Vị thế đầu tư quốc tế ròng là vị thế đo lường tính chất đầu tư ở nước ngoài. Do đó sẽ được thể hiện với các giá trị phản ánh về tài sản tương ứng. Thông thường sẽ được phản ánh qua hai thông số. Vậy vị thế đầu tư quốc tế ròng là gì? Đặc điểm và ví dụ về vị thế đầu tư quốc tế ròng?
Mục lục bài viết
1. Vị thế đầu tư quốc tế ròng là gì?
Vị thế đầu tư quốc tế ròng trong tiếng Anh là Net International Investment Position, viết tắt là NIIP.
Khái niệm.
Vị thế đầu tư quốc tế ròng là vị thế chủ nợ hay con nợ trong hoạt động đầu tư quốc tế. Được thể hiện bằng sự khác biệt giữa tài sản tài chính bên ngoài và nợ phải trả của một quốc gia. Các giá trị này có thể bù trừ cho nhau. Giá trị nhận được sẽ phản ánh tính chất đối với vị thế đầu tư. Nợ nước ngoài của một quốc gia bao gồm nợ chính phủ và nợ tư nhân. Các hoạt động đầu tư có quy mô cần huy động giá trị tham gia lớn. Các quốc gia thường tìm các huy động vốn bằng các khoản vay. Hay các rủi ro trong quá trình làm ăn cũng mang đến các khoản nợ lớn.
Do đó để phản ánh các giá trị đầu tư quốc tế, nhằm so sánh tính chất thành công của các quốc gia. Người ta xác định thông qua vị thế của quốc gia đó. Với các khoản nợ phải trả lớn không đồng nghĩa quốc gia đó không có khả năng trả. Họ xác định mục đích vay để tìm kiếm các lợi nhuận lớn hơn. Do đó cần xem xét qua giá trị phản ánh vị thế quốc tế để có các nhìn khách quan, toàn diện.
Các tài sản bên ngoài do cư dân hợp pháp của một quốc gia nắm giữ công khai và tư nhân cũng được tính đến khi tính NIIP. Đều được tính là các khoản đầu tư có tính chất quốc tế. Hàng hóa và tiền tệ có xu hướng tuân theo một mô hình thay đổi định giá đáng kể theo chu kỳ. Điều này cũng được phản ánh trong NIIP.
Giá trị NIIP = Tài sản đầu tư quốc tế – Nợ phải trả của quốc gia.
Giá trị NIIP dương cho thấy quốc gia là quốc gia cho vay. Khi đó, vị thế của quốc gia cũng cao hơn. Các khoản nợ dù có tồn tại nhưng nó là động lực để nhà đầu tư cân đối hơn hoạt động của mình. Cố gắng tìm kiếm các lợi nhuận lớn hơn. Khi lợi nhuận đầu tư lớn, họ sẽ có khả năng thực hiện cho vay. Khi đó, hoạt động đầu tư trở lên đa dạng với các thị trường và chủ thể vay.
Giá trị NIIP âm cho thấy quốc gia đó là quốc gia đi vay. Khi mà các giá trị vay vốn không được khai thác triệt để. Và lợi nhuận không được tạo ra. Việc đầu tư không mang đến các lợi ích hay nhu cầu cho các nhà đầu tư. Ngoài ra khi giá trị này càng nhỏ càng phản ánh tính chất nghiêm trọng trong rủi ro. Quốc gia đó cần điều chỉnh, khắc phục nếu không muốn rủi ro hơn nữa.
Mỹ là chủ nợ lớn nhất thế giới cho đến những năm 1960. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, Mỹ đã trở thành con nợ lớn nhất thế giới. Kể từ những năm 1980, Nhật Bản đã thay thế Hoa Kỳ trở thành quốc gia chủ nợ lớn nhất thế giới. Từ năm 2015, Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông và Ma Cao) và Nhật Bản đã cạnh tranh cho vị trí chủ nợ hàng đầu.
2. Đặc điểm về vị thế đầu tư quốc tế ròng:
Vị thế đầu tư quốc tế ròng (NIIP) ghi lại các tài sản nước ngoài đang có và nợ nước ngoài phải trả của quốc gia. Không chỉ phản ánh các hoạt động đầu tư chính phủ. Mà còn cả khu vực tư nhân và công dân của một quốc gia. Tất cả được phản ánh trong hoạt động đầu tư quốc tế. Cũng như các nhóm chủ thể này hoạt động hiệu quả hay không sẽ được tính cho vị thế của quốc gia. Khi mà tài sản của một quốc gia được phản ánh thông qua các lợi nhuận mang về cho doanh nghiệp, cá nhân hay chính phủ. Làm nên sự giàu mạnh về tài chính. Từ đó phản ánh các tiềm năng mạnh hơn về khả năng khai thác thị trường quốc tế.
Vị thế đầu tư quốc tế ròng xác định liệu một quốc gia là quốc gia cho vay hay quốc gia đi vay. Nếu là quốc gia cho vay, chứng tỏ nó có các vị thế thuận lợi hơn. Các khoản cho vay luôn được đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Do đó mà các quốc gia cho vay có thể thành công và mạnh hơn nữa trong khẳng định vị thế của mình. Nếu là quốc gia đi vay, các nguồn tài chính khó khăn trong xoay sở. Đặc biệt là tính chất phụ thuộc đầu tư vào các khoản vay. Để có thể thoát khỏi những khó khăn này, quốc gia cần điều chỉnh để cân đối dần tài sản và nghĩa vụ nợ. Do nó đo lường mức chênh lệch giữa tài sản có bên ngoài quốc gia đó và nợ nước ngoài.
