Công nghiệp chế biến trong vùng Tây Nguyên dù đã có sự phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn gặp 1 số hạn chế cần khắc phục để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Việc đẩy mạnh chế biến sản phẩm cây công nghiệp ở Tây Nguyên nhằm mục đích chủ yếu là? mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Việc đẩy mạnh chế biến sản phẩm cây công nghiệp ở Tây Nguyên nhằm mục đích chủ yếu là?
A. nâng cao giá trị, tăng các sản phẩm hàng hóa.
B. thuận lợi cho bảo quản vận chuyển tiêu thụ.
C. thúc đẩy sản xuất thâm canh, tăng nông sản.
D. thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu.
Đáp án đúng: A
2. Ngành chế biến sản phẩm cây công nghiệp ở Tây Nguyên:
Vùng Tây Nguyên bao gồm các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông nổi tiếng với gần một triệu ha đất đỏ ba-dan chiếm tỷ lệ lớn đất đỏ của cả nước. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng nhiều loại cây nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến. Các loại cây như cao su, cà phê, tiêu, chè, điều cùng với các loại cây công nghiệp theo mùa vụ như bông, ngô lai, đậu đỗ, sắn, mía đều phát triển mạnh mẽ trong vùng này.
Tuy nhiên, chỉ có khoảng 85% diện tích đất đã được sử dụng để trồng cây công nghiệp. Đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến vẫn còn ở mức hạn chế, chưa đạt yêu cầu và tiềm năng của vùng Tây Nguyên. Công nghiệp chế biến trong vùng dù đã có sự phát triển nhưng vẫn chủ yếu là sơ chế tại chỗ và sản phẩm cuối cùng thường thiếu sức cạnh tranh trên thị trường. Công tác xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chế biến chưa được chú trọng cũng như công tác quy hoạch vùng cây nguyên liệu chưa triển khai kịp thời.
Một số loại cây công nghiệp còn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là khi phải đối mặt với hạn hán kéo dài, gây tổn thất lớn cho người trồng cây công nghiệp và thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp chế biến. Giá của một số loại nông sản chủ yếu chịu sự biến động của thị trường thế giới, đặc biệt là cà phê và cao su, gây tổn thất cho người sản xuất.
Để khắc phục những thách thức này, cần có những giải pháp cụ thể và toàn diện:
– Quy hoạch và đầu tư:
Tăng cường công tác quy hoạch diện tích trồng cây nguyên liệu và đầu tư vào các cơ sở công nghiệp chế biến phù hợp với quy mô và công nghệ hiện đại.
– Đào tạo nguồn nhân lực:
Đầu tư vào giáo dục và đào tạo ở vùng Tây Nguyên, đặc biệt là ưu tiên các khu vực sâu, xa và dân tộc thiểu số để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp. Nhân lực chất lượng cao mới có thể tạo ra các thành phẩm chất lượng cao, mới lạ và độc đáo, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
– Phát triển công nghiệp chế biến:
Tập trung vào việc xây dựng ngành công nghiệp chế biến thành ngành mũi nhọn với việc đổi mới công nghệ chế biến và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và giá trị cạnh tranh cao trên thị trường.
– Khuyến khích đầu tư:
Khuyến khích đầu tư vào các cơ sở chế biến nông sản và gỗ rừng trồng, đặc biệt là ở các vùng sâu, xa và dân tộc thiểu số, nhằm tạo ra việc làm và gia tăng giá trị cho sản phẩm.
Trong đó, biện pháp quan trọng nhất mà Tây Nguyên nên thực hiện là nâng cao giá trị sản xuất của các loại cây trồng công nghiệp tại vùng, đẩy mạnh kinh tế chế biển thực phẩm. Vì chỉ thông qua việc chế biển thì các sản phẩm thô như cà phê, hồ tiêu, điều mới có giá trị kinh tế cao, được bảo quan lâu dài và mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân.
Những biện pháp này cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng và đồng bộ để phát huy tối đa tiềm năng của vùng Tây Nguyên trong việc đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp và phát triển bền vững. Và đặc biệt là phải quan tâm đến những vấn đề về môi trường, tránh đuổi theo lợi ích kinh tế trước mắt để đánh đổi lại sự ô nhiễm môi trường, đất hay nước.
3. Câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu hỏi số 1: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 19 đi qua địa điểm nào sau đây?
A. Kon Tum.
B. An Khê,
C. A Yun Pa.
D. Đà Lạt.
Đáp án đúng là: B
Câu hỏi số 2: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đảo nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Cái Bầu.
B. Biện Sơn.
C. Vĩnh Thực.
D. Cát Bà.
Đáp án đúng là: B
Câu hỏi số 3: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, cho biết nơi nào sau đây có bôxit?
A. Bồng Miêu.
B. Hưng Nhượng.
С. Mäng Den.
D. Vĩnh Thạnh.
Đáp án đúng là: C
Câu hỏi số 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với điều kiện sinh thái nông nghiệp của Tây Nguyên?
A. Các cao nguyên badan xếp tầng.
B. Thiếu nước trong mùa khô.
C. Có hai mùa mưa, khô rõ rệt.
D. Đất nâu đỏ đá vôi màu mỡ.
Đáp án đúng là: D
Câu hỏi số 5: Chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc B khác với Tây Nguyên là do sự khác nhau chủ yếu về:
A. điều kiện sinh thái nông nghiệp.
B. điều kiện giao thông vận tải.
C. cơ sở vật chất kĩ thuật.
D. truyền thống sản xuất.
Đáp án đúng là: A
Câu hỏi số 6: Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây nguyên có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
A. Giải quyết việc làm cho nhiều người lao động.
B. Thúc đẩy hình thành nông trường quốc doanh.
C. Cung cấp sản phẩm cho nhu cầu ở trong nước.
D. Tạo ra khối lượng nông sản lớn cho xuất khẩu.
Đáp án đúng là: A
Câu hỏi số 7: Biện pháp nào sau đây là chủ yếu để thúc đẩy sản xuất hàng hóa đối với cây công nghiệp ở Tây Nguyên?
A. Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp.
B. Đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường.
C. Mở rộng thêm diện tích đất trồng trọt.
D. Quy hoạch các vùng chuyên canh.
Đáp án đúng là: D
Câu hỏi số 8: Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên giảm được rất nhiều chi phí do:
A. sông chảy qua các cao nguyên xếp tầng.
B. nhiều sông có tổng lưu lượng nước lớn.
C. lòng sông dốc, tốc độ dòng chảy rất lớn.
D. tập trung nhiều hồ tự nhiên và nhận tạo.
Đáp án đúng là: A
Câu hỏi số 9: Yếu tố tự nhiên gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là:
A. mùa khô sâu sắc và kéo dài.
B. hay chịu ảnh hưởng của bão, sương muối.
C. địa hình có sự phân bậc
D. đất bị xói mòn, bạc màu.
Đáp án đúng là: A
Câu hỏi số 10: Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên hiện nay là:
A. hiện đại hóa ngành công nghiệp chế biến
B. phát triển các mô hình kinh tế trang trại.
C. thay thế dần các loại cây năng suất thấp.
D. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
Đáp án đúng là: A
Câu hỏi số 11: Giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất để nâng cao giá trị sản xuất của cây công nghiệp ở Tây Nguyên?
A. Mở rộng thêm diện tích trồng trọt.
B. Đẩy mạnh chế biến sản phẩm.
C. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
D. Quy hoạch các vùng chuyên canh.
Đáp án đúng là: B
Câu hỏi số 12: Di sản văn hóa thế giới ở Tây Nguyên là:
A. Nhà ngục Kon Tum.
B. Nhà Rồng
C. Lễ hội già làng.
D. Không gian văn hóa Cồng chiêng
Đáp án đúng là: D
Câu hỏi số 13: Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào các điều kiện thuận lợi nào sau đây?
A. Khí hậu có tính chất cận xích đạo, đất badan giàu dinh dưỡng.
B..Đất badan có diện tích rộng, giống cây trồng có chất lượng tốt.
C. Đất badan ở trên những mặt bằng rộng, nguồn nước dồi dào.
D. Khí hậu mát mẻ trên các cao nguyên cao trên 1000m, đất tốt.
Đáp án đúng là: A
THAM KHẢO THÊM: