Viện Chiến lược và Chính sách tài chính là tổ chức thuộc bộ tài chính. Trong đó, ý nghĩa thực hiện trong nghiên cứu khoa học phục vụ cho lĩnh vực tài chính. Vậy, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính là gì? Chức năng và cơ cấu tổ chức như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính là gì?
Viện có tên giao dịch quốc tế là: National Institute for Finance (viết tắt là NIF).
Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (sau đây gọi tắt là Viện) là tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc Bộ Tài chính.
Trong các nhu cầu khác nhau thể hiện hoạt động quản lý tài chính. Viện được thành lập với các nhu cầu trong áp dụng các công nghệ hay ứng dụng khoa học hiện đai trong công tác tài chính. Có thể thấy hoạt động tài chính diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực và phản ánh hết sức đa dạng thông qua hoạt động thực tế. Do đó, việc quản lý gây ra nhiều khó khăn trong công tác nếu không có sự đổi mới. Các ứng dụng có thể được ra đời thông qua các phát minh hay nghiên cứu khoa học mới. Cũng có thể phản ánh trong tính chất ứng dụng các thành tựu hay công nghệ phù hợp.
Khái niệm:
Với các ý nghĩa trong xây dựng các quản lý mang tính chất chiến lược. Hướng đến các mục tiêu trong quản lý hiệu quả Chính sách tài chính. Với tên gọi phản ánh các ý nghĩa trong chức năng và hoạt động chính được thực hiện trong viện. Đó là chức năng nghiên cứu, xây dựng chiến lược và chính sách tài chính theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các nội dung công việc thực hiện đáp ứng các đòi hỏi trong tính chất của ngành. Thực hiện nghiên cứu đưa ra các phương hướng phù hợp mang đến chính sách tài chính phù hợp.
Ngoài ra là nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng trong lĩnh vực tài chính. Các hoạt động nghiên cứu hay sáng tạo thuộc vào tính chất nghiên cứu khoa học. Cho nên các nhân viên trong viện là những người có trình độ, chuyên môn và tiêu chuẩn phải đáp ứng chức danh nghề nghiệp. Việc nghiên cứu mang đến các ứng dụng chung cho ngành. Do đó, ứng dụng càng linh hoạt, hiệu quả càng giải quyết nhu cầu quản lý.
Với các nghiên cứu được phản ánh trên nhiều phương diện, các thông tin cần cung cấp tương đối đầy đủ. Nó mang đến thuận lợi phân tích, dự báo kinh tế tài chính. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của ngành tài chính. Giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược, chính sách tài chính. Mang đến các hiệu quả ứng dụng và phục vụ cho công tác của ngành. Phục vụ cho chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
Đảm bảo thực hiện hoạt động bằng ngân sách nhà nước.
Viện Chiến lược và Chính sách tài chính có tư cách pháp nhân, con dấu riêng. Được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại để giao dịch theo quy định của pháp luật. Các nội dung hoạt động hay các xác định chi tiêu cũng được cân đối. Với các hoạt động duy trì hoạt động của viện sẽ được đảm bảo đáp ứng bằng ngân sách nhà nước. Đó là đối với các vai trò trong nghiên cứu.
Được ngân sách, nhà nước bảo đảm kinh phí nghiên cứu khoa học cơ bản theo quy định. Cũng như phản ánh được giá trị trong đảm bảo nhu cầu quản lý. Với các nghiên cứu và hình thành công cụ quản lý. Có thể giúp công tác quản lý trở lên đơn giản, hiệu quả và tối ưu các lợi ích hơn.
Trụ sở chính của Viện đặt tại thành phố Hà Nội.
2. Chức năng:
– Nghiên cứu, xây dựng chiến lược tài chính quốc gia:
Đây là chức năng quan trong nhất trong hoạt động của viện. Với vai trò của một cơ quan làm việc cho bộ và nghiên cứu chiến lược chung. Chủ trì nghiên cứu, xây dựng chiến lược tài chính quốc gia. Với vai trò của tổ chức có nhiệm vụ trọng tâm. Các vai trò chủ trì thực hiện nhiệm vụ được xác định. Trong nội bộ cơ quan, đảm bảo các nhân viên với trình độ chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo. Các chiến lược khác theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tham gia, phối hợp nghiên cứu, xây dựng các chiến lược chuyên ngành do các đơn vị thuộc Bộ Tài chính chủ trì. Đây là các nội dung chủ yếu và trọng tâm trong nhiệm vụ. Các hoạt động và ý nghĩa phản ánh đến hiệu quả trong công tác hoạt động. Thẩm định, phản biện các chiến lược chuyên ngành. Với tính chất chuyên môn và đảm nhiệm các hoạt động của viện. Đảm bảo phù hợp với chiến lược tổng thể tài chính quốc gia và các chiến lược liên quan khác. Tổ chức triển khai, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chiến lược tài chính quốc gia.
