Skip to content

 

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giáo dục
  • Kinh tế tài chính
  • Cuộc sống
  • Sức khỏe
  • Đảng đoàn
  • Văn hóa tâm linh
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Đóng thanh tìm kiếm

Trang chủ Giáo dục

Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn tại 1 điểm

  • 24/03/2024
  • bởi Bạn Cần Biết
  • Bạn Cần Biết
    24/03/2024
    Theo dõi Bạn Cần Biết trên Google News

    Bài viết Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn tại 1 điểm, đi qua 1 điểm với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn tại 1 điểm, đi qua 1 điểm. Mời các bạn học sinh tham khảo trong bài viết dưới đây.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn tại 1 điểm:
      • 2 2. Ví dụ minh họa:
      • 3 3. Bài tập vận dụng kèm đáp án:



      1. Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn tại 1 điểm:

      Cho đường tròn ( C) có tâm I( a; b); bán kính R và điểm M( x0; y0) :

      + Lập phương trình tiếp tuyến (d) của ( C ) tại điểm M:

      Do (d) là tiếp tuyến của đường tròn tại M nên d vuông góc IM

      ⇒ Đường thẳng ( d) :

      ⇒ Phương trình đường thẳng d.

      + Lập phương trình tiếp tuyến (d) của ( C) đi qua M :

      – Đường thẳng ( d) :

      ⇒ (d): A(x – x0) + B( y – y0) = 0.

      – Do đường thẳng d là tiếp tuyến của đường tròn ( C) nên d( I; d) = R

      ⇒ Một phương trình hai ẩn A; B. Giải phương trình ta được A = kB.

      – Chọn A= … ⇒ B=…⇒ Phương trình đường thẳng d.

      2. Ví dụ minh họa:

      Ví dụ 1: Cho đường tròn (C) : (x – 3)2 + (y – 1)2 = 10. Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm A( 4; 4) là

      A. x – 3y + 8 = 0.    B. x + 3y – 16 = 0.    C. 2x – 3y + 5 = 0 .    D. x + 3y – 16 = 0.

      Hướng dẫn giải

      Đường tròn (C) có tâm I( 3;1). Gọi d là tiếp tuyến của đường tròn (C) tại điểm A; khi đó d và IA vuông góc với nhau.

      ⇒ IA→ = (1; 3) là vectơ pháp tuyến của d.

      Suy ra phương trình d: 1( x – 4) + 3( y – 4 ) = 0

      Hay x + 3y – 16 = 0.

      Chọn D.

      Ví dụ 2 : Cho đường tròn (x – 3)2 + (y + 1)2 = 5 . Phương trình tiếp tuyến của ( C) song song với đường thẳng d : 2x + y + 7 = 0 là

      A. 2x + y = 0; 2x + y – 10 = 0    B. 2x + y + 1 = 0 ; 2x + y – 1 = 0

      C. 2x – y + 1 = 0; 2x + y – 10 = 0    D. 2x + y = 0; x + 2y – 10 = 0

      Hướng dẫn:

      Do tiếp tuyến cần tìm song song với đường thẳng d: 2x + y + 7 = 0 nên

      phương trình tiếp tuyến có dạng ∆: 2x + y + m = 0 với m ≠ 7 .

      Đường tròn ( C) có tâm I( 3; -1) và bán kính R = √5

      Đường thẳng tiếp xúc với đường tròn ( C) khi :

      d( I , ∆) = R ⇔  = √5 ⇔ |5 + m| = 5

      Vậy ∆1 : 2x + y = 0 , ∆2 : 2x + y – 10 = 0

      Chọn A.

      Ví dụ 3. Viết phương trình tiếp tuyến ∆ của đường tròn ( C): x2 + y2 – 4x – 4y + 4 = 0, biết tiếp tuyến đi qua điểm B( 4; 6) .

      A. x – 4 = 0 hoặc 3x + 4y – 36 = 0    B. x – 4 = 0 hoặc y – 6 = 0.

      C. y – 6 = 0 hoặc 3x + 4y – 36 = 0    D. x – 4 = 0 hoặc 3x – 4y + 12 = 0

      Lời giải

      + Đường tròn (C) có tâm I( 2; 2) và bán kính

      + Tiếp tuyến ∆:

      ⇒ Phương trình ∆: a(x – 4) + b(y – 6) = 0 hay ax + by – 4a – 6b = 0 (*)

      + Do ∆ là tiếp tuyến của đường tròn ( C) nên d(I; ∆) = R

      + Nếu b = 0; chọn a = 1 thay vào (*) ta được ∆: x – 4 = 0.

      + Nếu 4a = – 3b ta chọn a = 3 thì b = -4 thay vào ( *) ta được: 3x – 4y + 12 = 0

      Vậy có hai tiếp tuyến thỏa mãn là x – 4 = 0 và 3x – 4y + 12 = 0 .

