Tác giả Đỗ Trung Lai? Bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai? Hướng dẫn viết đoạn văn phân tích bài Mẹ? Cảm nhận bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai hay nhất? Nhận xét chung?
“ Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ/ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Thật vậy, cha mẹ là người có công lao to lớn trong cuộc đời của mỗi người, đấng sinh thành đã đưa chúng ta đến thế giới này, họ phải lao động tảo tần nuôi chúng ta ăn học và khôn lớn. Cha mẹ mang trên vai vô vàn áp lực, những nỗi lo về cơm áo gạo tiền cho gia đình. Chúng ta phải thấy biết ơn và báo đáp những công lao đó. Có rất nhiều những tác phẩm văn nghệ thuật ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ, đó như một sự bày tỏ tình yêu và lòng biết ơn của những người con. Một trong những áng thơ đeer lại ấn tượng trong lòng độc giả khi nhắc về công ơn của cha mẹ là bài thơ Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai. Dưới đây là hướng dẫn và mẫu đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai hay và chọn lọc nhất, mời bạn đọc tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Tác giả Đỗ Trung Lai:
Nhà thơ, nhà báo Đỗ Trung Lai sinh năm 1950. Ông sinh ra và lớn lên tại Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Ông tốt nghiệp khoa Vật lý Đại học Sư phạm Hà Nội và nhập ngũ năm 1972; Sau đó ông dạy học trong quân đội về làm báo Quân đội Nhân dân.
Các tác phẩm tiêu biểu: Đêm sông cầu (1990), Anh,em và những người khác (1990), Thời thơ ấu của chàng Lau Sậy hay là Tha hương (2008)…
2. Bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai:
Xuất xứ: trích tập thơ Đêm sông Cầu( năm 1990)
Nội dung: Bài thơ mượn hình ảnh quả cau thân quen để tả mẹ. Qua đó, bài thơ thể hiện những thăng trầm của cuộc đời mẹ, tình thương yêu bao la của con giành cho mẹ và nỗi cô đơn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nữa, dường như ngày con xa mẹ đang rất cận kề.
Nghệ thuật:
– Thể thơ bốn chữ.
– Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi.
– Lời thơ giản dị.
3. Hướng dẫn viết đoạn văn phân tích bài Mẹ
3.1. Mở đoạn:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm; bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc chung đối với bài thơ.
3.2. Thân đoạn:
– Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ (khổ thơ, vần, điệu, yếu tố tự sự, yếu tố trữ tình, hình ảnh, ngôn ngữ, biện pháp tu từ, . ..)
3.3. Kết đoạn:
– Khái quát được cảm xúc về bài thơ
4. Cảm nhận bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai hay nhất?
4.1 Cảm nhận bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai– bài văn mẫu số 1:
Bài thơ “Mẹ” của nhà thơ Đỗ Trung Lai là một bài thơ hay viết về hình ảnh người mẹ làm em cảm thấy ấn tượng. Mượn hình ảnh thân quen của làng quê Việt Nam – cây cau, tác giả đã khắc hoạ rõ nét khuôn mặt người mẹ đang gầy đi năm tháng. Nếu như cây cau trong vườn càng ngày càng cao thẳng thì tấm lưng của mẹ sẽ lại còng “Lưng mẹ còng rồi/Cau thì vẫn thế”. Thời gian cho cau xanh dần thì cũng làm mẹ già theo “Cau ngày càng cao/Mẹ ngày một thấp”. Lòng con như quặn thắt, đau xót khi nhìn mẹ ngày một già nua. Tác giả mượn hình ảnh miếng trầu “Cau mẹ bổ tư/Giờ cau bổ tám” như để minh hoạ tuổi già này. Biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô/Khô gầy như mẹ” giúp chúng ta nhận thức được sâu sắc nỗi buồn và cái cô đơn nằm sâu trong trái tim con. Câu hỏi cuối bài thơ “Khi mẹ ta già?” đâu chỉ để hỏi trời cao mà còn là câu hỏi người con đặt ra cho chính mình. Bằng ngôn ngữ thơ trong sáng, tự nhiên và thể thơ bốn chữ ngắn gọn với những biện pháp đôi “còng – thẳng”, so sánh “Khô gầy như mẹ” góp phần thể hiện xúc cảm của nhân vật trữ tình. Nhan đề bài thơ chỉ gói gọn trong một từ “Mẹ” nhưng đã gợi cho người đọc bao xúc động bởi sự quan tâm của người con dành cho mẹ cùng những tủi thân khi chứng kiến mẹ ngày càng già đi.
