Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là câu chuyện vừa hài hước vừa đem đến những bài học đắt giá cho mỗi chúng ta. Dưới đây là những đoạn văn mẫu có sử dụng thành ngữ "Éch ngồi đáy giếng".
Mục lục bài viết
- 1 1. Đoạn văn có sử dụng thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” hay nhất:
- 2 2. Đoạn văn có sử dụng thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” ý nghĩa nhất:
- 3 3. Đoạn văn có sử dụng thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” xuất sắc nhất:
- 4 4. Đoạn văn có sử dụng thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” 10 điểm:
- 5 5. Đoạn văn có sử dụng thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” ấn tượng nhất:
1. Đoạn văn có sử dụng thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” hay nhất:
“Ếch ngồi đáy giếng” là câu chuyện ngụ ngôn kể về chú ếch ” coi trời bằng vung”, với những hiểu biết ít ỏi và nông cạn của mình mà tỏ thái độ chủ quan, coi mình là trung tâm. Câu chuyện mang đến cho chúng ta một bài học cuộc sống rất lớn. Cuộc sống không ngừng phát triển, xoay vần, những kiến thức chúng ta biết chỉ là hạt cát trong xa mạc mênh mông, rộng lớn ngoài kia. Chúng ta không được bằng lòng với thực tại, bằng lòng với những gì mình có mà phải không ngừng phấn đâu học hỏi, trau dồi và phát triển bản thân. Thái độ sống của mỗi chúng ta quyết định sự thành công của mỗi người. Sống phải biết khiêm tốn, biết mình ở vị trí nào để phấn đấu hơn. Chẳng có thước đo nào đo được giá trị của con người. Thái độ sống và cách sống làm nên giá trị của mỗi chúng ta. Qua đó, chúng ta càng lên án những người có lối sống chủ quan, coi thường những người xung quanh. Những cá nhân ấy sẽ mãi chẳng thể nào phát triển, thích nghi với cuộc sống mới để rồi dần bị cuộc sống bỏ lại phía sau. Như vậy, bài học cho chúng ta dù sống ở bất kỳ môi trường nào phải không ngừng học cách thích nghi, hòa nhập với môi trường mới để đứng vững được trong xã hội đầy biến động, khó khăn và nhiều thách thức hơn nữa.
2. Đoạn văn có sử dụng thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” ý nghĩa nhất:
Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” là một câu chuyện đem lại nhiều bài học giá trị về cách nhìn nhận cuộc sống. Truyện kể về một chú ếch quanh năm suốt tháng sống dưới đáy giếng, xung quanh chú là những con vật nhỏ bé. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, chú ếch coi mình là vũ trụ, coi thường những sinh vật nhỏ bé xung quanh và đặc biệt ” coi trời bằng vung”. Chính thái độ sống ấy đã khiến chú ếch khi lên mặt đất, đứng trước thế giới rộng lớn không thể học cách tồn tại. Thật vậy, cuộc sống là một thế giới rộng bao la, con người hay tất cả sinh vật đều không ngừng thay đổi để phù hợp với sự xoay vần liên tục của thời gian. Bản thân mỗi chúng ta đừng đánh giá và nhìn nhận mọi thứ xung quanh mình bằng lăng kính chủ quan, coi những gì mình biết là quá đủ, là tất cả. Điều này chỉ khiến ta dừng chân tại chỗ, cuộc sống nếu gặp những biến cố, khó khăn ta sẽ dễ từ bỏ, chán nản và thất bại. Bởi vậy, mỗi con người hãy có cái nhìn khách quan về cuộc sống, không ngừng phát triển bản thân, học hỏi và tích lũy cho mình những kinh nghiệm quý giá. Kiến thức và hiểu biết là vô tận. Hãy trang bị cho mình những hành trang đầy đủ nhất để tiến bước trên mọi con đường mà không sợ trông gai, thử thách. Thái độ sống của chúng ta chính là chìa khóa thành công giúp con người vững tin hơn trong mọi tình huống.
3. Đoạn văn có sử dụng thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” xuất sắc nhất:
Trong xã hội rộng lớn, mỗi cá nhân chúng ta chỉ là những thành viên nhỏ bé, hòa mình vào xã hội lớn để cùng nhau sống cộng sinh và phát triển. “Ếch ngồi đáy giếng” là thành ngữ ngầm lên án và phê phán những cá nhân có tầm hiểu biết hạn hẹp, chủ quan mà lại hay huênh hoang, khoác lác coi trời bằng vung, coi mình là trung tâm của vũ trụ. Hơn nữa, khi sống ở một môi trường khác, họ có tầm nhìn hạn hẹp, bảo thủ và không chịu thay đổi thích nghi nên sẽ như chú ếch kia sớm bị đào thải, không thể tồn tại. Trong khi cuộc sống hiện đại đặt ra nhiều yêu cầu đổi mới, cần phải sống hòa nhập, cần phải hòa đồng thì chắc chắn rằng lối sống kia không còn phù hợp nữa. Mối chúng ta dù sống trong môi trường nào cũng cần phải thích nghi, sống hòa nhập, có thái độ sống và cách nhìn đa chiều, khách quan. Đừng nên quy chụp một cách phiến diện và đặc biệt coi bản thân mình là trung tâm. Điều này chỉ khiến ta sớm bị xã hội đài thải. Vì vậy, dù ở trong môi trường sống như thế nào, mỗi chúng ta cần có thái độ tích cực học hỏi, không ngừng phát triển, tìm tòi và khám phá để nâng cao tầm hiểu biết, nhất là khi thay đổi môi trường sống, chúng ta phải biết kiềm chế cái tôi cá nhân, có thái độ khiêm tốn, tích cực học hỏi. Điều này giúp chúng ta thích nghi được khi sống trong môi trường mới, dễ dàng hòa nhập và phát triển bản thân. Còn nếu như chú ếch kia thì chúng ta sẽ ngay lập tức bị xã hội đào thải, sẽ chẳng có ai có thể giúp đỡ chúng ta.
4. Đoạn văn có sử dụng thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” 10 điểm:
Cuộc hành trình trên chặng đường chúng ta đi sẽ chẳng bao giờ kết thúc nếu bản thân không ngừng cố gắng trau dồi và hoàn thiện. Đó là một chuyến du lịch thám hiểm giúp chúng ta xây dựng cho bản thân những khối kiến thức mới và chưa bao giờ là đủ. Sẽ có một số người như chú ếch trong câu chuyện ngụ ngôn ” Ếch ngồi đáy giếng” tự tin ngạo mạn, cho rằng mình đã hiểu được cả thế giới để rồi trở nên tự phụ coi mình là trung tâm, là vũ trụ. Thế giới là vô cùng rộng lớn và phong phú, phải luôn luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình. Đừng vì đang sống trong một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu mà nghĩ mình biết tất cả mà chính ta đang bị hạn chế tầm hiểu biết. Cái chết của chú ếch chính là lời cảnh tỉnh đối với những người luôn sống khép mình không chịu tiếp thu sẽ phải nhận lấy một cái kết không mấy tốt đẹp, tự đào thải chính mình. Câu truyện ngụ ngôn này vừa mang tính hài hước vừa mỉa mai, phê phán những người luôn coi bản thân là nhất, không xem người khác ra gì và chắc rằng trong tương lai họ sẽ chẳng tốt đẹp gì nếu không chịu thay đổi bản thân. Vì vậy, mỗi chúng ta khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp mới cần phải thận trọng, tìm hiểu để thích nghi. Thái độ sống cầu thị, học hỏi và không ngừng trau dồi sẽ giúp chúng ta trở nên tích cực hơn tránh những suy nghĩ hẹn hẹp, gò bó chủ quan đặc biệt là bảo thủ không chịu thay đổi. Bởi sự thay đổi là cần thiết trong một xã hội luôn theo chiều hướng biến động, phát triển không ngừng. Chỉ khi chúng ta sống tích cực, lạc quan, biết khiêm tốn và luôn vun đắp bản thân thì thành công và những cơ hội mới sẽ mở ra và đến với chúng ta.
5. Đoạn văn có sử dụng thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” ấn tượng nhất:
Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” đã giúp tôi và bạn đọc nhận ra được nhiều giá trị trong cuộc sống về cách sống và thái độ sống. Mượn câu chuyện của con vật là chú ếch, tác giả dân gian muốn ẩn dụ đến con người. Truyện kể về một chú ếch sống lâu năm trong một cái giếng sâu. Xung quanh chú, những con vật nhỏ bé luôn sợ hãi mỗi khi chú cất tiếng kêu to. Bởi vậy, ếch nghĩ rằng bản thân là trung tâm và lớn nhất ở đó. Vào một ngày không xa, trời làm mưa nhiều khiến nước giếng dâng cao đưa ếch ra bên ngoài. Ếch ngạo mạn quen thói cũ, đi lại nghênh ngang, không sợ điều gì. Hậu quả cay đắng là bị một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp. Kết cục của ếch xuất phát từ tầm nhìn hạn hẹp, sự nông cạn và tính kiêu ngạo. Câu chuyện phê phán những người có hiểu biết hạn hẹp, tự phụ nhưng coi mình là tất cả, huênh hoang, kiêu ngạo. Chính sự chủ quan, tự phụ ấy đã khiến chú ếch kia phải nhận một cái kết đắng cho mình. Truyện nhằm nhắn nhủ đến tất cả mọi người cần phải nhìn cuộc sống thông qua lăng kính khách quan, toàn diện và đa chiều. Cuộc sống không ngừng vận động và phát triển. Để được tồn tại và phát triển trong xã hội hiện đại, mỗi chúng ta phải không ngừng thay đổi để hoàn thiện bản thân. Đừng chủ quan, nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện mà hãy khiêm tốn, học hỏi và trau dồi bản thân từng ngày. Đặc biệt phải sống một cách hòa nhập, khiêm tốn và tích cực thích nghi trong mọi môi trường sống. Đối với một học sinh như tôi, “Ếch ngồi đáy giếng” là một thành ngữ giúp tôi nhận ra được bản thân mình cần phải tích cực học tập, tìm tòi và trau dồi hơn nữa để nâng cao hiểu biết cũng như tích lũy cho mình những kỹ năng cần thiết để thích nghi với mọi môi trường,. Đồng thời, bản thân cần phải tránh những suy nghĩ chủ quan, lệch lạc và phải khiêm tốn để có thể kiểm soát được bản thân tốt nhất. Một câu chuyện ngắn nhưng đem lại nhiều bài học nhân văn sâu sắc!