Tế bào nhân thực có kích thước lớn, cấu tạo phức tạp, gồm có 3 thành phần chính là nhân chính thức, màng sinh chất và tế bào chất chứa hàng loạt bào quan có màng bọc. Mỗi bào quan trong tế bào có cấu tạo phù hợp với chức năng chuyên hóa. Cùng bài viết này tìm hiểu các thành phần chính của tế bào nhân thực nhé:
Mục lục bài viết
1. Các thành phần chính của tế bào nhân thực:
Cấu tạo của Tế bào nhân thực gồm:
1. Nhân tế bào
+ Đặc điểm cấu tạo: Thường có hình cầu, được bao bọc bởi hai lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc và nhân con.
+ Chức năng: Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
2. Lưới nội chất
+ Đặc điểm cấu tạo: Là tập hợp màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau. Dựa vào sự có mặt của ribôxôm hay không, người ta phân chia lưới nội chất thành 2 loại: Lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.
+ Chức năng: Lưới nội chất trơn tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và phân huỷ các chất độc hại; lưới nội chất hạt tham gia tổng hợp prôtêin.
3. Ribôxôm
+ Đặc điểm cấu tạo: Kích thước nhỏ bé, không có màng bọc, được cấu tạo từ hai thành phần chính là rARN và prôtêin.
+ Chức năng: Tổng hợp prôtêin cho tế bào.
4. Bộ máy Gôngi
+ Đặc điểm cấu tạo: Là một chồng túi màng dẹp xếp liền kề nhưng tách biệt nhau.
+ Chức năng: Là nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.
5. Ti thể
+ Đặc điểm cấu tạo: Có hai lớp màng bọc, màng ngoài trơn nhẵn còn màng trong gấp khúc tạo các mào và trên đó cố định nhiều enzim hô hấp. Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm.
+ Chức năng: Cung cấp năng lượng (dưới dạng ATP) cho mọi hoạt động sống của tế bào.
6. Lục lạp
+ Đặc điểm cấu tạo: Có hai lớp màng bọc, bên trong chứa chất nền cùng hệ thống các túi dẹt gọi là tilacôit. Trên màng lục lạp chứa nhiều chất diệp lục và các enzim quang hợp; trong chất nền của lục lạp chứa ADN và ribôxôm. Đây là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật.
+ Chức năng: Là trung tâm quang hợp, tổng hợp nên các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể thực vật.
7. Không bào
+ Đặc điểm cấu tạo: Có một lớp màng bọc, bên trong chứa dịch. Ở những loài sinh vật khác nhau thì dịch không bào chứa các thành phần khác nhau.
+ Chức năng: Duy trì áp suất thẩm thấu cho tế bào; dự trữ các chất.
8. Lizôxôm
+ Đặc điểm cấu tạo: Có một lớp màng bọc, bên trong chứa nhiều enzim thuỷ phân. Đây là bào quan chỉ có ở tế bào động vật.
+ Chức năng: Phân huỷ các tế bào già, bào quan già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như các đại phân tử.
9. Khung xương tế bào
+ Đặc điểm cấu tạo: Được tạo thành từ hệ thống các vi ống, vi sợi và sợi trung gian.
+ Chức năng: Giúp tế bào có được hình dạng xác định và là nơi neo đậu của các bào quan.
10. Màng sinh chất và sự vận chuyển các chất qua màng
a. Màng sinh chất
+ Đặc điểm cấu tạo: Gồm hai thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin. Có tính bán thấm – nhân tố làm nên các chức năng sống của màng.
+ Chức năng: Là rào chắn chọn lọc, là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường bên ngoài.
b. Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất
Các chất được vận chuyển qua màng tế bào theo một trong ba phương thức: vận chuyển thụ động; vận chuyển chủ động; nhập bào và xuất bào.
+ Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp (tuân theo cơ chế khuếch tán) và không tiêu tốn năng lượng.
+ Vận chuyển chủ động có sự tham gia của các kênh prôtêin trên màng, cần đến năng lượng để vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
+ Nhập bào và xuất bào là kiểu vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất. Đây cũng là phương thức vận chuyển cần tiêu tốn năng lượng.
