Để kích thích nhu cầu Học đại học của sinh viên ngày càng nhiều hình thức tuyển sinh được các trường Đại học, cao đẳng áo dụng. Trong những năm trở lại đây, hình thức xét tuyển đang trở nên phổ biến và được các trường Đại học dùng làm phương án thay thế cho phương pháp thi tuyển truyền thống.
Mục lục bài viết
1. Xét tuyển là gì?
Xét tuyển là hình thức tuyển sinh dựa trên các tiêu chí đáng tin cậy như kết quả học tập THPT, kết quả thi THPT quốc gia, đạt thành tính học sinh giỏi quốc gia, Olympic quốc tế…. Dùng những cơ sở để xét tuyển có thể đánh giá cả quá trình học của thí sinh một cách tổng quan hơn.
2. Lợi ích ki tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển:
Giảm áp lực thi cử: Học bạ được là điểm suốt cả quá trình học trung học phổ thông từ lớp 10 đến lớp 12. Chính vì thế nó đánh giá tổng quan kết quả học của bạn trong suốt quá trình học dựa trên các con số, cả quá trình. Trước khi bước vào kỳ thi THPT quốc gia, nhiều học sinh sẽ cảm thấy áp lực và gặp nhiều vấn đề. Bạn có thể gặp xui xẻo trong kỳ thi nên kết quả thi của bạn không như mong đợi. Lúc này, bạn cũng có thể sử dụng phương pháp xét tuyển.
Ngoài học bạ thì nhà trường còn tuyển sinh dựa trên nhiều chí khác nhau và không phải thi tuyển khắc nghiệt với tỉ lệ chọi cao. Những điểm mạnh của bạn sẽ là ưu thế cạnh tranh trực tiếp. Chính vì thế sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc xét tuyển vào trường bạn mong muốn.
Tăng cơ hội vào đại học : Hiện nay, hầu hết các trường cao đẳng sử dụng nhiều phương thức xét tuyển chứ không chỉ điểm thi THPT. Vì vậy, các thí sinh cũng có quyền sử dụng các phương thức khác để tăng cơ hội vào Đại học. Xét Học bạ và xét điểm thi THPT quốc gia là hai phương thức hoàn toàn riêng biệt, không ảnh hưởng đến nhau. Thí sinh có thể đậu theo phương thức xét điểm thi THPT quốc gia nhưng có thể đậu theo phương thức xét học lực. Khi xét tuyển, học sinh dù xét học lực hay điểm thi THPT quốc gia, tuyển thẳng … đều được hưởng chương trình học và quyền lợi học tập như nhau. Tăng cơ hội vào đại học: Hiện nay, hầu hết các trường cao đẳng sử dụng nhiều phương thức xét tuyển chứ không chỉ nêu điểm thi THPT. Vì vậy, các em cũng có quyền sử dụng các phương thức khác để tăng cơ hội vào Đại học. Học lực và điểm thi THPT quốc gia là hai phương thức hoàn toàn riêng biệt, không ảnh hưởng đến nhau. Thí sinh có thể đậu theo phương thức xét điểm thi THPT quốc gia nhưng có thể đậu theo phương thức xét học lực. Khi xét tuyển, học sinh dù xét học lực hay điểm thi THPT quốc gia, tuyển thẳng … đều được hưởng chương trình học và quyền lợi học tập như nhau.
Cơ hội được nhận học bổng: Khi bạn có một học bạ đẹp hoặc đạt giải cao trong các kì thi HSG quốc gia hoặc các kì thi về kĩ năng. Bạn hoàn toàn có thể nhận được học bổng từ trường. Nhiều trường có thể miễn phí toàn bộ học phí hoặc tru cấp cho Sinh viên đạt giải nhất nhì tại các kì thi HSG Quốc gia.
Sở dĩ các trường ưu ái xét tuyển thẳng cho các sinh viên có thành tích HSG Quốc gia chủ yếu để tuyển dụng nhân tài, Những sinh viên đó có tỉ lệ thành công khi ra trường rất cao. Qua đó đánh bóng hình ảnh đào tạo của trường.
Thủ tục, hồ sơ xét tuyển đơn giản : với thời gian xét tuyển linh động theo các đợt tuyển sinh do trường quy định. Thí sinh chỉ cần nộp học bạ hoặc các giấy tờ cho nhà trường yêu cầu. Rồi đợi thông tin báo trúng tuyển trả về..
Xét tuyển tiếng Anh là: Admission
3. Phương thức xét tuyển phổ biến hiện nay:
Phương thức 1: Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển
Những thí sinh đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào đại học hệ chính quy gồm có Anh hung lao động, Anh hung lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT.
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế; Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia.Thí sinh trong đội tuyển quốc gia tham dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế. Thí sinh đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế.
Những thí sinh trong diện xét tuyển thẳng phải làm hồ sơ xin xét tuyển thẳng. Nếu nhà trường xem xét đúng trong diện nêu trên sẽ được tuyển thẳng mà không cần phải xem xét điểm thi THPT hay học bạ.
Đối tượng được xét tuyển ưu tiên:
Tại Khoản 3, Điều 7 của “Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh”, cụ thể như sau:
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các môn thuộc tổ hợp đăng xét tuyển của thí sinh, tốt nghiệp THPT năm 2020, được cộng điểm ưu tiên theo môn đạt giải vào điểm xét tuyển của thí sinh.
