Thật không có một định nghĩa hay từ ngữ nào có thể diễn tả hết tình cảm của mỗi người dành cho quê hương; Bởi vậy mà quê hương luôn là đề tài xuất hiện đến trong các đề thi văn của thời học sinh, để có một bài văn hay về đề tài quê hương thì dưới đây là một số bài văn mẫu về tình yêu quê hương đất nước các em học sinh có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Tình yêu quê hương đất nước là gì?
Đó là tình cảm gắn bó, yêu thương, cố gắng hết mình để đóng góp sức mình cho sự phát triển giàu mạnh của đất nước. Thứ tình cảm đầy cao cả ấy càng có ý nghĩa hơn khi được chuyển hóa thành hành động trên thực tế, nó có thể bắt đầu từ những việc nhỏ bé hàng ngày.
Bắt nguồn từ những điều giản dị, tình yêu quê hương, yêu làng, yêu nước trở thành tiền đề nuôi dưỡng thành thứ tình cảm lớn lao hơn. Quê hương như là “người” chứng kiến ta sinh ra, lớn lên, dõi theo quá trình trưởng thành của mỗi chúng ta.
Tình yêu quê hương không chỉ là tình yêu trìu tượng bao quát mà còn là tình yêu gia đình, xóm làng, yêu ngay chính những người luôn mong chờ, dang rộng vòng tay yêu thương bao la đón chờ chúng ta trở về. Ai khi còn nhỏ cũng mong muốn được khi muôn nơi nhưng đến khi trưởng thành xa quê thì đều có một nỗi niềm đau đáu hướng về quê nhà thân yêu.
2. Ý nghĩa của tình yêu quê hương đất nước:
Tình yêu quê hương đất nước là thứ tình cảm muôn màu với nhiều sắc thái biểu đạt khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, trở thành sức mạnh tinh thần cho mỗi người vượt qua nhiều gian lao, khổ ải trong cuộc sống và cũng là liều thuốc chữa lành mỗi khi ta cảm thấy bị tổn thương.
Khi tinh thần yêu nước được đề cao đó là lúc triệu trái tim cùng chung một nhịp đập những hành động ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi sẽ bị lụi tắt thay vào đó là hai tiếng “đồng bào” thân thương được vang lên.
Tình yêu quê hương còn là chủ đề bất tận cho thơ ca nghệ thuật thỏa sức sáng tạo, và từ đó tạo ra những kiệt tác tuyệt vời cho văn học nước nhà. Tình yêu quê hương không chỉ là điểm tựa tâm hồn mà còn trở thành đòn bẩy giúp mỗi chúng ta sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng. Những con người xa quê, cố gắng vươn rộng đôi cánh để chạm đến những ước mơ, hoài bão tại miền xa lạ nhưng mục đích cuối cùng cũng là có ngày “cánh chim” mỏi ấy được trở về quê nhà.
3. Viết đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước lớp 7:
Lòng yêu nước giúp xây dựng một đất nước với một tương lai tốt đẹp hơn để mọi người sống hòa thuận với nhau. Nó không phải lúc nào cũng có nghĩa là chiến đấu và bạo lực, nó có nghĩa là thể hiện niềm đam mê và sự hy sinh đối với quốc gia cả trong hòa bình. Yêu nước chân chính là tôn trọng đất nước và tự hào khi thể hiện tình yêu và sự tôn trọng đối với đất nước. Nó cũng dẫn đến việc loại bỏ sự ích kỷ và tham nhũng sẽ giúp đất nước tăng trưởng và phát triển nhanh hơn. Tổ quốc không phải của riêng một người mà là của tất cả chúng ta nên tất cả chúng ta phải đoàn kết lại để làm cho tổ quốc của mình trở nên tốt đẹp nhất. Nếu như trong thời chiến tranh các chiến sĩ anh dũng với tinh thần “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước” thì trong thời bình người ta không cần phải hi sinh cả tính mạng mà cần bày tỏ lòng yêu nước bằng hoạt động xây dựng đất nước. Đó có thể là các bác sĩ gồng mình lên chữa trị cho bệnh nhân trong thời kỳ Đại dịch Covid 19 bùng nổ, đó cũng có thể là hình ảnh hàng triệu trái tim cùng cháy với nhịp đập của bóng đá khi Đội tuyển bóng đá quốc gia tiến vào vòng trong của các trận đấu quốc tế. Hay đơn giản hơn là hình ảnh các em học sinh cố gắng chăm chỉ học tập với mai ngày lớn lên trở thành người có ích cho đất nước. Phong trào “Góp đá xây Trường Sa” của Báo Tuổi trẻ từ năm 2011, kêu gọi nhân dân cả nước cùng chung tay góp sức để xây dựng biển đảo quê hương. Đây là một chương trình vô cùng ý nghĩa, thiết thực, vừa khơi dậy lòng yêu nước vừa thể hiện tinh thần trách nhiệm trong mỗi cá nhân. Có thể nói yêu nước thể hiện ở những hành động giản dị đời thường nhất chứ không cần mà phải làm gì to lớn nhất.
4. Viết đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước lớp 8:
Nhà triết học Tôn Tử đã từng nói: “Không có nhiều hơn năm nốt nhạc, nhưng sự kết hợp của năm nốt nhạc này tạo ra nhiều giai điệu hơn bao giờ hết. Không có nhiều hơn năm màu cơ bản, nhưng khi kết hợp chúng lại tạo ra nhiều màu sắc hơn bao giờ hết. Không có nhiều hơn năm vị cơ bản, nhưng sự kết hợp của chúng mang lại nhiều hương vị hơn bao giờ hết”. Lòng yêu quê hương đất nước có thể được tóm gọn trong câu nói trên. Một người cố gắng làm việc chăm chỉ để kiếm tiền sống bản thân nhưng khi nhiều người cùng đoàn kết cố gắng hoàn thành thật tốt công việc thì sẽ tạo nên sức mạnh vô cùng to lớn. Đó chính là biểu hiện của lòng yêu nước, cùng chung tay xây dựng phát triển kinh tế sẽ giúp đất nước trở nên giàu mạnh, văn minh.
Là một học sinh cần phải cố gắng học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức và tình cảm của mình để mai sau có thể góp một phần nhỏ bé của bản thân vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày một giàu tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Đặc biệt là luôn giữ bản thân bình tĩnh sáng suốt trước những tư tưởng sai trái mang tính chất lợi dụng, hành vi xấu xa, tiêu cực, lòng yêu nước bị thể hiện sai cách sẽ để lại hậu quả khôn lường. Là học sinh việc tham gia các phong trào thể hiện lòng yêu nước do nhà trường, các đoàn thể địa phương tổ chức là vô cùng cần thiết. Như tích cực tham gia phong trào thi vẽ tranh biển đảo tổ quốc hay chương trình thuyết minh về lòng yêu nước của học sinh trên toàn quốc. Đó cũng chính là biểu hiện của lòng yêu nước vừa phù hợp với lứa tuổi học sinh lại vừa sâu sắc và chân thành.
5. Viết đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước lớp 9:
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Quê hương chính là nơi mỗi con người cất tiếng khóc khi chào đời, là nơi đầu tiên đón nhận tiếng khóc đầu tiên của chúng ta bằng những tia nắng ấm áp, dịu dàng nhất. Và quê hương cũng là nơi là đến cuối cùng dừng chân của cuộc đời chúng ta.
Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện ở mỗi người theo những cách rất khác nhau. Yêu quê hương là yêu những gì thuộc về quê hương, như xóm làng, cành cây, ngọn cỏ, tia nắng, ngọn gió…và yêu cả những con người đã cùng sinh ra lớn lên ở mảnh đất yêu thương ấy. Hay đơn giản chỉ là nỗi nhớ mỗi khi xa quê, mỗi dịp lễ hội háo hức trông ngóng được trở về quê nhà, trở về với gia đình của mình. Có rất nhiều người khi trở nên thành đạt đã có những đóng góp về vật chất cũng như sức lực để xây dựng một quê hương ngày càng giàu mạnh và phát triển hiện đại hơn. Đây đều là những biểu hiện cao cả của tình yêu quê hương đất nước với ước vọng quê hương mình ngày càng tươi đẹp hơn. Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện trong những lời văn sâu sắc, đó chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc đứng trước nguy cơ lớn. Trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ’ của Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo đọa đầy đâu khổ dưới gót giày quân thù: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.” Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thanh gươm sắc nhọn nhất, là đợt ngọn gió mạnh mẽ nhất cuốn tan lũ giặc bán nước và cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, và cũng là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc. Chúng ta có thể thấy được tình yêu quê hương phải gắn liền với trách nhiệm với quê hương. Đó chính là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy được biết là một trách nhiệm không của riêng ai mà của tất cả mọi người. Trong thời bình, lòng yêu nước được thể hiện ở việc car nước chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa tươi đẹp, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và sự phát triển vững bền của đất nước. Như Nhà văn Ê-ren-bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Như vậy lòng yêu nước đất nước là cần thiết đối với sự phát triển của mỗi con người.