Mỗi website đều cần có địa chỉ website riêng, địa chỉ này cũng giống như địa chỉ nhà, rõ ràng, dễ nhớ và đặc biệt là nó không thể trùng lặp với các địa chỉ website khác. Địa chỉ của website còn gọi là tên miền.
Mục lục bài viết
1. Website là gì?
Website có thể định nghĩa là một tập hợp trang web thường chỉ nằm trong 1 tên miền hoặc tên miền phụ trên worl wide web của hệ thống internet. Mỗi một trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy cập dùng bằng giao thức HTTP. Nghe qua khái niệm đầy thuật ngữ chuyên môn này chắc chắn khiến nhiều người thấy khá trừu tượng. Để dễ hiểu hơn chúng ta có thể định nghĩa theo cách nôm na dưới đây.
Nếu tưởng tượng mạng internet như một thị trường cung cấp mặt hàng chính là các kênh thông tin. Thì website chính là một văn phòng hay cửa hàng. Thông thường, website là nơi bao hàm các thông tin giới thiệu về hình ảnh, sản phẩm hoặc dịch vụ mà một doanh nghiệp hay đơn vị nào đó cung cấp. Hoặc đôi khi cũng có thể giới thiệu bất cứ thông tin gì phụ thuộc vào mục đích của người sở hữu. Nói một cách khác, hẳn là không quá khi cho rằng website chính là một bộ mặt quan trọng của bất cứ đơn vị, tổ chức nào. Đó cũng là nơi tiếp đón và giao dịch, trao đổi với đối tác khách hàng ở kênh trực tuyến.
Theo định nghĩa trên, chúng ta có thể nhận thấy các loại website được thành lập và hoạt động với nhiều mục đích. Ví dụ như website cửa hàng, website doanh nghiệp, website trường học, website bệnh viện, website tổ chức, website cá nhân…
2. Địa chỉ website là gì?
Địa chỉ website hay còn gọi là domain, được định nghĩa là dòng chữ mà người dùng nhập vào các trình duyệt trên mạng Internet để truy cập đến website của bạn. Mỗi website đều phải có domain riêng với đặc tính rõ ràng, dễ nhớ và đặc biệt là không được trùng lặp với các địa chỉ trang web khác.
Theo thuật ngữ chuyên ngành, địa chỉ của website được gọi là tên miền. Trước khi website đi vào hoạt động thì cần phải có đăng ký tên miền và hosting.
Lợi ích mà địa chỉ website mang lại:
Thứ nhất, địa chỉ website được ví như là một công cụ để khách hàng truy cập vào bên trong trang website của bạn. Điều này giúp khách hàng truy cập vào trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Thứ hai, bạn có thể tạo một hệ thống email theo tên miền cho doanh nghiệp ví dụ như orders@tencongty.com, sales@tencongty.com, hay info@tencongty.com ,.. Bởi vậy, các hoạt động công ty trở nên chuyên nghiệp, uy tín hơn và củng cố thêm niềm tin cho khách hàng ghé thăm web của bạn.
Thứ ba, địa chỉ website giúp bạn tiếp cận và mở rộng thị trường thông tin thông qua Google. Đây là một trong những trang giao diện được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Do đó địa chỉ trang web sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận khách hàng trên toàn cầu với tốc độ mạnh mẽ chỉ bằng một cái click chuột.
Cuối cùng, địa chỉ website không giới hạn thời gian hoạt động. Mang đến cho doanh nghiệp của bạn khách hàng tiềm năng mọi lúc mọi nơi.
3. Cách truy cập trang web:
Phần mềm để truy cập các trang web. Cách thức để truy cập được một trang web cụ thể:
– Để truy cập các trang web em cần sử dụng phần mềm trình duyệt web. Phần mềm này giúp người sử dụng giao tiếp với hệ thống WWW. Các trình duyệt web phổ biến đó là: Internet Explorer, Netscape Navigator, Mozilla Firefox, Chrome,…
– Các bước thực hiện để truy cập một trang web cụ thể:
(1) Nhập địa chỉ của trang web vào ô địa chỉ;
(2) Nhấn phím Enter.
