Viết đoạn văn 200 chữ bàn về lòng khoan dung hay nhất với dàn ý khái quát và một số các đoạn văn mẫu nhằm hỗ trợ các em học sinh có những tài liệu tham khảo để các em học hỏi, từ đó tạo lên các bài viết riêng của mình.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý viết đoạn văn bàn về lòng khoan dung
Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề nghị luận của đề bài là lòng khoan dung.
Thân đoạn:
– Giải thích khái niệm lòng khoan dung là gì?
– Biểu hiện của lòng khoan dung thông qua các dẫn chứng
– Ý nghĩa của lòng khoan dung đối với bản thân và xã hội
– Bình luận mở rộng phê phán những lối sống vô cảm, không khoan dung. Khẳng định khoan dung không phải dung túng, bao che, không bao dung độ lượng một cách mù quáng. Đưa ra các dẫn chứng
– Rút ra bài học cho bản thân
Kết đoạn: Nhấn mạnh lại lòng khoan dung là phẩm chất đạo đức cao đẹp, truyền thống quý báu của dân tộc cần được học tập, gìn giữ và phát huy.
2. Một số mẫu đoạn văn 200 chữ bàn về lòng khoan dung hay nhất
Mẫu đoạn văn số 1:
Trong một xã hội không thể thiếu đi lòng khoan dung. Lòng khoan dung là một trong những cách “giữ lửa” trong lòng người với người. Nếu chúng ta chỉ có sự hoài nghi, đố kỵ, chỉ mang nặng những sự vô cảm, lạnh lùng, sống một cuộc sống nhỏ nhen, ích kỷ thì xã hội sẽ trở lên rối loạn, mất dần sự gắn kết giữa người với người. Khoan dung là một tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua lỗi lầm của người khác. Người có tấm lòng khoan dung là những người có tấm lòng nhân hậu và được rất nhiều người yêu quý. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những lỗi lầm, sai phạm của người khác giúp họ đứng lên sau những vấp ngã chứ không phải sự bao che, dung túng cho những sai lầm. Không phải ai cũng đi đúng đường, không phải ai lúc nào cũng luôn đúng. Có những lúc chúng lầm đường lạc lối, vi phạm những sai lầm. Nếu nhận được sự khoan dung của mọi người, người đó vẫn có cơ hội để làm lại, vẫn có cơ hội để sửa sai, bỏ đi những lỗi lầm. Ngược lại, nếu cứ sống ích kỷ, không khoan dung, luôn có ánh nhìn nghi ngờ đối với những người mắc sai lầm, đó sẽ là con dao giết chết họ, đẩy họ đến con đường càng sai trái và không thể quay đầu. Cũng như những người từng có tiền án, tiền sự, khi được trao trả tự do, chở về với xã hội, nếu mọi người không khoan dung tha thứ, tin tưởng rằng họ sẽ đổi thay, luôn nghi ngờ, xa lánh, chì chiết những người này. Họ sẽ không thể nào quay trở lại với cuộc sống bình thường được, tổn thương quá lâu, rồi họ cũng sẽ quay lại con đường cũ. Nhưng nếu chúng ta biết khoan dung, đón chào họ quay trở lại xã hội như một người bình thường, họ sẽ có thể thay đổi chở thành một người tốt hơn. Như vậy, nhờ long khoan dung sẽ mang đến một xã hội tốt đẹp hơn.
Mẫu đoạn văn số 2:
Cuộc sống sẽ trở lên ý nghĩa và tuyệt vời hơn nếu chúng ta có tấm lòng khoan dung. Khoan dung là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm của người khác. Những người có tấm lòng khoan dung luôn được mọi người yêu quý và tôn trọng. Người có lòng khoan dung là người không tính toán hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn, bao dung với lỗi lầm của người khác. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng khoan dung không phải là dung túng cho những lỗi lầm mà là tha thứ và chỉ ra những lỗi sai để người đó sửa sai, quay lại đi đúng hướng. Nhờ có lòng khoan dung, xã hội sẽ trở lên tốt đẹp hơn, những người mắc sai lầm sẽ có cơ hội sửa sai và hoàn thiện bản thân hơn. Chúng ta cần phải có lòng khoan dung để xã hội ngày càng phát triển, mối quan hệ giữa người với người được bền chặt và tốt đẹp hơn. Lòng khoan dung chính là phẩm chất đạo đức cao đẹp, truyền thống quý báu của dân tộc cần được học tập, gìn giữ và phát huy.