Hầu hết các quốc gia đều thông báo số liệu NIIP hàng quí.
Giúp cho việc đánh giá hiệu quả đối với hoạt động đầu tư. Cũng như xác định các lợi nhuận đạt được. Với quốc gia nợ, phải xác định các giá trị nợ nhằm tìm hướng thanh toán. Có thể là đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm, khai thác lợi nhuận tối ưu trên khoản vay. Hay thực hiện các lợi ích bù đắp khác. Cuối cùng phải khắc phục được các giá trị nợ đó nhanh chóng, hiệu quả và hạn chế nhất có thể các rủi ro.
Giá trị NIIP là một thành phần quan trọng trên bảng cân đối quốc gia. Do NIIP cộng với giá trị tài sản phi tài chính bằng giá trị ròng của nền kinh tế một quốc gia.
NIIP khi xem xét cùng với cán cân thanh toán cho thấy tình hình các tài khoản quốc tế trong nền kinh tế của một quốc gia. Một quốc gia khi tham gia vào các hoạt động đầu tư quốc tế đều mong muốn mở rộng, thống lĩnh thị trường. Tìm kiếm các lợi nhuận lớn hơn hay các lợi ích đầu tư mới. Qua đó nền kinh tế phát triển.
NIIP là một chỉ số quan trọng chỉ tình trạng tài chính và tín dụng của một quốc gia.
– Giá trị NIIP âm cho thấy nước ngoài đang sở hữu nhiều tài sản của quốc gia này. Trong khi tài sản nước ngoài mà quốc gia này đang nắm giữ ít hơn. Việc đầu tư và tìm kiếm tài sản ở các thị trường quốc tế đang hoạt động không hiệu quả. Trong khi thị trường trong nước đang được các quốc gia khác khai thác rất tốt. Do đó quốc gia này là quốc gia đi vay.
– Ngược lại, NIIP dương cho thấy sở hữu tài sản nước ngoài của các chủ thể trong nước lớn hơn. Trong khi các quốc gia khác sở hữu ít tài sản của nước đó hơn. Nói cách khác, một nước đã khai thác tốt cả đầu tư đối với thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Làm hạn chế các khả năng cạnh tranh, luôn chiếm lĩnh thị trường tốt. Kể cả là thị trường trong nước hay các thị trường khác. Do đó quốc gia này là quốc gia cho vay.
Các giá trị tài sản liên quan đến NIIP.
Có hai thông số được sử dụng để đánh giá qui mô NIIP so với qui mô của nền kinh tế. Đó là tỉ lệ NIIP trên GDP và tỉ lệ NIIP trên tổng số tài sản tài chính của nền kinh tế. Cả hai đều có đơn vị là tỉ lệ phần trăm. Khi mà NIIP phản ánh các giá trị hiệu quả trong đầu tư. Mang đến hiệu quả hoạt động và khả năng chiếm lĩnh các thị trường. Do đó, nó tác động cũng như chịu tác động trong phản ánh GDP hay tổng tài sản của nền kinh tế. Tài sản dùng trong đầu tư nước ngoài là một bộ phận của tổng tài sản tài chính của nền kinh tế.
Với NIIP, bên cho vay gồm đầu tư trực tiếp, các khoản đầu tư danh mục, các khoản đầu tư khác và tài sản dự trữ (bao gồm ngoại tệ, vàng và quyền rút vốn đặc biệt). Khi tài sản dự trữ tồn tại, giúp họ có nhiều khả năng thực hiện đa dạng hơn các khoản đầu tư. Bên nợ cũng tương tự ngoại trừ việc nó không bao gồm tài sản dự trữ. Do các hoạt động đầu tư cần nhiều tài chính. Do thiếu vốn mà họ phải thực hiện các khoản vay.
3. Ví dụ về vị thế đầu tư quốc tế ròng:
Vào giai đoạn những năm 2018, 2019 cho thấy Mỹ là quốc gia đi vay. Xem xét giá trị NIIP của Mỹ trong quí I năm 2019. Giá trị NIIP của Mỹ vào cuối quí I/2019 là 9,93 nghìn tỉ USD. Có giảm sút so với cuối quí IV năm 2018 là 9,55 nghìn tỉ USD.
– Tài sản nước ngoài thuộc sở hữu của Mỹ vào cuối quí I năm 2019 = 27.137,6 tỉ USD.
– Tài sản của Mỹ thuộc sở hữu của các quốc gia nước ngoài vào cuối quí 1 năm 2019 = 37.066,7 tỉ USD. Được hiểu là giá trị các quốc gia nước ngoài khai thác trên thị trường Mỹ trong hoạt động đầu tư tương ứng.
– Vị thế đầu tư quốc tế ròng là khoảng chênh lệch giữa hai giá trị tài sản. Được phản ánh = -9.929,1 tỉ USD, hay ~ -9,93 nghìn tỉ USD.
Nhận xét ví dụ:
Có thể thấy chênh lệch giá trị tài sản nước ngoài thuộc sở hữu của Mỹ thấp hơn giá trị tài sản của Mỹ thuộc sở hữu của các quốc gia nước ngoài. Giá trị chênh lệch lớn càng cho thấy tiềm năng khi các nước đầu tư vào thị trường Mỹ. Hay phản ánh hoạt động khai thác giá trị qua đầu tư giai đoạn này kém hiệu quả. Vị thế được phản ánh khi Mỹ không tận dụng được triệt để thị trường trong nước. Cũng không còn khai thác tốt các thị trường bên ngoài.