Vốn là biểu hiện được thể hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp được sử dụng cho hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Vậy, Vốn đã góp là gì? Đặc điểm và so sánh với vốn điều lệ
Mục lục bài viết
1. Khái quát về vốn:
1.1. Vốn được hiểu như sau:
Vốn là biểu hiện được thể hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp được sử dụng cho hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
Để nhằm giúp các chủ thể có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố đầu vào bao gồm sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải ứng ra lượng vốn ban đầu để mua sắm nguyên vật liệu, xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc thiết bị, trả tiền lương cho lao động. Số tiền được ứng ra để có được các yếu tố đầu vào được gọi là vốn ban đầu của doanh nghiệp.
Dưới sự tác động của lao động vào đối tượng lao động thông qua tư liệu lao động, các doanh nghiệp sẽ tạo ra hàng hoá, dịch vụ để cung ứng cho thị trường. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển, số tiền thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi.
Cũng thông qua đó, số vốn ban đầu được bảo toàn và mở rộng với quy mô lớn hơn. Toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và được bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp được gọi là vốn.
1.2. Vốn có những đặc trưng cơ bản như sau:
– Vốn là giá trị toàn bộ tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc, thiết bị,…), tài sản vô hình (sáng chế, phát minh, nhãn hiệu thương mại,…) mà doanh nghiệp đầu tư, tích lũy được trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra giá trị thặng dư.
– Vốn luôn tồn tại trong mọi quá trình sản xuất và được chuyển hóa từ dạng này sang dạng kia: từ nguyên, nhiên vật liệu đầu vào đến các chi phí sản xuất dở dang, bán thành phẩm và cuối cùng là chuyển hóa thành phẩm và chuyển về thành hình thái của tiền tệ.
– Vốn luôn gắn liền với quyền sở hữu, việc nhận định rõ và hoạc định cơ cấu nợ – vốn chủ sở hữu vẫn luôn là một nội dung vô cùng quan trọng và phức tạp trong vấn đề quản lý tài chính doanh nghiệp.
– Trong nền kinh tế thị trường, vốn còn được coi là một hàng hoá đặc biệt do có sự tác bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Chính bởi vì vậy, mà việc huy động vốn sẽ được thực hiện bằng nhiều con đường cụ thể như sau: phát hành cổ phiếu, trái phiếu; tín dụng thương mại; vay ngân hàng đang được các doanh nghiệp rất quan tâm và được vận dụng linh hoạt.
– Bởi vì có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, sự luân chuyển phức tạp của vốn nên yêu cầu quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả nhằm tránh lãng phí thất thoát được đặt lên cao.
1.3. Vai trò của vốn:
Để các chủ thể có thể bắt đầu hoạt động, vốn có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể như sau:
– Vốn là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.
– Vốn là căn cứ để xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã định.
– Bên cạnh đó vốn còn là cơ sở quan trọng đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật trong xuyên suốt quá trình trình lập và hoạt động phát triển.
– Vốn là tiềm lực kinh tế, là yếu tố quyết định đến mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để các doanh nghiệp có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh vốn của doanh nghiệp sẽ cần phải sinh lời, tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo cho doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển.
– Vốn còn là một cơ sở quan trọng nhằm để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư sản xuất, kinh doanh, thâm nhập vào thị trường tiềm năng từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
Với những vai trò được nêu cụ thể bên trên cho ta thấy vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp. Nhưng việc sử dụng vốn như thế nào cũng quan trọng không kém bởi nếu các chủ thể sử dụng thông minh, phát huy được hết những tiềm lực và vai trò của chúng thì chắc chắc sẽ giúp doanh nghiệp của các chủ thể đó có sự khác biệt và tạo ra những lợi thế cạnh tranh nhất định trên thị trường.
Tùy vào mỗi loại hình doanh nghiệp cụ thể, mô hình kinh doanh và những ưu nhược điểm hay lợi thế cạnh tranh khác nhau mà các doanh nghiệp sẽ phải tự lựa chọn phương thức sử dụng vốn hiệu quả, mang lại sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
2. Vốn đã góp:
Khái niệm vốn đã góp:
Vốn đã góp được hiểu là số tiền mà một công ty nhận được từ các cổ đông để nhằm đổi lấy cổ phần.