4.2 Cảm nhận bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai– bài văn mẫu số 2:
Một trong những tác phẩm hay viết về người mẹ phải kể đến “Mẹ” của Đỗ Trung Lai. Khi đọc bài thơ này người đọc sẽ cảm nhận được đây là lời của người con đang bộc lộ nỗi lòng với người mẹ của mình. Tác giả đã sử dụng hình ảnh cây cau rất gần gũi và thân thuộc này để thể hiện nỗi xót xa khi mẹ ngày một già đi. Những hình ảnh tương phản như “Lưng mẹ còng xuống – Cau già vẫn xanh”, “Cau – ngọn cao, Mẹ – tóc bạc trắng” đã gợi nên sự liên tưởng đến tuổi xế chiều của mẹ. Cùng với đó, nhà thơ cũng sử dụng biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ” để thể hiện vẻ già nua khắc khổ của người mẹ. Trước thực tế khắc nghiệt đó, người con đã bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên: “Con nâng trên tay/Không kìm được nước mắt” – đó là sự đau đớn, xót xa. Tất cả được kìm nén để rồi người con tự hỏi lại mình: “Ai bảo trời thế/Sao mẹ ta già?”. Câu hỏi không nhận được lời giải đáp. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn cản nổi vòng xoay của sự sống. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc đi kèm với mây trắng trên cao là một niềm xót xa, nuối tiếc. Qua bài thơ này người đọc cũng hiểu được điều mà tác giả muốn nhắn gửi đó là hãy quý trọng từng phút giây được sống bên cạnh người mẹ, phải biết thương yêu và chăm sóc người mẹ của mình.
4.3 Cảm nhận bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai– bài văn mẫu số 3:
Đọc bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai, em có rung động sâu sắc trước tình cảm của người con dành cho người mẹ thân yêu. Mở đầu bài thơ, ta bắt gặp hình ảnh người mẹ với tấm lưng gầy gò “Lưng mẹ còng rồi/Cau thì vẫn xanh”. Hai hình ảnh thơ trái ngược đã nhấn mạnh sự xót xa cùng nỗi đau đớn khôn nguôi trong lòng người con khi phát hiện ra mẹ đã mất. Quy luật nghiệt ngã của thời gian một đi không trở lại làm lòng con càng thêm xót xa “Cau về với trời/Mẹ ở gần đất”. Hình ảnh “cau bổ tám” lúc bé gợi lên tuổi già cô đơn của mẹ. Khi con đã lớn cũng là lúc mẹ trở nên gầy yếu theo năm tháng: “Một miếng cau khô/Khô gầy như mẹ”. Và con càng thêm trân trọng nâng niu người mẹ “con nâng trên tay” nhưng cũng không kìm nổi những dòng nước mắt thương yêu đau đớn. Câu hỏi ở cuối bài thơ “Bao giờ mẹ ta già?” vừa là sự tự vấn chính bản thân và nó cũng khơi gợi nỗi cô đơn trống vắng trong lòng người con. Bằng hình ảnh thơ tương phản, ngôn ngữ mộc mạc và thể thơ 4 chữ ngắn gọn đã khắc hoạ cho chúng ta hình ảnh người mẹ Việt Nam thật tảo tần, chịu thương chịu khó. Bài thơ như lời nhắc nhở mỗi người hãy biết yêu thương và quan tâm tới mẹ cùng những người thân trong gia đình.
4.4 Cảm nhận bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai– bài văn mẫu số 4:
“Mẹ” của Đỗ Trung Lai là một tác phẩm mang lại nhiều xúc cảm cho người đọc. Bài thơ là lời của người con bày tỏ sự đau xót, thương cảm khi chứng kiến mẹ ngày càng già đi. Cuộc đời của mẹ từng trải qua biết bao nhiêu nỗi cơ cực, vất vả. Tác giả đã mượn hình ảnh quả cau khi nhắc đến mẹ. Sự đối lập của mẹ và cau: “Lưng mẹ còng rồi – Cau già vẫn đứng” và “Cau – ngọn cao, Mẹ – tóc bạc trắng”, “Cau gần với trời – Mẹ lại gần đất” đã tạo nên một ám ảnh cho lời thơ khiến lòng nhói bao nỗi đau. Đặc biệt, hình ảnh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ” đã làm nổi bật vẻ giàu già, khắc khổ của người mẹ. Điều đó khiến cho “Con nâng trên tay – Không cầm được nước mắt”. Hai chữ “nâng” và “cầm” để chỉ trạng thái của cảm xúc. Nếu “nâng” là kính trọng biết bao thì “cầm” sẽ nén bao cay đắng bấy nhiêu. Từng cặp biểu cảm được cộng hưởng gợi nên bao nỗi niềm, lời ngắn mà vọng dài. Chính đây cũng là những chuyển động cảm xúc khi cuối bài nhân vật trữ tình đã tự hỏi: “Ai hỏi trời vậy – Sao mẹ ta già?”. Câu hỏi ấy không nhận được lời giải đáp đã để lại nỗi cô đơn và trống trải. Không ai trả lời được vì sao mẹ bạc, cũng không ai biết được vòng xoay của sự sống. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc đi kèm với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, nuối tiếc. Bài thơ rất cảm động, thể hiện sự đau xót thưởng cảm của người con trước hình ảnh tiều tuỵ của mẹ theo thời gian.
5. Nhận xét chung:
Mẹ là một trong số những bài thơ hay nhất và thể hiện phong cách thơ của nhà thơ Đỗ Trung Lai. Bài thơ không chỉ ca ngợi công lao vô bờ bến của mẹ, sự chăm sóc và công ơn của mẹ trong cuộc đời của mỗi người. Bài thơ khiến chúng ta càng thêm yêu mẹ hơn và vụ đắp cho mọi người tình cảm gia đình.
Trên đây là hướng dẫn phân tích bài thơ Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai, hy vọng mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc và các bạn có thể vận dụng tham khảo để bài làm của mình thêm hay và sinh động hơn.