3. Một số mẫu đoạn văn bàn về lòng khoan dung tham khảo ấn tượng:
Mẫu đoạn văn số 1:
“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”. Đó là những lời thật ý nghĩa trong bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Thật vậy, mỗi người chỉ được sống một lần, vậy tại sao chúng ta không sống một cuộc sống yêu thương, nhẹ nhàng với lòng khoan dung để cuộc sống này trở lên ý nghĩa và trọn vẹn hơn? Khoan dung là một tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác. Bên cạnh đó, người có lòng khoan dung cũng là người có tấm lòng nhân hậu được mọi người yêu quý. Lòng khoan dung là một đức tính tốt đẹp cần có của mỗi người. Sẽ chẳng ai có thể không từng phạm sai lầm, chẳng ai trên đời là hoàn hảo cả, chính vì vậy cần thiết phải có lòng khoan dung, sự tha thứ mỗi khi ai đó gặp lỗi lầm có thể tha thứ. Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta dung túng cho sai lầm mà chỉ là tạo cơ hội để người mắc sai lầm có cơ hội nhận ra lỗi và sửa sai. “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”, nếu họ biết nhận ra lỗi sai và sửa sai, biết đứng dậy và bước đi lại trên con đường đúng đắn thì không hà cớ gì mà ta không khoan dung, tha thứ, tạo cơ hội để họ bắt đầu lại. Tuy nhiên, xã hội hiện nay vẫn còn nhiều người có thái độ ích kỷ, nhỏ nhen, không biết tha thứ, không biết vứt bỏ, luôn giữ chặt nó trong lòng thì đến cùng người mệt mỏi lại chính là những người không biết khoan dung. Từ đó rạn nứt tình cảm đôi bên, mọi người trở lên xa cách và không thể hàn gắn mối quan hệ như xưa. Để có một xã hội ngày càng phát triển và tốt đẹp hơn thì lòng khoan dung thực sự cần thiết và cực kỳ quan trọng. Khoan dung để ta cảm thấy nhẹ nhõm hơn, khoan dung để họ được quay đầu, được sửa chữa lỗi lầm của mình và trở thành người tốt hơn. Nhờ khoan dung, xã hội sẽ trở lên tươi đẹp và đầy ý nghĩa.
Mẫu đoạn văn số 2:
Mỗi chúng ta, ai cũng chỉ được sống duy nhất một lần trên đời, vậy tại sao chúng ta cứ phải mãi giữ lại những điều không vui, tại sao chúng ta không thể cho nhau cơ hội để làm lại, khắc phục sai lầm? Ai trong chúng ta cũng sẽ có những sai lầm, người ít người nhiều, nếu cứ ích kỷ, không có sự khoan dung, chúng ta sẽ mãi chẳng thể tốt đẹp lên được, sẽ mãi chẳng bao giờ có cơ hội để sửa chữa những sai lầm, hoàn thiện bản thân. Lòng khoan dung là cội nguồn của tình cảm, là liều thuốc chữa lành giúp cho các mối quan hệ giữa chúng ta luôn được khăng khít bền chặt. Ai mà chẳng một lần mắc sai lầm, và chúng ta cũng sẽ cảm thấy biết ơn, vui vẻ biết bao nếu người khác khoan dung, tha thứ cho những sai lầm của mình. Người biết khoan dung cũng sẽ trở lên thanh thản, nhẹ nhõm, thoải mái khi rộng lượng tha thứ cho lỗi lầm của người khác, trao cho họ một cơ hội để sửa những lỗi lầm. Biết khoan dung, biết rộng lượng tha thứ cho những lỗi lầm của người khác cũng là đang giúp chính mình bỏ đi những gánh nặng trong lòng. Những người sống ích kỷ, không biết tha thứ cho người khác, không có tấm lòng khoan dung, họ cứ mãi giữ những sai lầm của người khác trong lòng thì chỉ làm cho người đó thêm phần mệt mỏi và khó chịu hơn. Người không được tha thứ cũng rằn vặt không thôi, nó như con dao cắt đứt con đường hoàn lương của những người này, làm cho họ không thể quay đầu, không thể sửa chữa những lỗi lầm mà mình gây ra. Nếu một xã hội mà không có sự khoan dung, cứ mãi chỉ sống trong sự ích kỷ, nhỏ nhen thì xã hội đó sẽ thật u tối và thiếu đi tình người, mất đi niềm vui, rạn nứt các mối quan hệ. Mà chính các mối quan hệ mới làm lên xã hội, nếu mất đi mối liên kết, mất đi các mối quan hệ giữa người với người thì xã hội không còn là xã hội. Đó là một điều nguy hiểm mà chẳng ai mong muốn. Do đó, chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy lòng khoan dung để có một cuộc sống tươi đẹp hơn.