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT năm 2020, nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải được Hội đồng tuyển sinh của Học viện Ngân hàng đánh giá là phù hợp với môn thi thuộc tổ hợp đăng xét tuyển thì được cộng điểm ưu tiên theo môn đạt giải vào điểm xét tuyển của thí sinh.
Thí sinh đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối ượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của pháp luật, nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải được Hội đồng tuyển sinh của Học viện Ngân hàng đánh giá là phù hợp với môn thi thuộc tổ hợp đăng xét tuyển thì được cộng điểm ưu tiên theo môn đạt giải vào điểm xét tuyển của thí sinh
Phương thức 2: Xét tuyển bằng điểm thi THPT Quốc gia
Đúng như tên gọi, đây là phương pháp xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thông thường, kỳ thi diễn ra vào cuối tháng 6 (từ 25 đến 17 tháng 6). Tuy nhiên trong 2 năm 2020,2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh nên kỳ thi được tổ chức làm 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 8/8 đến 10/8; Đợt 2 từ 2/9 đến 5/9.
Thí sinh phải dự thi đủ 4 bài thi của kì thi THPT quốc gia bao gồm : Toán, Văn, Anh là những môn bắt buộc, ngoài ra thí sinh còn phải thi bài tổ hơp môn. Sau đó chờ công bố ngành xét tuyển của trường cần điểm của những môn gì trong các môn tổ hợp,
Các trường đại học xét tuyển thí sinh vào trường bằng điểm từng tổ hợp môn theo quy định và yêu cầu của từng ngành xét tuyển.
Phương pháp 3:
Phương thức 3: Xét tuyển bằng học bạ THPT
Xét tuyển bằng học bạ là phương thức xét tuyển bằng điểm trong quá trình học tập bậc THPT. Tùy theo tiêu chí của ngành và chủ trương của trường để chọn ra các tiêu chí xét tuyển. Có thể xét tuyển điểm học bạ của 6 kì học, hoặc điểm trung bình của 2 kì năm lớp 12. Cũng có nhiều trường xét tuyển dựa trên khối ngành, qua đó sẽ lấy tiêu chí là điểm trung bình môn theo khối, Như Toán, Văn, Anh hoặc toán lý hóa.
Điều kiện xét tuyển học bạ: Việc xét tuyển phải đảm bảo phù hợp với quy chế tuyển sinh và chất lượng đầu vào của trường cũng như quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hồ sơ xét tuyển học bạ gồm những giấy tờ sau: Mẫu xét tuyển của trường; Học bạ photo công chứng; Giấy chứng nhận tốt nghiệp;Giấy khai sinh ( photo công chứng); ảnh thẻ; chứng minh thư; hồ sơ học sinh, sinh viên.
Phương thức 4: Thi đánh giá năng lực:
Thi đánh giá năng lực hoặc kỳ thi riêng của các trường là những kỳ thi do các trường đại học tự tổ chức và trình chủ trương lên Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tùy theo trường sẽ có một đề thi riêng cách thức thi riêng. Điểm bài thi được trường đại học sử dụng để xét tuyển sinh viên vào trường đó.
Thí sinh muốn xét tuyển thông qua kì thi đánh gia năng lực dựa trên thông báo của trường mình muốn dự thi. Thời gian, đia điểm, hình thức thi sẽ được nhà trường công bố công khai trên các phương tiên truyền thông của trường.
Xu hướng đánh giá năng lực đang được nhiều trường áp dụng. Nhiều trường có thể dùng điểm đánh giá năng lực là một phần kết hợp cũng điểm thi THPT quốc gia. Cung có trường chỉ yêu cầu ứng viên tốt nghiệp THPT và lấy 100% điểm thi năng lực để đánh giá.
Ví dụ bài thi của Đại Học Quốc Gia Hà nội gồm 120 câu hỏi thi trên máy tính, điểm sẽ được thông báo ngay khi thí sinh làm bài thi xong. Hoặc trường Đại học Bách Khoa Hà nội có kì thi riêng, các thí sinh sẽ làm 2 bài thi Toán và Đọc hiểu trên giấy.
4. Lưu ý khi xét tuyển:
Nắm rõ thời gian nộp hồ sơ: Thường các thí sinh nộp hồ sơ ứng tuyển Ngay sau kì thi THPT Quốc gia. Lượng hồ sơ rất lớn trong đợt xét tuyển đầu tiên nên điểm chuẩn thường sẽ tang vào các đợt tuyển sinh tiếp theo. Nên việc nộp hồ sơ càng sớm thì càng có khả năng trúng tuyển cao.
Chuẩn bị hồ sơ : Tùy từng trường sẽ yêu cầu hồ sơ khác nhau. Đọc kĩ quy chế xét tuyển của từng trường, chuẩn bị tốt thì khả năng trúng tuyển của bạn không bị bỏ lỡ.
Nắm chắc các điều kiện xét tuyển : Cùng là phương thức xét tuyển nhưng tùy từng trường lựa chọn tổ hợp khác nhau. Có trường sẽ xét học bạ lớp 12 nhưng có trường lại xét 6 kì học trong cả 3 năm cấp 3. Nhiều trường yêu cầu sinh viên có chứng chỉ ngoại ngữ…. Việc nắm chắc các điều kiện sẽ giúp bạn chủ động hơn trong các đợt xét tuyển.
Tóm lại, phân tích bên trên đã mang cho bạn đọc về ưu điểm lớn của hình thức xét tuyển. Các hình thức xét tuyển của các trường hiện nay tạo điều kiện lớn cho các sinh viên. Mong thông tin chúng tôi cung cấp bên trên hữu ích cho bạn đọc.