Voyeu và Voyeur là hai từ mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau nhưng vì có cách viết giống nhau nên nhiều người nhầm lẫn. Voyeur cũng là một thuật ngữ khá mới mẻ đối với nhiều người. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn phân biệt hai từ Voyeu và Voyeur.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là Voyeu?
- 2 2. Voyeur được hiểu là gì?
- 3 3. Có hay không căn bệnh Voyeur?
- 4 4. Nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn voyeurism:
- 5 5. Biểu hiện của người bị mắc chứng rối loạn voyeurism:
- 6 6. Làm thế nào để nhận biết người mắc hội chứng rối loạn voyeurism?
- 7 7. Một số câu chuyện liên quan đến chứng rối loạn voyeurism:
1. Thế nào là Voyeu?
Voyeu là viết tắt, viết ngắn gọn của từ vợ yêu, một cách gọi thân mật, ngọt ngào của người chồng đối với người vợ của mình. Không chỉ các cặp vợ chồng mà hiện nay các cặp đôi yêu nhau cũng thường gọi nhau một cách ngọt ngào là “vợ yêu – chồng yêu”. Một số người thường ngại ngùng, e thẹn khi viết rõ từ vợ yêu lúc nói về người phụ nữ quan trọng của mình trên mạng xã hội nên đã chọn cách viết tắt này để bày tỏ tình cảm của mình.
2. Voyeur được hiểu là gì?
Voyeur (IPA: /vwɑː.ˈjɜː/), đây là một thuật ngữ, là một danh từ trong Tiếng Anh mà khi dịch sang tiếng Việt thì nó được dùng để chỉ một người đạt được sự khoái cảm trong tình dục khi theo dõi người khác trong những tình huống tình dục. Hoặc có thể hiểu với một ý nghĩa đơn giản hơn đó là những kẻ thích xem trộm, tọc mạch tò mò, kẻ thích xem người khác khỏa thân, thích theo dõi cuộc sống riêng tư của người khác hay thích xem phim người lớn. Tiếng Việt còn gọi là hội chứng thị dâm.
Như vậy, chắc chắn các bạn đã có thể phân biệt được hai từ voyeu cà voyeur rồi. Voyeu và Voyeur là hai từ hoàn toàn khác nhau và ý nghĩa của chúng cũng không liên quan đến nhau nhưng vì có cách viết gần giống nhau nên dễ gây ra sự nhầm lẫn hoặc viết sai hai từ này với nhau đối với một số người. Sự nhầm lẫn này rất nguy hiểm nên bạn hãy thật cẩn thận trong cách sử dụng chúng cho đúng tình huống để tránh các trường hợp không mong muốn xảy ra.
Các bạn còn có thể lưu ý một số từ liên quan đến từ voyeur như: Voyeurism (Sự mãn nhãn); Voyeuristic (Mãn nhãn).
3. Có hay không căn bệnh Voyeur?
Theo chúng tôi tìm hiểu thì từ Voyeur đã xuất hiện từ khá là sớm, chúng có mặt lần đầu tiên trong một văn bản từ khoảng đầu thế kỷ 20 (cụ thể vào năm 1990). Thuật ngữ này bắt nguồn từ một danh từ tiếng Pháp (xuất phát từ động từ voir (nghĩa là xem), cùng với hậu tố tác nhân -eu) với ý nghĩa là “người nhìn thấy”.
Lúc đầu, thuật ngữ này được sử dụng để chỉ một người khi nhìn một người khác không mặc quần áo, khỏa thân hoặc đang thực hiện các hoạt động thân mật thì người đó sẽ có được khoái cảm tình dục. Khi ấy, thuật ngữ Voyeur được dùng với ý nghĩa chỉ những người có tính tò mò, tọc mạch, thích nhìn lén người khác khỏa thân. Ý nghĩa của từ này đã được mở rộng hơn vào khoảng giữa thế kỉ 20, được hiểu là “một người quan sát và tò mò quá mức”, đặc biệt là những người quan tâm đến những tình tiết kỳ quái hoặc hành vi khó hiểu.
Để đánh giá một cách khách quan thì đây không được xem là một căn bệnh, nó cũng không được đưa vào danh mục bệnh lý; nói một cách chính xác hơn thì đây là một chứng rối loạn, được gọi tạm là “voyeurism”.
Chứng rối loạn này thường xuất hiện ở độ tuổi vị thành niên, những cá nhân mắc hội chứng rối loạn này thường không tìm kiếm sự tiếp xúc trong tình dục với những người mà họ quan sát mà họ tìm kiếm khoái cảm cho mình bằng hành vi nhìn lén, xem trộm người khác thân mật.
Tuy nhiên trong một số những tình huống đặc biệt, hội chứng rối loạn Voyeurism có thể dẫn đến các vấn đề về bệnh lý tâm thần. Biểu hiện cực đoan nhất của hội chứng này việc theo dõi cuộc sống thân mật của những người khác sẽ là sự thay thế hoàn toàn cho hoạt động tình dục của chính bản thân người mắc hội chứng.
4. Nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn voyeurism:
Nói đến nguyên nhân của hội chứng rối loạn voyeurism, theo các chuyên gia, phần lớn nguyên nhân dẫn đến các chứng rối loạn tâm thần thường diễn ra vào thời kỳ thơ ấu trong cuộc đời mỗi con người. Và Voyeurism cũng không phải điều ngoại lệ. Nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng này có thể kể đến:
– Do ở khoảng hai năm đầu đời, một đứa trẻ gặp những chấn thương tâm lý từ sự đổ vỡ trong mối quan hệ với người mẹ.
