Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng được quy định cụ thể và mỗi cơ quan có những chức năng và giá trị cụ thể. Một trong số đó chúng ta sẽ cần phải kể đến Vụ Kinh tế dịch vụ. Chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về Vụ Kinh tế dịch vụ:
Khái niệm Vụ Kinh tế dịch vụ:
Vụ Kinh tế dịch vụ là một trong số những đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Kinh tế dịch vụ sẽ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lí nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch phát triển các ngành dịch vụ, thương mại (bao gồm: thương mại biên giới, kinh tế cửa khẩu, thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ), dự trữ quốc gia, chuyên trách về các ngành dịch vụ du lịch, logistics, đầu tư kinh doanh sân golf.
Vụ Kinh tế dịch vụ trong tiếng Anh là gì?
Vụ Kinh tế dịch vụ trong tiếng Anh tạm dịch là Department of Service Economy.
Nhiệm vụ của Vụ Kinh tế dịch vụ:
– Vụ Kinh tế dịch vụ có nhiệm vụ nghiên cứu, tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ, thương mại, dự trữ quốc gia; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ tổng hợp, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội chung của cả nước, quy hoạch vùng lãnh thổ và quy hoạch phát triển các ngành liên quan.
– Vụ Kinh tế dịch vụ có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp kế hoạch 5 năm, hằng năm về phát triển chung các ngành dịch vụ, thương mại, dự trữ quốc gia. Trực tiếp theo dõi các ngành: du lịch, logistics, thương mại biên giới, kinh tế cửa khẩu, thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và dự trữ quốc gia.
– Vụ Kinh tế dịch vụ có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích, đề xuất các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách.
– Vụ Kinh tế dịch vụ có nhiệm vụ chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển các ngành dịch vụ, thương mại, dự trữ quốc gia, du lịch, logistics, sân golf; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ nghiên cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế – xã hội trong kế hoạch 5 năm, hàng năm;
Trực tiếp soạn thảo các cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật cụ thể khi được Bộ giao; làm đầu mối tham gia thẩm định các cơ chế, chính sách và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách.
– Vụ Kinh tế dịch vụ có nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án (kể cả dự án ODA, FDI), báo cáo đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý, năm của các ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách. Đề xuất các giải pháp xử lí những vướng mắc trong quá trình điều hành triển khai thực hiện kế hoạch.
– Vụ Kinh tế dịch vụ có nhiệm vụ chủ trì hoặc phối hợp thẩm định chủ trương đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách để bộ, ngành, địa phương quyết định theo thẩm quyền;
Chủ trì thực hiện giám sát đầu tư đối với các chương trình, dự án đầu tư thuộc các ngành, lĩnh vực được Bộ trưởng giao phụ trách; phối hợp thẩm tra quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ, thương mại, dự trữ quốc gia.
– Vụ Kinh tế dịch vụ có nhiệm vụ nghiên cứu dự báo, thu thập và hệ thống hoá các thông tin về kinh tế phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực Vụ phụ trách; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ xử lí và cung cấp thông tin về phát triển các ngành dịch vụ, thương mại và dự trữ quốc gia.
– Vụ Kinh tế dịch vụ có nhiệm vụ làm đầu mối tổng hợp kế hoạch đầu tư phát triển đối với các ngành, lĩnh vực sau: Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch; chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng Khu Kinh tế cửa khẩu; kho tàng; các kho lưu trữ chuyên dụng do địa phương quản lí; thương mại; dịch vụ logistics.
– Vụ Kinh tế dịch vụ có nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế về dịch vụ. Chủ trì đàm phán trong khuôn khổ Ủy ban điều phối dịch vụ ASEAN (CCS); phối hợp tham gia đàm phán lĩnh vực dịch vụ trong hội nhập kinh tế quốc tế.
– Vụ Kinh tế dịch vụ có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.
2. Tìm hiểu về Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
2.1. Khái niệm Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm:
– Tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lí kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài;
– Khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lí nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lí nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
2.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong tiếng Anh gọi là gì?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong tiếng Anh gọi là Ministry of Planning and Investment.
2.3. Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm:
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dụa thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Chính phủ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm và hằng năm của cả nước, các cân đối vĩ mô của nền kinh tế quốc dân; kế hoạch xây dựng, sửa đổi các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô; quy hoạch; chiến lược huy động vốn đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu; các chương trình, dự án khác theo sự phân công của Chính phủ.
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác.
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
– Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch:
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn xây dựng chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội sau khi được Quốc hội thông qua; giúp Chính phủ điều hành thực hiện kế hoạch về một số ngành, lĩnh vực được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn xây dựng chiến lược tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển của các Bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quy hoạch tổng thể phát triển vùng, lãnh thổ; có ý kiến về các quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi được yêu cầu.
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức công bố chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển vùng, lãnh thổ sau khi được phê duyệt; hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hằng năm gắn phát triển kinh tế – xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và vùng, lãnh thổ đã được phê duyệt.
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn tổng hợp chung các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, bao gồm: Cân đối tích lũy và tiêu dùng; cân đối về tài chính, tiền tệ; vay và trả nợ nước ngoài; ngân sách Nhà nước; vốn đầu tư phát triển xã hội; đề xuất các giải pháp để giữ vững các cân đối theo mục tiêu chiến lược và kế hoạch, bảo đảm thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của Bộ, ngành, địa phương; tổ chức theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội theo định kỳ hàng ngày, quý, năm.
2.4. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm:
– Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân.
– Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ.
– Vụ Tài chính, tiền tệ.
– Vụ Kinh tế công nghiệp.
– Vụ Kinh tế nông nghiệp.
– Vụ Kinh tế dịch vụ.
– Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị.
– Vụ Quản lí các khu kinh tế.
– Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư.
– Vụ Kinh tế đối ngoại.
– Vụ Lao động, văn hóa, xã hội.
– Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường.
– Vụ Quản lí quy hoạch.
– Vụ Quốc phòng, an ninh.
– Vụ Pháp chế.
– Vụ Tổ chức cán bộ.
– Vụ Thi đua – Khen thưởng và Truyền thông.
– Văn phòng Bộ.
– Thanh tra Bộ.
– Cục Quản lí đấu thầu.
– Cục Phát triển doanh nghiệp.
– Cục Đầu tư nước ngoài.
– Cục Quản lí đăng kí kinh doanh.
– Cục Phát triển Hợp tác xã.
– Tổng cục Thống kê.
– Viện Chiến lược phát triển.
– Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương.
– Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội quốc gia.
– Trung tâm Tin học.
– Báo Đầu tư.
– Tạp chí Kinh tế và Dự báo.
– Học viện Chính sách và Phát triển.
– Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Kinh tế – Kế hoạch.