Lưu ý: Cách truy cập trang web bị chặn
Truy cập trang web thông qua IP:
Một số phần mềm chặn trang web chỉ chặn địa chỉ URL mà không chặn IP. Bạn có thể truy cập vào những trang web bị chặn bằng cách nhập IP lên thanh địa chỉ thay vì nhập địa chỉ trang web qua các bước sau:
Bước 1: Tìm địa chỉ IP của trang web bị chặn bằng cách vào Terminal trên OS X hoặc Command Prompt trên Windows > Gõ “ping X.com”, trong đó X là địa chỉ websites bị chặn.
Bước 2: Ghi lại địa chỉ IP của trang web bị chặn vừa tìm thấy.
Bước 3: Dùng địa chỉ IP đó để truy cập vào trang web thay vì nhập địa chỉ URL.
Sử dụng web proxy: Sử dụng các trang web proxy nghĩa là bạn sẽ duyệt web ẩn danh. Khi truy cập vào một trang web nào đó qua web proxy, người dùng không kết nối trực tiếp với trang web đích đến mà là trang web proxy trực tiếp truy cập. Một vài gợi ý đáng thử là Proxysite hoặc Proxy hoặc trang web Newproxysite.
Sử dụng kết nối mạng riêng ảo VPN: Một mạng ảo riêng hay VPN là một máy chủ từ xa cho phép bạn truy cập ẩn danh vào trang web bị chặn thông qua một mạng công cộng. Có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ VPN, bạn có thể sử dụng một số dịch vụ cung cấp miễn phí như Hola. Nó cho phép bạn duyệt web riêng tư, không cần kiểm duyệt và có tiện ích mở rộng cho trình duyệt Chrome và Firefox.
Sử dụng trình duyệt TOR: Để sử dụng trình duyệt web ẩn danh Tor, bạn cần tải và cài đặt trình duyệt về máy như ứng dụng bình thường. Mở Tor > Bấm Connect > Kết nối duyệt web qua Tor.
Sử dụng DNS công cộng: Một số nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) sử dụng DNS của riêng mình để chặn truy cập vào một số trang web. Để có thể thoát khỏi “xiềng xích” bạn có thể sử dụng DNS công cộng của Google thay vì DNS của ISP.
Sử dụng Google Dịch: Một cách truy cập vào web chặn có thể bạn chưa biết là xem nó dưới một ngoại ngữ khác qua Google Translate. Hãy nhập URL của trang web bị chặn vào Google Translate > Chọn Dịch > Các trang web bị chặn sẽ được chuyển ngữ > Trong mục Xem, chọn Gốc để quay trở lại ngôn ngữ ban đầu > Trải nghiệm trang web bị chặn.
Thiết lập Proxy thủ công: Để tự thiết lập proxy cho trình duyệt đang dùng, cần có địa chỉ proxy còn “sống”. Có thể tìm chúng tại địa chỉ trang web Hidemyass > Lấy một địa chỉ IP và cổng ở đó và thực hiện các bước sau:
– Với Firefox: Tới Preference> Advanced > chọn tab Network. Bên dưới mục Connection bạn nhấn vào Settings > Chọn Proxy Configurations Manual > Nhập các Proxy HTTP đã thu được từ Hidemyass theo sau là số cổng > Nhấn OK.
– Với Chrome: Có thể sử dụng Proxy Helper để thiết lập proxy cho Chrome.
Sử tập tin Host:
Bước 1: Dùng công cụ Pentest Tools để tìm địa chỉ IP cho tên miền chính và tên miền phụ của trang web bị chặn bằng cách gõ tên miền cần kiểm tra và bật “Include subdomain details” > Nhấn START > Chờ trong một thời gian ngắn.
Bước 2: Khi công cụ kết thúc tiến trình > Sao chép địa chỉ IP và tên miền/tên miền phụ > Dán vào tập tin Host.
– Với Windows, truy cập tập tin Host theo đường dẫn C:\Windows\System32\drivers\etc.
– Với máy Mac, trong Terminal, gõ “sudo nano / private / etc / hosts” > Di chuyển xuống phía dưới để mở tập tin host và dán địa chỉ IP ngay tại đó > Bấm tổ hợp phím Control + X > Nhấn phím Y để lưu các tập tin.