      Chọn D.

      Ví dụ 4. Phương trình tiếp tuyến d của đường tròn (C): (x + 2)2 + (y + 2)2 = 25 tại điểm M(2; 1) là:

      A. d: -y + 1 = 0    B. d: 4x + 3y + 14 = 0

      C. d: 3x – 4y – 2 = 0    D. d: 4x + 3y – 11 = 0

      Lời giải

      + Đường tròn ( C) có tâm I(-2; -2) và bán kính R= 5.

      + Do đường thẳng d tiếp xúc với đường tròn taị điểm M nên hai đường thẳng d và IM vuông góc với nhau.

      + Đường thẳng d:

      ⇒Phương trình (d) : 4( x – 2) + 3( y – 1) = 0 hay 4x + 3y – 11 = 0

      Chọn D.

      Ví dụ 5. Cho đường tròn ( C): (x-1)2 + (y + 2)2 = 2. Viết phương trình tiếp tuyến d của (C) tại điểm A(3; -4) .

      A. d: x + y + 1 = 0    B. d: x – 2y – 11 = 0

      C. d: x – y – 7 = 0    D. d: x – y + 7 = 0

      Lời giải

      + Đường tròn ( C) có tâm I( 1; -2) .

      + Do đường thẳng d tiếp xúc với đường tròn tại điểm A(3; -4) nên đường thẳng d vuông góc với đường thẳng IA.

      + Phương trình đường thẳng (d):

      ⇒ phương trình (d) là: 2( x – 3) – 2( y + 4) = 0

      ⇔ (d) : 2x – 2y – 14 = 0 hay x – y – 7 = 0

      Chọn C.

      Ví dụ 6. Cho đường tròn (C): (x + 1)2 + (y – 1)2 = 25 và điểm M(9; -4) . Gọi ∆ là tiếp tuyến của ( C) , biết ∆ đi qua M và không song song với các trục tọa độ. Khi đó khoảng cách từ điểm P(6; 5) đến ∆ bằng:

      A. 2    B. 3    C. 4    D. 5

      Lời giải

      + Đường tròn (C) có tâm I(-1; 1)và bán kính R= 5.

      + Tiếp tuyến ∆:

      ⇒ Phương trình ∆: a(x – 9) + b(y + 4) = 0 hay ax + by – 9a + 4b = 0 (*)

      + Do ∆ là tiếp tuyến của đường tròn ( C) nên d(I; ∆) = R

      ⇔ 4a2 – 4ab + b2 = a2 + b2 ⇔ 3a2 – 4ab = 0

      + Nếu a = 0 chọn b = 1 thay vào (*) ta được: y + 4 = 0 ( loại) vì tiếp tuyến không song song với các trục tọa độ.

      + Nếu 3a = 4b, chọn a = 4 thì b = 3 ta được ∆: 4x + 3y – 24 = 0

      ⇒ Khoảng cách từ P(6;5) đến đường thẳng ∆ là:

      Chọn B.

      Ví dụ 7. Có bao nhiêu đường thẳng đi qua gốc tọa độ O và tiếp xúc với đường tròn
      (C): x2 + y2 – 2x + 4y – 11 = 0?

      A. 0.    B. 2.    C. 1.    D. 3.

      Lời giải

      Đường tròn (C) có tâm I(1; -2) và bán kính R =  = 4.

      Độ dài OI =  = √5

      ⇒ Điểm O nằm trong đường tròn nên không có tiếp tuyến nào của đường tròn kẻ từ O.

      Chọn A.

      Ví dụ 8. Cho đường tròn (C): (x-3)2 + (y + 3)2 = 1. Qua điểm M(4; -3) có thể kẻ được bao nhiêu đường thẳng tiếp xúc với đường tròn ( C) ?

      A. 0.    B. 1.    C. 2.    D. Vô số.

      Lời giải

      Thay tọa độ điểm M vào phương trình đường tròn( C) ta được :

      ( 4 – 3)2 + (-3 + 3)2 = 1

      ⇒ Điểm M thuộc (C).

      ⇒ có đúng 1 tiếp tuyến của đường tròn kẻ từ M.

      Chọn B.

      Ví dụ 9. Có bao nhiêu đường thẳng đi qua điểm N(-2; 0) tiếp xúc với đường tròn
      (C): (x – 2)2 + (y + 3)2 = 4?

      A. 0.    B. 1.    C. 2.    D. Vô số.

      Lời giải

      Đường tròn ( C) có tâm I(2; -3) và bán kính R = 2.

      Độ dài IN =  = 5 > R

      ⇒ Điểm N nằm ngoài đường tròn ( C) nên qua điểm N kẻ được hai tiếp tuyến đến đường tròn (C).

      Chọn C.

