Gan là một bộ phân quan trọng của cơ thể. Có nhiều bệnh lý về gan và một trong số đó là xơ hóa gan. Xơ gan chính là giai đoạn cuối nếu không điều trị sớm của sự xơ hóa tiến triển, được đặc trưng bởi sự hình thành vách ngăn và nốt sẹo xung quanh tế bào gan. Cùng bài viết tìm hiểu rõ hơn về xơ hóa gan.
Mục lục bài viết
1. Xơ hóa gan là gì?
Ta hiểu về xơ hóa gan như sau:
Như chúng ta đều đã biết gan không chỉ là cơ quan giúp cơ thể chuyển hóa dinh dưỡng, thuốc,… mà gan còn tham gia vào quá trình đào thải chất độc hại ra ngoài.
Tuy nhiên những vai trò quan trọng của gan cũng sẽ dân mất đi, nếu mỗi chúng ta sử dụng rượu bia quá nhiều, mắc các bệnh tự miễn hay bệnh về gan mà không có phương pháp điều trị kịp thời.
Xơ hóa gan được hiểu cơ bản chính là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương dẫn đến những thay đổi về cấu trúc. Lúc này mô gan sẽ biến thành mô xơ, mô sẹo, hình thành các nốt tân sinh và mất chức năng của gan.
Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như: vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, chán ăn,… Nếu không chữa trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến suy gan, tổn thương chức năng gan, đồng thời làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Các cấp độ của xơ hóa gan:
Dựa theo cách phân loại Metavir của giải phẫu bệnh có thể thể chia xơ hóa gan thành các giai đoạn sau:
– Giai đoạn F0: Không có xơ hóa.
– Giai đoạn F1: Xơ hóa khoảng cửa.
– Giai đoạn F2: Xơ hóa khoảng cửa với vài cầu nối.
– Giai đoạn F3: Xơ hóa bắt đầu.
– Giai đoạn F4: Xơ gan.
Thông qua những giai đoạn được nêu cụ thể bên trên, xơ hóa gan được phân thành 4 cấp độ. Mỗi cấp độ sẽ có các triệu chứng và phương pháp chữa trị khác nhau:
– Xơ hóa nhẹ hoặc không, nếu bệnh đang ở giai đoạn F0 và F1. Lúc này nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì gan sẽ hồi phục lại khả năng hoạt động.
– Xơ hóa đáng kể, nếu bệnh ở giai đoạn F2, F3, F4.
– Xơ hóa nặng khi bệnh tiến triển đến giai đoạn F3, F4. Ở mức độ này, gan rất khó hồi phục lại bình thường, các biện pháp điều trị chỉ mang tính chất ngăn chặn không để xơ hóa tiến triển nghiêm trọng hơn.
– Xơ gan nặng ở giai đoạn F4, lúc này bệnh có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa đến tính mạng.
Xơ hóa gan tiếng Anh là: Liver fibrosis
2. Nguyên nhân và dấu hiệu của xơ hóa gan:
Nguyên nhân dẫn đến xơ hóa gan:
Xơ hóa gan sẽ xảy ra khi mô sẹo hình thành quá mức. Nguyên nhân của xxơ hóa gan cơ bản là do người bệnh bị nhiễm trùng mạn tính với virus viêm gan B, viêm gan C hoặc viêm gan virus khác, nghiện rượu nặng, gan nhiễm mỡ không do rượu, tiếp xúc với các chất độc, chấn thương hoặc các yếu tố khác gây tổn thương gan đều có thể dẫn tới xơ hóa gan. Đặc biệt, nhiễm trùng mạn tính với virus viêm gan B, C và tình trạng nghiện rượu nặng là những nguyên nhân chính dẫn tới xơ hóa gan.
Thông thường khi có các chấn thương, phản ứng của cơ thể là hình thành các vết sẹo. Cụ thể hơn, khi các tế bào gan bị tổn thương bởi virus, rượu, chất độc, chấn thương hoặc các yếu tố khác, hệ thống miễn dịch bắt đầu sửa chữa thiệt hại. Trong trường hợp xơ hóa gan, quá trình chữa bệnh của cơ thể trở nên khó khăn, các tế bào gan bị thương sẽ tạo ra các chất, giải phóng vào gan gây ra sự tích tụ của mô sẹo.
Dấu hiệu nhận biết các cấp độ của xơ hóa gan:
Quá trình xơ hóa thông thường xảy ra trong vài tuần, thậm chí là nhiều năm. Ở từng giai đoạn, mức độ tổn thương của gan sẽ khác nhau. Cũng chính bởi vì thế mà các chủ thể cũng sẽ có thể dựa vào các biểu hiện dưới đây để nhận biết các cấp độ của xơ hóa gan:
– Giai đoạn F1:
Ở giai đoạn 1 quá trình xơ hóa mới ở cấp độ nhẹ, gan bắt đầu hình thành mô sẹo. Cũng chính bởi vì thế mà những người bệnh ít xuất hiện triệu chứng bất thường, nếu có thì không rõ ràng như: mệt mỏi, chán ăn, sút cân, buồn nôn, hay rối loạn tiêu hóa,… Nhiều người vẫn hay chủ quan và lầm tưởng đó là dấu hiệu của bệnh khác.
