Thực hiện đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp là biện pháp quan trọng để Tây Nguyên tận dụng những điều kiện thuận lợi sẵn có của mình để phát triển kinh tế. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Ý nghĩa chủ yếu của việc đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên là?, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Ý nghĩa chủ yếu của việc đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên là?
A. nâng cao chất lượng sản phẩm.
B. tăng cao khối lượng nông sản.
C. sử dụng hợp lí các tài nguyên.
D. nâng cao đời sống người dân.
Đáp án đúng: C
2. Điều kiện để thực hiện đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên:
Vùng Tây Nguyên của Việt Nam không chỉ nổi tiếng với diện tích đất badan rộng lớn, khoảng 1,36 triệu ha, chiếm tới 66% tổng diện tích đất badan của cả nước, mà còn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nhiều loại cây trồng như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, bông chè và dâu tằm. Sự phong phú của nguồn tài nguyên rừng tự nhiên cũng đóng góp vào việc phát triển kinh tế và môi trường sống của người dân. Với gần 3 triệu ha rừng tự nhiên, Tây Nguyên chiếm 29,2% tổng diện tích rừng tự nhiên của cả nước, tạo nên một môi trường sinh thái phong phú và đa dạng.
– Khí hậu và nước:
Tây Nguyên nằm ở vùng cận xích đạo, nên khí hậu ở đây mang tính chất nhiệt đới, nóng quanh năm rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu và nhiều loại cây trồng khác.
Đặc biệt, trên các cao nguyên mát mẻ như Đà Lạt và phong cảnh thiên nhiên đẹp như hồ Lắk và Biển Hồ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, đóng góp vào nền kinh tế địa phương.
– Nguồn nước và thủy điện:
Tây Nguyên là khu vực thượng nguồn của nhiều hệ thống sông lớn, do đó có tiềm năng thủy điện lớn, chiếm khoảng 21% trữ lượng năng lượng thủy điện của cả nước. Sự phát triển của ngành thủy điện không chỉ đảm bảo cung cấp năng lượng cho khu vực mà còn góp phần vào việc phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng.
– Rừng tự nhiên:
Với gần 3 triệu ha rừng tự nhiên, Tây Nguyên là một trong những khu vực có nguồn tài nguyên rừng phong phú. Điều này không chỉ giúp duy trì môi trường sống của nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm mà còn là nguồn cung cấp lâm sản đa dạng cho ngành công nghiệp.
– Khoáng sản:
Trữ lượng khoáng sản đáng kể, như bô xít với hơn 3 tỉ tấn, cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp, đồng thời đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của vùng.
3. Câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1: Lâm nghiệp là thế mạnh nổi bật ở vùng Tây Nguyên chủ yếu là do:
A. rừng cung cấp nhiều loại gỗ quý, dược liệu, các động vật.
B. độ che phủ rừng lớn, rừng có ý nghĩa về kinh tế, sinh thái.
C. rừng bảo vệ tài nguyên đất, cung cấp gỗ quý đề xuất khẩu.
D. rừng bảo vệ nhiều động vật hoang dã, cung cấp lâm sản.
Câu 2: Mục tiêu chủ yếu nhất của việc xây dựng các công trình thủy điện ở Tây Nguyên là:
A. tạo điều kiện thuận lợi để các ngành công nghiệp của vùng phát triển.
B. xuất khẩu điện sang nước lân cận để thu nguồn ngoại tệ cho nước ta.
C. cung cấp nước tưới vào mùa khô, phát triển ngành du lịch và thủy sản.
D. cung cấp nguồn điện cho vùng để nâng cao cuộc sống cho người dân.
Câu 3: Biện pháp chủ yếu thúc đẩy sản xuất hàng hóa đối với cây công nghiệp ở Tây Nguyên là:
A. mở rộng thêm diện tích để trồng trọt.
B. quy hoạch lại các vùng chuyên canh.
C. mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
D. đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp.
Câu 4: Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây nguyên có ý nghĩa xã hội chủ yếu nào sau đây?
A. Giải quyết việc, tạo ra tập quán sản xuất mới.
B. Thúc đẩy hình thành nông trường quốc doanh.
С. Cung cấp sản phẩm cho nhu cầu ở trong nước.