Bước 3: Sau khi hoàn tất bạn có thể duyệt web như thông thường.
4. Yếu tố cấu thành và vòng đời của địa chỉ website
Một địa chỉ web sẽ bao gồm 2 yếu tố cơ bản đó là:
– Địa chỉ IP: Là giao thức mạng có chức năng truyền tải siêu văn bản HTTP. Ngày nay, địa chỉ IP HTTP đang dần được thay thế bởi HTTPS – giao thức truyền tải siêu văn bản được tích hợp chứng chỉ an ninh mạng SSL. Việc sử dụng HTTPS giờ đây đã trở thành yêu cầu tối quan trọng với các website. Đặc biệt là những trang web cần độ bảo mật cao như tổ chức chính trị, web bán hàng, thương mại điện tử…
– Giao thức truyền tệp (FTP): Đây là giao thức có nhiệm vụ truyền tải các tệp tin và email.
Hai giao thức trên đây sẽ nằm ở vị trí riêng biệt, đằng sau 2 dấu chấm trong địa chỉ website. Phần còn lại của địa chỉ sẽ bao gồm đường dẫn và tên tệp.
Vòng đời của địa chỉ website là gì?
Trước khi đăng ký tên miền, bạn cần biết rằng một domain sẽ không thuộc quyền sở hữu của bạn vô thời hạn. Sau khi hết thời hạn hoạt động, tên miền cần phải được gia hạn nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng nó.
Sau đây là chu kỳ vòng đời điển hình của một địa chỉ website:
– Tên miền mới hoàn toàn, không trùng khớp với bất cứ tên miền nào đã tồn tại có thể được đăng ký để sử dụng hợp pháp.
– Tên miền được đưa vào sử dụng và gia hạn sau khoảng thời gian từ 1 năm trở lên.
– Thời hạn sử dụng domain sẽ được xác định khi bạn đăng ký tên miền.
– Sau khi thời hạn đăng ký đã hết, bạn sẽ được yêu cầu gia hạn tên miền.
– Nếu được không đăng ký tiếp tục gia hạn sau 5 ngày, địa chỉ website sẽ tạm dừng hoạt động.
– Tình trạng tạm dừng hoạt động sẽ diễn ra trong 35 ngày và cuối cùng là ngừng hoạt động hoàn toàn.
– Khi ở trạng thái ngừng hoạt động hoàn toàn, tên miền bạn đã đăng ký sẽ trở thành tên miền tự do. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng và đăng ký tên miền tự do này.
5. Lưu ý khi cài đặt địa chỉ trang web hiệu quả?
Chọn tên miền là tên công ty hoặc có liên quan đến công ty là điều quan trọng nhất bạn cần làm. Bởi lẽ điều này giúp người dùng có thể truy cập website của bạn dễ nhớ và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó còn giúp doanh nghiệp của bạn khẳng định tên thương hiệu. Từ đó tạo một dấu ấn riêng trong trái tim của những vị khách hàng tiềm năng.
Địa chỉ website của bạn nên thể hiện được lĩnh vực kinh doanh, hoạt động kinh doanh hoặc sản phẩm/dịch vụ mà công ty đang cung cấp. Ví dụ như công ty của bạn chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế Website chuyên nghiệp thì trong địa chỉ trang Web nên chứa đựng cả tên công ty kèm với đó là cụm từ Website.
Không nên để các kí tự đặc biệt ví dụ như dấu gạch dưới, gạch ngang, dấu hỏi chấm, các con số… ở trong địa chỉ website. Tuy trông có vẻ khá ấn tượng và khác biệt nhưng chúng lại có khả năng làm giảm tỉ lệ truy cập vào Website của bạn. Có thể đặt 2 số vẫn được xem là phù hợp. Nhưng không nên đặt quá 3 chữ số để tạo cảm giác thiếu chuyên nghiệp.
Không nên để những miền khó nhớ và quá dài. Điều này khiến khách hàng khó nhớ tên Website của bạn. Và từ đó tỷ lệ truy cập vào trang Web cũng giảm đi rất nhiều.