– Khi một đứa trẻ vô tình nhìn thấy bộ phận sinh dục của người lớn, các trò chơi tình dục hay quan hệ tình dục – điều này sẽ dẫn đến sự căng thẳng từ bộ phận sinh dục.
– Sự thiết sót trong quá trình giáo dục giới tính trong cuộc sống của con trẻ.
Đây chính là những nguyên nhân chính mà các nhà khoa học cho rằng chúng đã dẫn đến sự xuất hiện chứng rối loạn voyeurism ở một cá nhân nào đó.
5. Biểu hiện của người bị mắc chứng rối loạn voyeurism:
Để nhận biết một người có mắc chứng rối loạn voyeurism hay không thì bạn có thể dựa vào một số những biểu hiện cơ bản như sau:
– Từ việc quan sát người khác thực hiện các hoạt động tình dục, người mắc hội chứng này thường bị kích thích tình dục một cách liên tục và mạnh mẽ.
– Trở nên đau khổ hoặc không thể hoạt động bởi sự thôi thúc hay tưởng tượng.
– Việc tự thực hiện các hành vi tình dục khi quan sát những người khác đang tham gia các hoạt động tình dục cũng diễn ra ở một số cá nhân mắc chứng này.
– Những trạng thái và tình trạng khác như: lo lắng, trầm cảm hay có thể lạm dụng các chất kích thích cũng thường xuất hiện cùng với tình trạng này.
– Trong một vài trường hợp đặc biệt, những người mắc chứng Voyeurism này thậm chí còn có thể mắc phải chứng rối loạn khác (ví dụ là hội chứng rối loạn thích biểu hiện).
6. Làm thế nào để nhận biết người mắc hội chứng rối loạn voyeurism?
Đến gặp bác sĩ – đó là cách nhanh nhất và chính xác nhất để một người biết được bản thân mình có đang mắc chứng rối loạn voyeurism hay không nếu gặp phải một trong những biểu hiện của hội chứng này. Để có được báo cáo kết quả chính xác cuối cùng, các triệu chứng này thường sẽ tồn tại trong khoảng hơn sáu tháng (nửa năm hoặc lâu hơn).
Chẩn đoán hội chứng rối loạn voyeurism có thể sẽ được đưa ra nếu bác sĩ nhận thấy người đó có những thôi thúc và sự tưởng tượng về tình dục làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác. Để việc chẩn đoán được chuẩn xác, đối tượng tham gia chẩn đoán cần phải trên 18 tuổi để tránh sự nhầm lẫn giữa chứng rối loạn voyeurism với sự tò mò của trẻ em trong độ tuổi vị thành niên.
7. Một số câu chuyện liên quan đến chứng rối loạn voyeurism:
Hội chứng rối loạn Voyeurism và pháp luật:
Đứng ở bên ngoài xem xét hai lĩnh vực: y học và pháp lý, chúng ta cứ nghĩ rằng đó là hai phần khá ‘tách biệt’ nhưng ở một vài khía cạnh chúng lại có sự liên quan đến nhau. Ở một số nước, thị dâm (voyeurism) được xem là một tội. Việc xâm phạm quyền riêng tư của người khác, xem họ trần truồng hoặc quan hệ tình dục mà không được họ cho phép không phải là điều có thể chấp nhận được.
Voyeurism và nỗi ám ảnh của nam giới:
Thực tế, Voyeurism là nỗi ám ảnh của nam giới nhiều hơn so với phụ nữ. Nam giới rất tò mò khi nói đến một người phụ nữ khoả thân. Một người phụ nữ có thể không bao giờ hiểu được dục tính của đàn ông và sự thôi thúc không thể kiểm soát của họ để có một cái nhìn lén vào một người phụ nữ. Tuy nhiên, cũng có một sự thật đó là, tất cả chúng ta (dù là nam giới hay nữ giới), đều có thể có một chút voyeur trong người.
Một số dạng rối loạn tình dục:
Rối loạn tình dục là những rối loạn gây nên hành vi tình dục bất thường. Theo định nghĩa trong sách hướng dẫn chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần, rối loạn tình dục bao gồm sự ảo tượng, thúc giục hoặc có xu hướng tình dục đối với trẻ em, hay những đối tượng không phải là con người (động vật, vật thể, vật liệu) gây hại cho người khác hoặc cho chính bản thân họ.
– Phô dâm (Exhibitionism)
– Ái vật (Fetishism)
– Xu hướng kích thích bằng cọ sát (Frotteurism)
– Ấu dâm (Pedophilia)
– Khổ dâm (Masochism) và bạo dâm (Sadism)
– Xu hướng thích mặc đồ khác giới (Transvestism)
– Thị dâm (Voyeurism)
Ngoài ra, giống như hầu hết các loại rối loạn khác, một số hình thức loạn dục “không đặc hiệu khác” có thể được chẩn đoán như một loại rối loạn tình dục cần phải được ghi nhận. Ta có thể kể đến như: sự hứng thú kéo dài với các cuộc điện thoại khiêu dâm, bị kích thích tình dục chỉ từ một phần của cơ thể người khác, người chết, phân và nước tiểu, động vật và những thứ tương tự hết các loại rối loạn khác, một số hình thức loạn dục “không đặc hiệu khác” có thể được chẩn đoán như một loại rối loạn tình dục cần phải được ghi nhận. Ví dụ sự hứng thú kéo dài với các cuộc điện thoại khiêu dâm, bị kích thích tình dục chỉ từ một phần của cơ thể người khác, người chết, phân và nước tiểu, động vật và những thứ tương tự.