      3. Bài tập vận dụng kèm đáp án:

      Câu 1: Phương trình tiếp tuyến d của đường tròn (C): x2 + y2 – 3x-y= 0 tại điểm N(1;-1) là:

      A. d: x + 3y – 2 = 0    B. d: x – 3y + 4 = 0

      C. d: x – 3y – 4 = 0    D. d: x + 3y + 2 = 0

      Lời giải:

      Đáp án: D

      + Đường tròn (C) có tâm I( 3/2 ; 1/2 ).

      + Do đường thẳng d tiếp xúc với đường tròn ( C) tại điểm N nên đường thẳng d vuông góc với đường thẳng IN.

      + Phương trình đường thẳng (d) :

      ⇒(d): 1(x – 1) + 3( y + 1) = 0 hay ( d): x + 3y + 2 = 0

      Câu 2: Cho đường tròn( C): x2 + y2 – 2x + 8y – 23 = 0 và điểm M( 8; -3) . Độ dài đoạn tiếp tuyến của ( C) xuất phát từ M là :

      A. 10    B. 2√10    C.     D. √10

      Lời giải:

      Đáp án: D

      Đường tròn ( C) có tâm I( 1; -4) bán kính R = √40 .

      Độ dài IM =  = √50 > R

      ⇒ Điểm M nằm ngoài đường tròn. Khi đó từ M sẽ kẻ được hai tiếp tuyến là MA và MB- trong đó A và B là hai tiếp điểm .

      Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau ta có:

      MA = MB =  = √10

      Vậy độ dài tiếp tuyến là : √10.

      Câu 3: Cho đường tròn ( C ) : x2 + y2 – 3x – y = 0. Phương trình tiếp tuyến của ( C) tại M(1 ; -1) là:

      A. x + 3y – 1 = 0    B. 2x – 3y + 1 = 0    C. 2x – y + 4 = 0    D. x + 3y + 2 = 0

      Lời giải:

      Đáp án: D

      Đường tròn ( C) có tâm I( 3/2 ; 1/2 ).

      Điểm M(1; -1) thuộc đường tròn ( C).

      Phương trình tiếp tuyến của đường tròn ( C) tại điểm M là đường thẳng đi qua M và nhận vec tơ IM→ = (- 1/2 ; – 3/2 ) = – 1/2 (1; 3) nên có phương trình:

      1( x – 1) + 3( y + 1) = 0 hay x + 3y + 2 = 0

      Câu 4: Cho đường tròn (x – 3)2 + (y – 1)2 = 10 . Phương trình tiếp tuyến của ( C) tại điểm A( 4; 4) là

      A. x – 3y + 5 = 0    B. x + 3y – 4 = 0    C. x – 3y + 16 = 0    D. x + 3y – 16 = 0

      Lời giải:

      Đáp án: D

      Đường tròn ( C) có tâm I(3; 1) và bán kính R = √10.

      Tiếp tuyến của ( C) tại A là đường thẳng qua A( 4; 4) và nhận vecto IA→( 1; 3) là vectơ pháp tuyến của tiếp tuyến d.

      Suy ra (d) : 1( x – 4) + 3( y – 4) = 0 hay x + 3y – 16 = 0

      Câu 5: Cho đường tròn (x – 2)2 + (y – 2)2 = 9 . Phương trình tiếp tuyến của (C) đi qua điểm A( 5; -1) là

      A. x + y – 4 = 0 và x – y – 2 = 0 .    B. x = 5 và y = -1.

      C. 2x – y – 3 = 0 và 3x + 2y – 3 = 0.    D. 3x – 2y + 1 = 0 và 2x + 3y + 5 = 0

      Lời giải:

      Đáp án: B

      + Đường tròn (C) có tâm I( 2; 2) và bán kính R = 3.

      + ∆ là tiếp tuyến cần tìm : đi qua A(5, -1) và nhận VTPT n→( A; B)

      ⇒ (∆ ) : A( x – 5) + B( y + 1) = 0 (*)

      + Do ∆ là tiếp tuyến của ( C) nên :

      + Với A =0 ; chọn B = 1 thay vào (*) ta được : y + 1 = 0

      + Với B = 0 ; chọn A = 1 thay vào ( *) ta được 😡 – 5 = 0

      Vậy có hai tiếp tuyến thỏa mãn là y + 1 = 0 và x – 5 = 0

      5
      /
      5
      (
      1

      bình chọn

      )
      Gọi luật sư ngay
      Tư vấn luật qua Email
      Đặt lịch hẹn luật sư
      Đặt câu hỏi tại đây
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ

      Tags:

      Phương trình tiếp tuyến


      Tìm kiếm

      Logo

      Hỗ trợ 24/7: 0965336999

      Văn phòng Hà Nội:

      Địa chỉ:  89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

      Văn phòng Miền Trung:

      Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

      Văn phòng Miền Nam:

      Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

      Bản quyền thuộc về Bạn Cần Biết | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Bạn Cần Biết