Sự phát triển của các nền văn hóa tiền Đông Sơn (bao gồm Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun), chúng ta thấy được sự liên kết và tiến hóa không ngừng, dẫn tới đỉnh cao của nền văn hóa Đông Sơn và văn minh Đại Việt. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Văn Lang - Âu Lạc không có cội nguồn là nền văn hóa nào?, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Văn Lang – Âu Lạc không có cội nguồn là nền văn hóa nào?
A. Văn hóa Óc Eo.
B. Văn Hóa Phùng Nguyên.
C. Văn hóa Đồng Đậu.
D. Văn hóa Gò Mun.
Đáp án đúng: A
2. Nền văn hóa tiền Đông Sơn:
- Văn hóa Đông Sơn là một điểm nhấn quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, thuộc thời đại kim khí. Nền văn hóa này được các nhà khảo cổ học đặt tên dựa trên phát hiện ngẫu nhiên một nhóm đồ đồng cổ vào năm 1924 tại làng Đông Sơn, ven bờ sông Mã, thuộc tỉnh Thanh Hóa. Những hiện vật này có niên đại cách ngày nay khoảng 2500 – 2000 năm.
- Văn hóa Đông Sơn được xác định tồn tại từ khoảng thế kỷ VI-VII trước Công nguyên đến thế kỷ I-II sau Công nguyên với phạm vi phân bố rộng khắp Bắc Bộ và kéo dài đến tận Quảng Bình. Đặc biệt, khu vực tập trung chủ yếu của nền văn hóa này là lưu vực các sông Hồng, sông Mã và sông Cả. Văn hóa Đông Sơn không chỉ tồn tại độc lập mà còn có mối quan hệ giao lưu rộng rãi với các nền văn hóa trong khu vực, từ miền Nam Trung Quốc đến khu vực Đông Nam Á hải đảo. Qua hàng trăm di tích cùng với khối di vật đồ sộ đã được phát hiện và nghiên cứu, văn hóa Đông Sơn minh chứng sinh động cho nguồn gốc bản địa và sự phát triển lâu dài, liên tục và trực tiếp từ các nền văn hóa tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun) đến đỉnh cao của văn hóa Đông Sơn và văn minh Đại Việt.
+ Văn hóa Phùng Nguyên:
Văn hóa Phùng Nguyên được đặt tên theo di chỉ đầu tiên được phát hiện năm 1959, tại xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Đây là nền văn hóa thuộc sơ kỳ thời đại Đồ đồng. Điểm độc đáo trong văn hóa Phùng Nguyên là các hiện vật bằng đá rất phong phú về loại hình như: công cụ lao động, vũ khí, và đồ trang sức cho thấy kỹ thuật chế tác đá đã đạt đến đỉnh cao. Đặc biệt, đồ trang sức được chế tác từ đá, đá Nephrite và đá ngọc là phổ biến. Đồ gốm được làm bằng bàn xoay, thường trang trí hoa văn khắc vạch và hoa văn chấm dải. Những mẩu xỉ đồng cũng đã được phát hiện, minh chứng cho việc luyện kim sơ khai.
+ Văn hóa Đồng Đậu:
Văn hóa Đồng Đậu được đặt tên theo di chỉ đầu tiên được phát hiện năm 1962 tại thôn Đồng Đậu, thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là sự phát triển tiếp nối của văn hóa Phùng Nguyên. Công cụ đá có số lượng ít hơn và không được trau chuốt như trước. Hiện vật bằng xương cũng được phát hiện trong nhiều di chỉ. Đồ gốm với nhiều loại hình và hoa văn phong phú như: hoa văn hình sóng nước, khuông nhạc và đường tròn đồng tâm. Một số công cụ và vũ khí bằng đồng (lưỡi câu, mũi tên, lao) được phát hiện trong nhiều di tích cho thấy tính ưu việt của đồ đồng đã giúp nâng cao năng suất lao động và dần trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống của cư dân Đồng Đậu.
+ Văn hóa Gò Mun:
Văn hóa Gò Mun được đặt tên theo di chỉ đầu tiên được phát hiện năm 1961, tại xã Tú Xã, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Văn hóa Gò Mun được hình thành trên nền tảng của văn hóa Đồng Đậu trước đó. Công cụ đá giảm dần về số lượng và kỹ thuật chế tác. Thay vào đó, số lượng công cụ đồng tăng cao bao gồm lưỡi câu, mũi lao và giáo cho thấy đồ đồng đã dần trở thành công cụ thiết yếu và quan trọng trong lao động sản xuất. Đồ gốm cũng có những tiến bộ vượt bậc với hoa văn trang trí phong phú như: hoa văn chấm cuống rạ và in chấm tròn. Với sự phát triển của đồ đồng, cư dân Gò Mun đã từng bước chế ngự thiên nhiên, làm chủ vùng châu thổ sông Hồng, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Đông Sơn sau này.
Như vậy, qua ba giai đoạn phát triển của các nền văn hóa tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun), chúng ta thấy được sự liên kết và tiến hóa không ngừng, dẫn tới đỉnh cao của nền văn hóa Đông Sơn và văn minh Đại Việt.
3. Câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1: Em hãy cho biết nguồn gốc của sự chuyển biến về mặt xã hội trong quốc gia Văn lang – Âu Lạc là
A. Sự chuyển biến về kinh tế.
B. Sự xuất hiện các giai cấp mới.
C. Sự tư hữu hóa trong sản xuất.
D. Sự thay đổi trong gia đình.
Câu 2: Một trong những nguyên nhân đưa đến cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt thắng lợi là
A. Do sự đoàn kết và tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt.
B. Do nhà Tần đang lâm vào tình trạng khủng hoảng.
C. Lực lượng quân Tần yếu hơn quân ta và chủ quan.
D. Do nhân dân Âu Lạc có sự giúp đỡ của nỏ thần.
Câu 3: Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc khẳng định truyền thống gì của dân tộc Việt Nam trong buổi đầu dựng nước?
A. Đoàn kết xây dựng và bảo vệ đất nước
B. Trọng võ
C. Trọng xỉ
D. Trọng văn
Câu 4: Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179 TCN.
B. Từ năm 258 TCN đến năm 179 TCN.
C. Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN.
D. Từ năm 208 TCN đến năm 43.
Câu 5: Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
A. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ.
B. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm.
C. Sự phân hóa giàu nghèo trở nên phổ biến.
D. Kinh tế có bước chuyển biến rõ nét.
Câu 6: Tín ngưỡng chủ yếu của cư dân Văn Lang lúc bấy giờ là gì?
A. Thờ thần Mặt Trời (ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống đồng là tượng trưng cho thần Mặt Trời), thần Sông, thần Núi…
B. Tín ngưỡng phồn thực thể
C. Thờ cúng tổ tiên, sùng kính các vị anh hùng, người có công với làng nước (thờ Thánh Gióng, thần Tản Viên…), mà đỉnh cao là tục thờ cúng Hùng Vương.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 7: Nguyên nhân nào không dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Văn Lang?
A. Xã hội phân chia giàu, nghèo; mở rộng giao lưu và tự vệ.
B. Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, làng chạ được mở rộng.
C. Bảo vệ sản xuất vùng lưu vực các con sông lớn.
D. Nhà nước Âu Lạc lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
Câu 8: Tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc có điểm gì mới so với nhà nước Văn Lang?
A. Quyền lực của vua và nhà nước được tăng cường
B. Bộ máy nhà nước xây dựng theo mô hình Trung Hoa
C. Bộ máy nhà nước được hoàn thiện
D. Xuất hiện thêm 6 bộ
Câu 9: Kinh đô của nhà nước Văn Lang là
A. Phong Châu (Vĩnh Phúc)
B. Phong Châu (Phú Thọ)
C. Cẩm Khê (Hà Nội)
D. Cổ Loa (Hà Nội)
Câu 10: Thành Cổ Loa là trung tâm của nhà nước nào?
A. Văn Lang
B. Phù Nam
C. Âu Lạc
D. Nam Việt
Câu 11: Sau khi lên ngôi, vua Hùng đặt tên nước là gì? Chia nước làm bao nhiêu bộ?
A. Vua Hùng đặt tên nước là Lạc Việt, chia nước là 15 bộ.
B. Vua Hùng đặt tên nước là Âu Lạc, chia nước thành 15 bộ.
C. Vua Hùng đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ.
D. Vua Hùng đặt tên nước là Âu Việt, chia nước thành 15 bộ.
Câu 12: Người đứng đầu các chiềng, chạ thời Hùng Vương gọi là gì?
A. Lạc hầu
B. Lạc tướng
C. Bồ chính
D. Xã trưởng
Câu 13: Cấu trúc của nhà nước thời Hùng Vương theo hệ thống 3 cấp của bộ máy cai trị tương ứng với mấy cấp quan chức?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 14: Ý nào dưới đây không thể hiện đúng sự khác biệt giữa Nhà nước Âu Lạc so với Nhà nước Văn Lang?
A. Có thành trì vững chắc.
B. Quân đội mạnh, vũ khí tốt.
C. Thời gian tồn tại dài hơn.
D. Kinh đồ chuyển về vùng đồng bằng.
Câu 15: Ý nào dưới đây thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương?
A. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
B. Giúp việc cho vua có các lạc hô, lạc tướng.
C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.
D. Nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.
THAM KHẢO THÊM: