND/USD hoặc 29.138 VND/GBP là yết tỷ giá trực tiếp.
+ Đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá là việc yết tỷ giá một đồng tiền chỉ có thể được thực hiện, thông qua một đồng tiền khác. Vì vậy, khi nói đến tỷ giá hối đoái bao giờ cũng phải nói đến một cặp hai đồng tiền, đó là đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá. Vậy thế nào là đồng tiền yết giá? Thế nào là đồng tiền định giá? Xác định đồng tiền yết gá và đồng tiền định giá như thế nào? Như vậy ta co thể hiểu về đồng tiền yết giá là đồng tiền biểu thị giá trị của nó thông qua một đồng tiền khác. Đồng tiền định giá là đồng tiền dùng để xác định giá trị của một đồng tiền khác. Ví dụ: Tỷ giá giữa GBP và CAD là 1 GBP = 2,4805 CAD hay có thể viết là GBP/CAD = 2,4805, hoặc tỷ giá giữa USD và JPY là 1 USD – 113,06 JPY hay có thể viêt USD/JPY = 113,06.
+ Yết tỷ giá mua và tỷ giá bán tiếng anh là Bid and Offer Quotations, trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối phải dựa trên sự khác biệt giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán nên để thực hiện các nghiệp vụ mua và nghiệp vụ bán trên thị trường liên ngân hàng cũng như với khách hàng, các ngân hàng niêm yết đồng thời cả hai tỷ giá cụ thể đó là tỷ giá mua và tỷ giá bán. Tỷ giá mua hiểu đơn giản là tỷ giá ngân hàng áp dụng cho việc mua ngoại hối của khách hàng. Tỷ giá bán được hiểu là tỷ giá ngân hàng áp dụng cho viecj bán ngoại hối cho khách hàng. Tỳ giá này thường được yết sau và thường lớn hơn tỷ giá yết ở đăng trước.