D. Tạo ra khối lượng nông sản lớn cho xuất khẩu.
Câu 5: Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh chế biến sản phẩm cây công nghiệp ở Tây Nguyên là:
A. thu hút dân cư từ các vùng khác, tạo ra nhiều việc làm.
B. tăng chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu.
C. tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế.
D. vì đa dạng hóa cơ cấu nông nghiệp, tạo sức hút với đầu tư.
Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu đe dọa xói mòn đất nếu lớp phủ thực vật bị phá hủy ở Tây Nguyên là:
A. sự thay đổi giữa mùa khô kéo dài và mùa mưa.
B. chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá badan.
С. chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới.
D. địa hình nhiều đồi núi, mức độ chia cắt rất lớn.
Câu 7: Biện pháp cấp bách nhất hiện nay để bảo vệ rừng tự nhiên ở Tây Nguyên là:
A. đóng cửa rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng.
B. đẩy mạnh việc khoanh nuôi, trồng rừng mới.
C. chú trọng giao đất, giao rừng cho người dân.
D. khai thác rừng hợp lí, đẩy mạnh chế biến gỗ.
Câu 8: Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong việc phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên là:
A. có khai thác nhưng không có chế biến lâm sản.
B. công tác trồng rừng không được thực hiện hàng năm.
C. tình trạng rừng bị phá, bị cháy diễn ra thường xuyên.
D. các vườn quốc gia là nơi đang bị khai thác bừa bãi.
Câu 9: Đảm bảo tốt nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho nông dân vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên là biện pháp để:
A. thu hút đầu tư, hợp tác của nước ngoài.
B. phát triển ổn định, vững chắc cây công nghiệp.
C. thu hút lao động từ các vùng khác đến.
D. xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống dân cư.
Câu 10: Giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây công nghiệp ở Tây Nguyên là:
A. đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu sản phẩm.
B. mở rộng diện tích đi đối với nâng cao năng suất.
C. khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại.
D. tăng cường lực lượng lao động có chuyên môn.
Câu 11: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên ?
A. Trình độ thâm canh.
B. Điều kiện về địa hình.
C. Khí hậu và Đất đai.
D. Tập quán sản xuất.
Câu 12: Thuận lợi nhất của đất đỏ badan ở Tây Nguyên đối với việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm là:
A. đất badan có hàm lượng dinh dưỡng cao.
B. đất badan có tầng phong hóa sâu.
C. đất tốt, tập trung ở những mặt bằng rộng.
D. phân bố chủ yếu ở các vùng núi cao.
Câu 13: Ý nghĩa lớn nhất của các công trình thủy điện đối với kinh tế của vùng Tây Nguyên là:
A. cung cấp nước tưới cho các vườn cây công nghiệp trong mùa khô.
B. điều tiết nước cho các sông, cung cấp nước cho các ngành sản xuất.
С. tạo ra nguồn điện dồi dào và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. thúc đẩy hoạt động du lịch sinh thái và cung cấp nước cho sinh hoạt.
Câu 14: Việc hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên chủ yếu do tác động của:
A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều nông sản hàng hóa có giá trị.
B. đa dạng hóa nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết việc làm.
C. sự phát triển của công nghiệp chế biến, nhu cầu lớn của thị trường.
D. đa dạng hóa nông nghiệp, bảo vệ tài nguyên đất, cải thiện môi trường.
Câu 15: Ý nghĩa lớn nhất của các hồ thủy điện đối với kinh tế của vùng Tây Nguyên là:
A. cung cấp nước tưới cho các vườn cây công nghiệp trong mùa khô.
B. điều tiết nước cho các sông, cung cấp nước cho các ngành sản xuất.
C. tạo ra nguồn điện dồi dào và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. thúc đẩy hoạt động du lịch sinh thái và cung cấp nước cho sinh hoạt.
Câu 16: Công nghiệp chế biến ở Tây Nguyên đang được đẩy mạnh phát triển chủ yếu nhờ:
A. nền nông nghiệp hàng hóa của vùng đang phát triển đi lên.
B. việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường.
С. điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên dồi dào.
D. việc nâng cao chất lượng lao động từ các vùng khác đến đây.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa các hồ thủy điện ở Tây Nguyên?
A. Phát triển các mô hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái.
B. Sử dụng diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản.
С. Mang lại nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô.
D. Tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phát triển.
Câu 18: Tác động tiêu cực của việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên là:
A. thời tiết và khí hậu biến đổi bất thường.
B. tài nguyên rừng giảm sút nghiêm trọng.
С. mở rộng diện tích nông nghiệp khó khăn.
D. nhiều động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
THAM KHẢO THÊM: