Để đảm bảo tăng trưởng bền vững trong tương lai, ngành công nghiệp cần hướng tới canh tác công nghệ cao và phát triển chuỗi giá trị để giảm chi phí, tăng sản lượng và đạt chất lượng sản phẩm tốt hơn. Vậy vùng nông nghiệp công nghệ cao là gì? Đặc điểm và hạn chế như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Vùng nông nghiệp công nghệ cao là gì?
Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn gọi là vùng nông nghiệp công nghệ cao được hiểu là:
Trên cơ sở quy định tại Điều 2 Quyết định 66/2015/QĐ-TTg quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ ban hành có định nghĩa về vùng nông nghiệp cao như sau: “Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất một hoặc một số sản phẩm nông sản hàng hóa có lợi thế của vùng bảo đảm đạt năng suất, chất lượng cao, giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường theo quy định của pháp luật.”
Vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng thành tựu của nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất một hoặc một vài nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu chiến lược dựa trên các kết quả chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh.
Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp công nghệ mới nhất trong canh tác nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả và chất lượng nông sản đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là sự phát triển bền vững của nông nghiệp.
Đó là công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa sản xuất, thu hoạch, sơ chế,…), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học; cây trồng, vật nuôi chất lượng cao,… Quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ… nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị sản xuất.
Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; sử dụng các loại vật tư, máy móc, thiết bị hiện đại trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, nhằm tạo ra một lượng nông sản hàng hóa lớn và tập trung.
Nông nghiệp Công nghệ cao là một khái niệm rộng dùng để chỉ một loạt các công cụ mới (Công nghệ người máy, Công nghệ thông tin, Dữ liệu lớn, Quan sát Trái đất, v.v.). Việc sử dụng hiệp đồng các công cụ này cho phép chuyển sang mô hình mới về Nông nghiệp chính xác bền vững (SPF). Mục tiêu chính của quan hệ đối tác là phát triển các hoạt động chung nhằm thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ cao và mới có thể cải thiện hiệu suất của các phương thức canh tác và quản lý trang trại. Các mục tiêu cụ thể là: áp dụng công nghệ nông nghiệp tiên tiến trong các trang trại quy mô nhỏ và gia đình; các giải pháp mới để phát hiện sớm sâu bệnh hại; cải thiện sức khỏe và phúc lợi vật nuôi.
Theo quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp cần phải thực hiện một số thủ tục và tiêu chí để được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bao gồm các:
– Sử dụng ứng dụng công nghệ cao quy định tại Điều 5 Luật Công nghệ cao. Nó bao gồm công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hóa;
– Sản xuất sản phẩm có chất lượng, giá trị cao hơn thông qua ứng dụng công nghệ cao và đảm bảo doanh thu từ sản phẩm đó chiếm ít nhất 60% tổng doanh thu;
– Thực hiện các hoạt động R&D cho sản xuất, với tổng chi tiêu cho R&D chiếm ít nhất 0,5% tổng doanh thu và đảm bảo rằng hơn 2,5% tổng số nhân viên là sinh viên tốt nghiệp tham gia vào R&D; và
– Áp dụng các giải pháp thân thiện với môi trường và sử dụng năng lượng hiệu quả.
Vùng nông nghiệp công nghệ là vùng mà việc sử dụng công nghệ trong nông nghiệp, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản với mục đích nâng cao năng suất, hiệu quả và lợi nhuận. Công nghệ nông nghiệp có thể là các sản phẩm, dịch vụ hoặc ứng dụng có nguồn gốc từ nông nghiệp để cải thiện các quá trình đầu vào / đầu ra khác nhau. Những tiến bộ trong khoa học nông nghiệp, nông học và kỹ thuật nông nghiệp đã dẫn đến những phát triển ứng dụng trong công nghệ nông nghiệp.
Vùng nông nghiệp công nghệ cao có tên trong tiếng Anh là: High-tech agricultural area.