– Nghiên cứu, xây dựng chính sách tài chính, tiền tệ:
Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các chính sách trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tham gia, phối hợp nghiên cứu, xây dựng các chính sách do các đơn vị thuộc Bộ Tài chính chủ trì hoặc do các Bộ, ngành có liên quan chủ trì theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các nghiên cứu phản ánh tính chất của hoạt động. Với đội ngũ nghiên cứu thuộc viện là những chuyên gia thực hiện nội dung công việc. Do dó, việc theo dõi hay đánh giá các tiến trình và nội dung nghiên cứu mang đến ý nghĩa. Thẩm định, phản biện chính sách và đề xuất phương án cải cách, sửa đổi. Nhằm đưa ra các điều chỉnh kịp thời trong hướng phát triển tư duy trong nghiên cứu và sáng tạo.
Tổ chức hoạt động phân tích, dự báo kinh tế tài chính. Là các hoạt động mang tính điều chỉnh. Một nội dung mang tính chất phản ánh chiến lược. Các dự báo cho thấy lợi thế hay những yếu tố có thể tác động đến tình hình tài chính và biến đổi tài chính. Nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách tài chính đến kinh tế xã hội và phát triển bền vững. Các chính sách tài chính được xác định và thực hiện. Tuy nhiên để đảm bảo trên thực tế luôn cần sự giám sát hoạt động và đưa ra nhận xét. Cũng như nhận định về tác động.
– Nghiên cứu, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của ngành tài chính:
Trong công việc thực hiện với nghiên cứu. Cần thiết các công tác quản lý nhằm đạt được hiệu quả phản ánh. Sự nghiên cứu giúp xác định nội dung hoạt động cần tiến hành. Đồng thời, hoạt động quản lý xác định các tính chất cần thiết của nghiên cứu. Mang đến các phản ánh hiệu quả nhất. Sau khi tiến hành các điều chỉnh.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của ngành tài chính. Đưa ra các mục tiêu hay cần thiết phản ánh và ứng dụng công việc. Thúc đẩy các nghiên cứu và sáng tạo hướng đến nhu cầu trên thực tế. Kế hoạch nghiên cứu dài hạn và hàng năm theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thực hiện nhiệm vụ thường trực Hội đồng khoa học và công nghệ ngành tài chính. Thông tin, thống kê khoa học và công nghệ của ngành tài chính. Tham gia đào tạo, tư vấn trong lĩnh vực tài chính. Cung cấp dịch vụ công thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Viện.
– Đề xuất và tổ chức thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế.
Trong các nhu cầu về tài chính hay các lĩnh vực khác, hợp tác quốc tế luôn cần được tiến hành. Các đề xuất hay tổ chức thuộc phạm vi quản lý của Viện. Trong hoạt động nghiên cứu và phát triển các ứng dụng khoa học trong quản lý. Các hợp tác quốc tế giúp các tầm nhìn hay khả năng được mở rộng. Những hiệu quả trong hợp tác có thể mang đến kết quả khả quan hơn. Đưa đến các nghiên cứu có tính ứng dụng cao và hiệu quả cho công tác quản lý.
3. Cơ cấu tổ chức:
Viện duy trì hoạt động dưới sự quản lý và điều hành bởi Viện trưởng và một số phó viện trưởng. Các công tác điều hành được đưa ra với nội dung chiến lược. Bên cạnh đó, có sự phân chia nhiệm vụ và công việc cụ thể cho các phòng ban. Thực hiện các công việc trong các khía cạnh độc lập và hướng đến các nhu cầu chung trong quản lý hay nghiên cứu. Các công việc mang đến hiệu quả chung trong hoạt động của Viện chiến lược và chính sách tài chính.
– Ban Kinh tế vĩ mô và Dự báo;
– Ban Chính sách Tài chính công;
– Ban Chính sách Tài chính doanh nghiệp;
– Ban Tài chính quốc tế và Chính sách hội nhập;
– Ban Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế;
– Văn phòng;
– Trung tâm Thông tin và Dịch vụ tài chính;
– Tạp chí Kinh tế tài chính Việt Nam.
Viện trưởng quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế hoạt động của các Ban, Trung tâm, Văn phòng, Tạp chí theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Tài chính.