Toàn cầu hóa có ảnh hưởng sâu rộng đối với nền kinh tế, xã hội và chính trị trên khắp thế giới. Nó có thể mang lại cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế và hợp tác quốc tế, nhưng cũng có thể gây ra thách thức và tranh cãi, bao gồm vấn đề liên quan đến bất công xã hội, mất việc làm, và bảo vệ môi trường.
Mục lục bài viết
1. Toàn cầu hóa là gì?
Toàn cầu hóa (tiếng Anh: globalization) là quá trình mà các quốc gia và nền kinh tế trên khắp thế giới trở nên ngày càng liên kết, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau. Điều này bao gồm các khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và công nghệ. Toàn cầu hóa có thể diễn ra trong nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm:
– Toàn cầu hóa kinh tế: Sự tăng cường của thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài, và sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và vốn tài chính giữa các quốc gia.
– Toàn cầu hóa chính trị: Sự hợp tác và quan hệ giữa các quốc gia thông qua tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, G20 và các hiệp định đa phương.
– Toàn cầu hóa xã hội: Sự lan truyền của văn hóa, thông tin và giáo dục trên phạm vi toàn cầu, dẫn đến sự tiếp xúc giữa các nhóm dân tộc và nền văn hóa khác nhau.
– Toàn cầu hóa công nghệ: Sự phát triển và sử dụng các công nghệ thông tin và viễn thông giúp kết nối mọi người trên toàn thế giới và thúc đẩy sự tương tác và trao đổi thông tin.
2. Bản chất của toàn cầu hóa là gì?
Bản chất của toàn cầu hóa là quá trình tạo ra sự liên kết và tương tác chặt chẽ hơn giữa các quốc gia, nền kinh tế, và xã hội trên phạm vi toàn cầu. Điều này bao gồm sự tăng cường sự kết nối và phụ thuộc lẫn nhau trong nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và công nghệ. Dưới đây là những yếu tố cốt lõi của bản chất toàn cầu hóa:
– Tăng cường Thương mại: Toàn cầu hóa kinh tế liên quan đến sự gia tăng của thương mại quốc tế, sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, và vốn tài chính giữa các quốc gia. Nó mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường toàn cầu.
– Quan hệ Quốc tế: Toàn cầu hóa chính trị bao gồm sự hợp tác và tương tác giữa các quốc gia thông qua tổ chức quốc tế, diễn ra qua việc tham gia vào các hiệp định đa phương và thỏa thuận.
– Lan truyền Văn hóa: Toàn cầu hóa xã hội đánh dấu sự lan truyền của văn hóa, thông tin và giáo dục trên phạm vi toàn cầu, làm cho mọi người có cơ hội tiếp xúc với nền văn hóa và giá trị khác nhau.
– Công nghệ và Truyền thông: Toàn cầu hóa công nghệ bao gồm sự phát triển và sử dụng các công nghệ thông tin và viễn thông, giúp kết nối mọi người trên toàn thế giới và thúc đẩy sự tương tác và trao đổi thông tin.
– Phụ thuộc và Tương tác: Bản chất của toàn cầu hóa là sự phụ thuộc và tương tác giữa các quốc gia và các tầng lớp xã hội, không chỉ trong khía cạnh kinh tế mà còn trong các khía cạnh xã hội, chính trị và văn hóa.
Toàn cầu hóa có thể mang lại cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế và hợp tác quốc tế, nhưng cũng có thể gây ra thách thức và tranh cãi, bao gồm vấn đề liên quan đến bất công xã hội, mất việc làm, và bảo vệ môi trường. Bản chất toàn cầu hóa có thể thay đổi theo thời gian và bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau.
3. Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào?
Toàn cầu hóa tìm kiếm được lợi ích khi xác định được tiếp cận khoa học, công nghệ. Từ các tính chất đối với phân tích trên, có thể thấy được với hệ quả tất yếu.
Xác định với hệ quả sinh ra tất yếu:
Như vậy xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ. Với các hội nhập được xác định là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới từ khá lâu. Đặc biệt là ở các nước phát triển và đang phát triển. Với tiềm năng nghiên cứu, ứng dụng khoa học. Diễn ra từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, đặc biệt là sau chiến tranh lạnh.
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ xác định với mục tiêu từ lâu. Trong định hướng tiếp cận thị trường và phát triển mới của các chủ thể. Đây cũng chính là tên gọi giai đoạn 2 của của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật diễn ra từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 cho đến nay. Con người thấy được các giá trị trong phát triển, mở rộng tiềm lực khoa học, công nghệ. Và thúc đẩy cho các mở rộng đó được thực hiện lớn mạnh, bùng nổ nhất.
Cuộc cách mạng khoa học – Công nghệ mang đến tác động lớn. Với các thay đổi và đẩy mạnh trong lợi ích các chủ thể trên thị trường nhận được.
– Đã thúc đẩy năng suất lao động tăng. Là các kết quản phản ánh với các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Trong đó tập chung trên các ngành có ứng dụng của khoa học, công nghệ.
– Mức sống và chất lượng cuộc sống của con người nhờ đó cũng tăng lên. Khi nền kinh tế tìm được các lợi ích hiệu quả. Con người nhận về các khả năng, lợi thế để tìm kiếm cho lợi ích đầu tư, kinh doanh của mình. Được tiếp cận với nhu cầu mở rộng, các bài học ứng dụng cao từ kinh nghiệm của các quốc gia phát triển. Qua đó mà thúc đẩy từ lợi ích của chủ thể luật quốc tế nói chung, đến từng cá nhân, doanh nghiệp trong thị trường.