Vốn đã góp được tạo ra khi một công ty thực hiện việc bán cổ phần của mình trên thị trường sơ cấp trực tiếp cho các chủ thể là nhà đầu tư, thường thông qua đợt phát hành công khai lần đầu viết tắt là IPO.
Khi cổ phiếu được mua và bán giữa các chủ thể là nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp, không có vốn đã góp bổ sung nào được tạo ra, do tiền thu được trong các giao dịch đó được chuyển cho các cổ đông đã bán, chứ không phải chuyển cho công ty phát hành.
Vốn đã góp trong tiếng Anh là gì?
Vốn đã góp hay vốn đã được huy động trong tiếng Anh là Paid-Up Capital hay Contributed Capital.
Đặc điểm của vốn đã góp:
Vốn đã góp được lấy từ hai nguồn tài trợ chủ yếu đó là: mệnh giá cổ phiếu và vốn dư thừa.
Mỗi cổ phần của cổ phiếu sẽ được phát hành với một mức giá cơ bản, được gọi là mệnh giá. Thông thường, giá trị này khá thấp, ở Mỹ thì mệnh giá ít hơn $1.
Các chủ thể là nhà đầu tư trả bất kì số tiền nào vượt quá mệnh giá được coi là vốn đã góp bổ sung hoặc vốn đã góp vượt quá mệnh giá.
Trên bảng cân đối kế toán, mệnh giá của cổ phiếu phát hành được liệt kê là cổ phiếu phổ thông hoặc cổ phiếu ưu đãi trong phần vốn cổ đông.
Ví dụ cụ thể: nếu một công ty phát hành 100 cổ phiếu phổ thông với mệnh giá $1 và công ty đó bán chúng với giá $50 mỗi cổ phiếu, vốn chủ sở hữu của bảng cân đối kế toán cho thấy vốn đã góp tổng cộng là: $50 nhân với 100 = $5.000, bao gồm $100 cổ phiếu phổ thông và $4.900 vốn đã góp bổ sung.
Vốn đã góp so với vốn điều lệ:
Khi một công ty muốn tăng vốn chủ sở hữu, các chủ thể trong công ty đó không thể đơn giản bán hết phần của công ty cho người trả giá cao nhất.
Các công ty sẽ phải đề nghị được phép phát hành cổ phiếu công khai bằng cách nộp đơn cho cơ quan chịu trách nhiệm đăng kí cho các công ty tại quốc gia thành lập.
Tại Mỹ, các công ty muốn phát hành công khai thì phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch (SEC) trước khi phát hành đợt chào bán công khai ban đầu (IPO).
Số vốn tối đa mà một công ty được phép huy động thông qua việc phát hành cổ phiếu được gọi vốn điều lệ (Authorized captital).
Thông thường, lượng vốn điều lệ mà một công ty đăng kí cao hơn nhiều so với nhu cầu hiện tại. Điều này được thực hiện để công ty có thể dễ dàng bán thêm cổ phiếu nếu nhu cầu về vốn chủ sở hữu tăng thêm.
Bởi vì vốn đã góp chỉ được tạo ra bằng việc bán cổ phần, nên số vốn đã góp không bao giờ có thể vượt quá vốn điều lệ.
Tầm quan trọng của Vốn đã góp
Vốn đã góp đại diện cho số tiền không được vay mượn.
Một công ty đã bán tất cả các cổ phiếu có sẵn và chính bởi vậy công ty đó không thể tăng vốn trừ khi họ vay tiền bằng cách chấp nhận nợ. Tuy nhiên, một công ty có thể nhận được quyền bán thêm cổ phiếu.
Con số vốn đã góp của một công ty sẽ thể hiện mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động của công ty. Con số này có thể được so sánh với mức nợ của công ty để đánh giá xem công ty có sức khỏe tài chính cân bằng hay không, dựa trên hoạt động, mô hình kinh doanh và các tiêu chuẩn hiện hành của ngành.
Vốn được xem là điều kiện quyết định quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vốn cũng thể hiện tiềm lực kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng niềm tin cho đối tác và uy tín với khách hàng của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh. Chính bởi vậy mà mỗi doanh nghiệp luôn chuẩn bị và lựa chọn phương thức sử dụng vốn thật phù hợp để mang lại những bước đột phá trong sự phát triển.