2. Đặc điểm của vùng nông nghiệp công nghệ cao:
Vùng nông nghiệp công nghiệp cao là một hình thức canh tác hiện đại đề cập đến việc sản xuất công nghiệp hóa cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm động vật như trứng hoặc sữa. Các phương pháp nông nghiệp công nghiệp bao gồm đổi mới máy móc nông nghiệp và phương pháp canh tác, công nghệ di truyền, kỹ thuật để đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô trong sản xuất, tạo ra thị trường tiêu thụ mới, áp dụng bảo hộ bằng sáng chế đối với thông tin di truyền và thương mại toàn cầu. Các phương pháp này được phổ biến rộng rãi ở các quốc gia phát triển và ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Hầu hết thịt, sữa, trứng, trái cây và rau có sẵn trong siêu thị được sản xuất theo phương pháp nông nghiệp công nghiệp.
Trong thập kỷ qua, chỉ có 29 khu sản xuất nông nghiệp và 20 doanh nghiệp sử dụng công nghệ trong quá trình sản xuất ở Việt Nam. Hầu hết các đơn vị này ở Bắc Ninh, Lâm Đồng, TP HCM, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng này cũng dẫn đầu về hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao.
Tính đến tháng 1 năm 2017, có khoảng 12.000 hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam, trong đó chỉ có 193 là hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao. Khoảng 85% trong số này tập trung vào trồng rừng và lâm nghiệp, trong khi 9% và 6% tập trung vào chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Khoảng 2/3 trong số 63 tỉnh và thành phố của cả nước đã thành lập hợp tác xã công nghệ cao, trong đó Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long dẫn đầu với 57 và 35 hợp tác xã. Lâm Đồng và Long An dẫn đầu trong số các tỉnh, lần lượt là 36 và 14 hợp tác xã.
Vùng nông nghiệp công nghệ cao được nhận định là một hình hình thức sản xuất phổ biến và mang tính đại trà Đối với quốc gia có diện tích đất nông nghiệp rộng và đang phát triển như Việt Nam thì nông nghiệp công nghệ cao có ý nghĩa thực tiễn.
Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao này phù hợp với các đối tượng cây con cần khoảng không gian cách ly lớn;
Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc quy tụ được diện tích sản xuất lớn, thu hút được nguồn nhân lực khoa học từ đó mà tận dụng được các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của vùng có thể áp dụng nhiều kỹ thuật canh tác hiện đại với đối tượng cây con đặc trưng nên sẽ tạo được vùng sản xuất nông nghiệp lớn theo hướng ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp.
3. Hạn chế của vùng nông nghiệp công nghệ cao:
Một số hạn chế của việc sản xuất theo hình thức vùng nông nghiệp công nghệ cao này gặp phải như sau:
– Do việc ứng dụng công nghệ không đồng bộ nên chất lượng sản phẩm không cao
– Đồng thời cũng không đáp ứng yêu cầu thị trường;
– Tiếp theo đó chính là một trong những hạn chế đối với đặc thụ tại Việt nam đó chính là thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định, hiệu quả kinh tế không cao.
Hiện nay, cả nước bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất như:
Vùng chuyên sản xuất rau quả thực phẩm, hoa, trà tại Lâm Đồng, vùng sản xuất hoa lan, vùng sản xuất rau an… theo quy trình VietGap tại thành phố Hồ Chí Minh với thu nhập tăng nhiều lần so với sản xuất thông thường.
Để có thể trở thành vùng nông nghiệp công nghệ cao thì cần phải có đầy đủ các tiêu chí đã được quy định tại Điều 2 Quyết định 66/2015/QĐ-TTg quy định. Đồng thời thì vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ được công nhận do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận theo như quy định tại Điều 3 Quyết định này.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Công nghệ cao năm 2008;
– Quyết định 66/2015/QĐ-TTg quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ ban hành.