Điều này đã làm cho các giá trị phát triển, thúc đẩy trên mọi mặt. Từ cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực. Đến những đòi hỏi về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp có sự thay đổi lớn. Hướng đến tiếp cận hiệu quả hơn với tính tiện nghi, hiện đại. Mang đến trải nghiệm lớn để con người có thể tận hưởng, làm chủ cuộc sống.
Có thể nói rằng cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã khiến con người bước sang một nền văn minh mới. Thay đổi với cơ chế hoạt động trước kia. Tiếp cận nền văn minh thông tin, nhanh nhạy và nắm bắt. Và nhờ đó vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX thị trường thế giới và xu thế toàn cầu hóa được hình thành. Phát triển và khẳng định, chứng minh các giá trị cho đến ngày nay.
Có thể nói toàn cầu hóa là xu thế khách quan không thể đảo ngược.
– Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. Thực hiện cả với các chính phủ đến các quan hệ hợp tác doanh nghiệp, cá nhân. Trong đa dạng các hình thức và nhu cầu khác nhau. Các quan hệ hợp tác cùng tìm kiếm cơ hội, điều kiện phát triển. Mở rộng các khả năng tiếp cận nhu cầu trên thế giới. Với giá trị trao đổi tăng lên 12 lần.
– Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Với các nắm giữ đối với nhiều thị trường khác nhau. Từ đó mang đến sức mạnh hiệu quả của cạnh tranh. Và thể hiện thương hiệu có mặt, phủ sóng trên toàn cầu. Các công ty này cũng chiếm lĩnh với kết quả kinh doanh lớn trong các hoạt động thương mại được thực hiện. Có giá trị trao đổi tương đương 3/4 giá trị thương mại toàn cầu.
– Mở rộng hoạt động còn đến từ sự sáp nhập và hợp nhất các công ty. Khi đó, tạo thành những tập đoàn lớn có sức mạnh tác động, thống trị cao. Nhất là công ty khoa học – kỹ thuật. Từ đó cũng khiến cho sức ảnh hưởng và khả năng tiếp cận thị trường càng có nền tảng phát triển lớn mạnh trong tương lai.
– Sự ra đời của các tổ chức liên kết, các hợp tác quốc tế. Như liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (EU, IMF, WTO, APEC, ASEM…). Với các quyền và lợi ích trao cho thành viên. Thúc đẩy các hoạt động kinh doanh toàn cầu lớn mạnh. Cũng như mang đến hiệu quả phát triển không ngừng trong tương lai.
4. Những tác động của xu thế toàn cầu hóa:
4.1. Tác động tích cực:
+ Đem lại cơ hội phát triển vô cùng lớn cho các chủ thể có tiềm năng, biết cách tiếp cận hiệu quả. Đặc biệt nhất là sự tăng trưởng mạnh về các nền kinh tế. Khi có các lợi thế tiếp cận rất lớn với các nhu cầu trên thị trường. Và khai thác được lợi ích, đảm bảo được khả năng phát triển mạnh hơn trong tương lai. Với lực lượng sản xuất có nhiều điều kiện để phát triển. Từ đó đẩy mạnh quá trình xã hội hóa. Cũng như mang đến tiềm năng, tiềm lực phát triển đối với chính các quốc gia.
+ Mở ra nhiều cơ hội tiếp cận, giao lưu và học tập. Từ đó tiếp thu, ứng dụng cho những thành tựu khoa học và kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay. Với các phát minh, nghiên cứu mang đến hiệu quả về tiềm năng để thúc đẩy các nền kinh tế. Các quốc gia xác định cho mình cách thức tìm kiếm lợi ích khi tham gia trong thị trường.
Ngoài ra còn được sử hỗ trợ nhiệt tình của các tổ chức và liên minh đã tham gia vào toàn cầu hoá. Mang đến tiềm năng thúc đẩy của các đối tác. Cũng chính là tìm kiếm thêm cơ hội và phát triển, hợp tác cùng có lợi trong tương lai. Trong hợp tác liên minh khu vực, tham gia vào các tổ chức quốc tế.
+ Cơ cấu kinh tế sẽ có những chuyển biến nhất định. Khi cơ hội mở ra đối với thị trường rộng lớn. Các nhu cầu thị trường cũng cao cùng với các thúc đẩy mạnh mẽ có sự tiến bộ, các ứng dụng cho nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao. Kèm theo là những cải cách vô cùng thiết thực. Định hướng cho tính phù hợp để đủ điều kiện cạnh tranh, hợp tác trên thị trường.
Hướng đến nâng cao hiệu quả phát triển, tạo khác biệt và bỏ xa các quốc gia khác. Trong tiếp cận, triển khai hiệu quả chính xác trên thị trường. Cũng như hiệu quả của quá trình cạnh tranh trên thị trường của các nước và khu vực hiện nay.
4.2. Tác động tiêu cực:
+ Làm sự phân hóa giàu – nghèo trong xã hội ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Khi một số quốc gia chưa đủ năng lực, tiềm lực trong tham gia vào thị trường mở rộng. Khó khăn đối với lợi ích để thực hiện hợp tác hay mang đến thế mạnh riêng. Sự ngăn cách giữa giàu và nghèo ngày càng lớn, xã hội ngày càng bị chi phối bởi đồng tiền.
+ Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh trật tự. Với các nghiêm trọng, phức tạp của các hành vi vi phạm trong quan hệ quốc tế. Thậm chí mất đi bản sắc dân tộc.
+ Là thách thức lớn đối với những nước đang trong quá trình phát triển. Phải tận dụng, thúc đẩy chính bản thân mình nếu không muốn bị các quốc gia khác bỏ xa.