– Giai đoạn F2:
Khi các chủ thể tiến triển sang giai đoạn F2, gan sẽ xuất hiện nhiều mô sẹo hơn nên bạn có thể nhìn rõ các mô xơ hóa. Lúc này số lượng tế bào gan bị xơ hóa tăng cao khiến chức năng gan giảm sút. Quá trình đào thải chất độc trong cơ thể bị ngưng trệ làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác. Cũng chính bởi vì thế bệnh sẽ gây ra các rối loạn chuyển hóa với biểu hiện điển hình là: vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu.
Không chỉ vậy xơ hóa giai đoạn F2 còn khiến bạn gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, hay sốt nhẹ vào chiều tối. Móng tay, móng chân cũng bị khô và chuyển sang màu trắng. Ngoài ra một số người còn phải gánh chịu những cơn đau ở phần bụng hạ sườn bên phải.
– Giai đoạn F3:
Ở giai đoạn F3, một lượng lớn tế bào gan đã bị thay thế bằng mô xơ hóa. Những tế bào bình thường còn lại, không thể cùng lúc đảm đang hết mọi việc. Chúng dần trở nên suy yếu và chuyển sang xơ hóa do chất độc tích tụ lâu gây tổn thương. Khi gan đã mất đi hầu hết chức năng, cơ thể sẽ có các biểu hiện như:
– Khi gan đã mất đi hầu hết chức năng, cơ thể sẽ có các biểu hiện đau mỏi cơ thể, tim đập nhanh, thường xuyên bị chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.
– Khi gan đã mất đi hầu hết chức năng, cơ thể sẽ có các biểu hiện phù nề ở tay chân, sau đó lan rộng sang các bộ phận khác như: bụng phình trướng.
– Khi gan đã mất đi hầu hết chức năng, cơ thể sẽ có các biểu hiện buồn nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, khi đi ngoài thì phân có màu đen.
– Giai đoạn F4:
Khi đã tiến triển đến giai đoạn cuối, hầu hết tế bào gan đã bị tổn thương, mọi chức năng gan cũng không còn. Sức khỏe của các chủ thể ở giai đoạn này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
3. Phương pháp chẩn đoán các cấp độ của xơ hóa gan:
Để nhằm mục đích có thể xác định các cấp độ của xơ hóa gan, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp chẩn đoán dưới đây. Sau khi nắm được tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp:
– Các chủ thể có thể tiến hành xét nghiệm máu:
Khi bị xơ hóa, dòng máu về gan sẽ bị cản trở lại bởi mô sẹo. Do đó máu sẽ chảy ngược về lách, gây lách to. Tại đây, các tế bào bị phân hủy nên số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu sẽ giảm xuống.
Nếu đang nghi ngờ mắc bệnh xơ hóa gan, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu để kiểm tra tổng phân tích tế bào máu, lượng protein, albumin, men gan hay sự tích tụ Bilirubin trong máu, các xét nghiệm đánh giá tình trạng đông máu. Thông qua kết quả thu được, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về khả năng hoạt động của gan.
– Các chủ thể có thể tiến hành siêu âm đo độ đàn hồi nhu mô gan hoặc fibroscan:
Để có thể quan sát được toàn bộ kích thước, cấu trúc của gan, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định siêu âm vùng bụng. Siêu âm đo độ đàn hồi nhu mô gan hoặc fibroscan là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh, không xâm lấn và không gây nguy hiểm. Qua đó, bác sĩ có thể phát hiện được các vấn đề bất thường cụ thể như: khối u, mô sẹo, áp xe gan hay gan nhiễm mỡ cũng như đánh giá phân độ xơ gan trên siêu âm.
– Các chủ thể có thể tiến hành sinh thiết gan:
Sinh thiết gan được hiểu chính là phương pháp lấy một mẫu mô của gan để đánh giá mức độ xơ hóa. Chỉ trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ mới yêu cầu bạn thực hiện phương pháp này. Bởi vì sinh thiết sẽ xâm nhập sâu vào bên trong tổ chức mô gan và gây ra biến chứng. Đồng thời, mức độ chính xác của kết quả còn bị ảnh hưởng bởi vị trí, kích thước mẫu và người giải phẫu bệnh.
Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ ở bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các cấp độ của xơ hóa gan. Khi cơ thể xuất hiện triệu chứng như: vàng da, vàng mắt,… các chủ thể cũng nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, tuyệt đối không chủ quan.
Để có thể chẩn đoán chính xác các cấp độ của xơ hóa gan bạn nên đến cơ sở có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Những phương pháp điều trị gan xơ hóa đều tập trung làm chậm lại sự tiến triển của bệnh bằng cách điều trị các tác nhân gây bệnh như: điều trị viêm gan virus, tránh uống rượu, thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và hạn chế muối, chất béo…