2. Đặc điểm cấu trúc của tế bào nhân thực:
Tế bào nhân thực hay gọi theo tên gọi đầy đủ là sinh vật nhân thực, hay sinh vật điển hình, sinh vật nhân chuẩn hoặc sinh vật có nhân chính thức.
Sinh vật nhân thực là một sinh vật bao gồm các tế bào phức tạp. Sinh vật nhân thực gồm nấm, thực vật và cả động vật. Hầu hết sinh vật nhân thực trong tự nhiên đều là sinh vật đa bào.
Tế bào nhân thực có một số đặc điểm cấu trúc như sau:
Tế bào nhân thực có kích thước lớn. Tế bào nhân thực có kích thước khoảng 10 – 100 µm. Một số tế bào có kích thước lớn hơn nhiều như tế bào thần kinh, tế bào trứng, tế bào mạch gỗ,… Sinh vật nhân thực thường lớn gấp 1000 lần về thể tích, vì thế nó sẽ gấp 10 lần kích thước so với sinh vật nhân sơ. Tế bào nhân thực có các xoang tế bào được chia nhỏ để tiến hành trao đổi chất riêng để thực hiện chức năng của lớp màng tế bào.
Tế bào nhân thực có kích thước lớn cấu tạo phức tạp, gồm có 3 thành phần chính: nhân chính thức; màng sinh chất và tế bào chất chứa hàng loạt bào quan có màng bọc.
Tế bào sinh vật nhân thực có các bào quan cấu trúc chuyên biệt, ngăn cách nhau để thực hiện các chức năng nhất định. Mỗi bào quan trong tế bào có cấu tạo phù hợp với chức năng chuyên hóa.
Dựa vào đặc điểm cấu trúc, tế bào nhân thực được chia thành tế bào thực vật và tế bào động vật.
+ Thành tế bào nhân thực cấu tạo bằng xenlulozơ (ở thực vật) hoặc kitin (ở tế bào nấm) hoặc có chất nền ngoại bào (ở tế bào động vật hoang dã).
+ Tế bào chất có khung tế bào , mạng lưới hệ thống nội màng và những bào quan có màng (xem thêm hình minh họa dưới đây).
+ Nhân có màng nhân. Cấu trúc của nhân thục gồm có: nhân tế bào, lươí nội chất, ribosome, bộ máy Golgi (gongi).
+ Nhân tế bào: Cấu trúc dạng hình cầu, dịch nhân chứa nhiễm sắc thể ADN và nhân con, có nhiều lỗ nhỏ trên màng nhân. Chức năng chứa thông tin do truyền, ” trung tâm điều khiển ” hoạt động sống của tế bào.
+ Lưới nội chất: Cấu trúc là hệ thống ống và xoang dẹp gồm lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt. Chức năng: là nơi tổng hợp protein, chuyển hóa đường và phân hủy chất động.
+ Ribosome: Cấu trúc gồm r – ARN và protein. Chức năng là nơi tổng hợp protein cho tế bào.
+ Bộ máy Gongi: Cấu trúc dạng những túi dẹp. Chức năng lắp ráp, đóng gói và phân phối những mẫu sản phẩm của tế bào.
Trong tế bào nhân thực, vật chất di truyền thường bao gồm 1 hoặc 1 số phân tử ADN mạch thẳng. Tế bào nhân thực hình thành nhân tế bào có hệ thống màng riêng bảo vệ các phần tử ADN ở bên trong nhân của tế bào.
3. So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
Tế bào nhân sơ | Tế bào nhân thực | |
Giống nhau | – Đều là tế bào – Chứa vật chất di truyền – Đều có 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân hoặc nhân – Có những đặc thù chung của tế bào:
| |
Khác nhau | – Kích thước nhỏ – Có ở tế bào vi khuẩn – Không có hệ thống nội màng – Không có khung xương định hình tế bào | – Kích thước lớn – Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật,… – Có hệ thống nội mang – Có khung xương định hình tế bào |
THAM KHẢO THÊM: