Vốn lưu động thuần là thước đo tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính ngắn hạn của công ty. Cách xác định vốn lưu động thuần NWC? Thay đổi vốn lưu động?
Hiện nay nhưu chúng ta đã biết đối với doanh nghiệp các nguồn vốn luôn đóng vai trò rất quan trọng, trong đó nguồn vốn lưu động cũng vậy, sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn sẽ nói lên vốn lưu động như thế nào.
Mục lục bài viết
1. Vốn lưu động thuần là gì?
Trong kinh doanh thì vấn đề vốn luôn là vấn đề rất quan trọng, đố với loại vốn lưu động thuần trong tiếng Anh là Net Working Capital, viết tắt là NWC. Vốn lưu động thuần hay vốn lưu động thường xuyên là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
Với loại vốn lưu động thuần chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là thước đo tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính ngắn hạn của công ty. Một công ty có lượng vốn lưu động thuần đáng kể sẽ có cơ hội tiềm năng để đầu tư và phát triển. Bên cạnh đó thì trong trường hợp tài sản hiện tại của công ty không vượt quá các khoản nợ hiện tại, thì công ty đó có thể gặp khó khăn do không đảm bảo khả năng thanh toán, thậm chí phá sản.
Theo đó nên ta thấy dựa trên các nội dung trên thì đối với vốn lưu dộng với ý nghĩa kinh tế của chỉ tiêu vốn lưu động thuần là để đánh giá cách thức tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp và để đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp. Người ta thường kết hợp chỉ tiêu này với nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.
2. Cách xác định vốn lưu động thuần NWC:
NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
Hoặc
NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Cách tính toán vốn lưu động thuần (NWC) có thể đánh giá tình hình tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp. Có ba trường hợp có thể xảy ra:
– Trường hợp 1: Khi tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn. Nghĩa là nguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị dương. Khi đó, sẽ có một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì có một bộ phận nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ cho tài sản lưu động để sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
– Trường hợp 2: Nếu tài sản lưu động nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn thì nguồn vốn lưu động thường xuyên sẽ có giá trị âm. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho doanh nghiệp khi hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hay xây dựng. Trong trường hợp đặc biệt khi nguồn vốn lưu động thường xuyên < 0 (nghĩa là doanh nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn) là dấu hiệu của việc sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán chắc chắn đã mất thăng bằng, hệ số khả năng thanh toán nợ < 1. Tuy nhiên, đối với ngành thương mại thì cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra vì ngành này có tốc độ quay vòng vốn nhanh.
– Trường hợp 3: Nếu tài sản lưu động bằng nợ phải trả ngắn hạn, hay nguồn vốn thường xuyên bằng giá trị tài sản cố định thì vốn lưu động thuần sẽ có giá trị bằng không. Cách tài trợ này cho thấy, chỉ có tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, còn tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Trường hợp này cũng không tạo ra được tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với những ngành có tốc độ quay vòng vốn chậm. Như vậy nên:
– Với mỗi doanh nghiệp tại các thời điểm khác nhau thì cách thức tài trợ tài sản lưu động cũng sẽ khác nhau.
– Tuy nhiên qua xem xét mối quan hệ trên đây cho phép nhà quản trị đánh giá được tình hình tài trợ tài sản lưu động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ có những điều chỉnh và lựa chọn chính sách tài trợ vốn lưu động thích hợp cho doanh nghiệp. Như vậy ta thấy vốn lưu động ròng cho biết:
+ Cho biết doanh nghiệp có đủ khẳ năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn không?
+ Cho biết khẳ năng đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn, sức khỏe tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp
+ Vốn lưu động ròng >0 : Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp không chỉ dùng để tài trợ cho TSCĐ và tài sản dài hạn mà còn dùng một phần cho việc tài trợ tài sản lưu động của doanh nghiệp. Nó cho biết doanh nghiệp có khẳ năng thanh toán tốt khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn.
+ Vốn lưu động ròng <0: Cho biết một phần tài sản ngắn hạn được hình thành từ nguồn vốn ngắn hạn, nếu doanh nghiệp luôn trong tình trạng vậy cho biết khẳ năng sử dụng vốn của doanh nghiệp không được tốt.
+ Khi sử dụng hệ số này thường so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành và dữ liệu trong quá khứ cũng như kết hợp với các chỉ tiêu tài chính khác để có góc nhìn toàn diện hơn khi phân tích về một doanh nghiệp.
3. Thay đổi vốn lưu động:
Nếu chúng ta muốn thực hiện các hoạt động để thay đổi vốn lưu động (change in working capital) đơn giản là sự chênh lệch giữa vốn lưu động của 2 năm/kỳ kinh doanh liền kề:
Thay đổi vốn lưu động = Vốn lưu động năm nay – Vốn lưu động năm trước
Theo đó với các kết quả chênh lệch vốn lưu động thường được sử dụng trong các phương pháp định giá doanh nghiệp dựa theo dòng tiền như dòng tiền chiết khấu.
Thay đổi vốn lưu động khi sử dụng để tính định giá dòng tiền thì sẽ loại bỏ tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn ra (gọi là “change in non-cash working capital”), vì phần tiền mặt và tiền gửi là tài sản thanh khoản cao nhất, có thể được sử dụng lập tức để thanh toán các nghĩa vụ nợ phải trả. Tuy nhiên, phần tiền mặt và tiền gửi sẽ được tính hoàn lại để ra giá trị doanh nghiệp cuối cùng. Một lý do nữa để loại bỏ tiền mặt ra khỏi chênh lệch vốn lưu động giúp nhà đầu tư nhìn sâu hơn vào chênh lệch hàng tồn kho và khoản phải thu giữa các năm, qua đó nhà đầu tư có thể:
+ Nhận ra những bất thường như khoản phải thu tồn tại quá dài khi hai doanh nghiệp có mối quan hệ liên đới giao dịch với nhau
+ Tồn đọng hàng tồn kho do chu kỳ kinh tế thay đổi hoặc năng lực bán hàng và quản trị hàng tồn kho kém.
Như vậy nên ta thấy sau khi đã loại bỏ tiền mặt và các khoản tiền gửi ngắn hạn, NWC của DXG vẫn “có vẻ” tốt khi lớn hơn nợ ngắn hạn rất nhiều. Theo như trên với các khoản phải thu được giảm bớt, tuy nhiên điểm tiêu cực nằm ở hàng tồn kho. Hàng tồn kho tăng mạnh lên hơn 10 nghìn tỷ với những dự án đã hoàn thiện nhưng không bán được và những dự án đang xây dựng dở dang cũng “đứng hình”. Kẹt hàng tồn kho là lý do chính khiến DXG có dòng tiền âm và báo lỗ trong năm 2020.
Trên thực tế với các nguyên nhân xảy ra đối với hàng tồn kho của DXG (có thể) đến từ 2 lý do: (1) Sức tiêu thụ của người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; (2) Năng lực bán hàng và triển khai dự án của DXG gặp vấn đề.
Tổng kết
Theo các nội dung đưa ra ta thấy vốn lưu động có vai trò của vốn lưu động chính là tiền đề cho doanh nghiệp hoạt động, nếu như không có máy móc, thiết bị, nhà xưởng cũng như hàng hóa, nguyên vật liệu thì doanh nghiệp không thể vận hành.
Ngoài ra vốn lưu động còn ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp, các tổ chức và doanh nghiệp khi kinh doanh muốn mở rộng quy mô thì cần phải có lượng vốn đầu tư nhất định. Vốn lưu động khi đó sẽ là nhân tố hỗ trợ, giúp cho doanh nghiệp nắm bắt tốt thời cơ và có được lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra thì vốn lưu động còn tác động lên giá thành sản phẩm.
Như vậy nên việc quản lý nguồn vốn lưu động tức là liên quan đến việc quản lý mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn của một doanh nghiệp và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đó. Việc quản lý tốt vốn lưu động nhằm mục đích đảm bảo rằng doanh nghiệp đó có thể tiếp tục các hoạt động và có thể có dòng tiền đủ để đáp ứng cả nợ ngắn hạn trưởng thành và các chi phí hoạt động trong thời gian tới.
Đối với những doanh nghiệp có mô hình/ngành nghề đặc thù duy trì NWC < 0 như đã đề cập ở trên thì việc phân tích NWC không quá quan trọng, Nhưng trong trường hợp nếu vốn lưu động ròng liên tục âm nặng hơn qua từng năm thì bạn cần có cái nhìn cẩn trọng hơn. Đối với những doanh nghiệp khác (chiếm đa số), vốn lưu động ròng dương vẫn là một dấu hiệu tốt để bạn đánh giá bước đầu một cổ phiếu. Tuy nhiên hãy luôn đặt dấu hỏi lớn về hàng tồn kho và khoản phải thu, bởi vì chỉ khi tài sản được chuyển thành tiền mặt thì đó mới chính thức trở thành dòng máu nuôi sống doanh nghiệp.