Tìm hiểu về văn hóa? Văn hóa trong tiếng Anh là Culture. Văn hoá kinh tế của Quinn và McGrath?
Văn hóa là một khái niệm quen thuộc và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, thể hiện những cách đánh giá, nhìn nhận và tiếp cận phong phú. Chúng ta đều biết, hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Trong nền kinh tế thì văn hoá cũng có những ý nghĩa và đóng góp vai trò quan trọng. Văn hoá kinh tế của Quinn và McGrath ra đời và có những giá trị to lớn. hắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa biết đến thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về văn hóa:
Khái niệm văn hoá:
Văn hóa trong tiếng Anh là Culture.
Văn hóa là một khái niệm quen thuộc và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, thể hiện những cách đánh giá, nhìn nhận và tiếp cận phong phú.
Văn hóa trước hết là hoạt động nhằm phát huy nhu cầu và năng lực của con người hướng tới chân, thiện, mĩ.
Văn hóa là giá trị. Khi các hoạt động của con người hướng tới chân, thiện, mĩ thì các hoạt động đó sẽ tạo nên các giá trị.
Văn hóa là môi trường. Khi văn hóa là giá trị, là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo nên trong cuộc sống, bản thân các giá trị đó tạo nên một môi trường.
Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như giống như là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người mà tồn tại. Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Hiểu đơn giản thì văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên. Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, ta nhận thấy rằng văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện,… Cả hai khía cạnh cần thiết để có thể làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
Vai trò của văn hóa trong kinh doanh quốc tế:
Kĩ năng thích nghi văn hóa có ý nghĩa trọng tâm trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Các chủ thể là các nhà quản lí không những cần phải thấu hiểu và chấp nhận sự khác nhau giữa các nền văn hóa mà còn cần phải hiểu biết sâu sắc về niềm tin và các giá trị văn hóa của đối tác nước ngoài.
– Kĩ năng thích nghi văn hóa đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong nhiều nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, cụ thể như:
+ Phát triển sản phẩm và dịch vụ.
+ Giao tiếp và trao đổi với đối tác kinh doanh nước ngoài.
+ Xem xét và lựa chọn nhà cung cấp và đối tác nước ngoài.
+ Đàm phán và thiết kế các hợp đồng kinh doanh quốc tế.
+ Giao tiếp với khách hàng hiện tại và tiềm năng ở nước ngoài.
+ Chuẩn bị các cuộc triển lãm và hội chợ thương mại ở nước ngoài.
+ Chuẩn bị cho hoạt động quảng cáo và xúc tiến thương mại.
– Chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng của văn hóa đến một số vấn đề của kinh doanh quốc tế cụ thể như sau:
+ Làm việc nhóm: Sự hợp tác vì mục tiêu chung của doanh nghiệp rất quan trọng đối với sự thành công trong kinh doanh. Nhưng ngày nay ngày càng có nhiều nhân viên xuất than từ các nền văn hóa khác nhau làm việc trong một công ty.
+ Chế độ tuyển dụng nhân viên: Nhiều công ty châu Á có truyền thống lưu giữ quan hệ kiểu gia tộc với nhân viên và những công ty này cũng thường đưa ra chế độ tuyển dụng suốt đời, theo đó nhân viên làm việc suốt đời ở một doanh nghiệp.
Những nhân viên này sẽ gặp khó khăn khi chuyển sang làm việc với các công ty phương Tây, nơi mà những chủ thể là những người quản lí khuyến khích sự năng động trong sử dụng lao động.
+ Hệ thống lương thưởng: Trong một vài nước, hiệu quả công việc thường không phải là cơ sở chính để thăng cấp công nhân. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, tuổi đời mới là nhân tố quyết định hàng đầu trong việc thăng cấp.
Cũng bởi vì thế nhân viên sẽ được đãi ngộ dựa trên thâm niên chứ không phải theo kết quả công việc. Điều này sẽ gây khó khăn khi liên doanh với các công ty nước ngoài, vì phong cách quản lí phương Tây lại là trả lương theo hiệu quả công việc, nên nhân viên thâm niên cao chưa chắc đã được đãi ngộ tương xứng.
+ Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Các công ty châu Á thường có mô hình tổ chức theo kiểu quản lí tập trung với giám đốc là người nắm quyền quyết định tối cao. Ngược lại, các công y Bắc Âu lại khuyến khích trao quyền cho các nhà quản lí cấp dưới, tạo nên cấu trúc phân cấp.
Mô hình nào cũng có ưu nhược điểm riêng. Cấu trúc phân cấp được coi là ít tính quan liêu và năng động hơn. Nhưng ngược lại, bạn có thể gặp khó khăn khi buộc một nhà phân phối thực hiện yêu cầu của công ty mẹ và giao hàng đúng hạn.
+ Phong cách lãnh đạo: Phong cách lãnh đạo cũng chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa.
2. Văn hoá kinh tế của Quinn và McGrath:
Như đã phân tích cụ thể ở trên, ta hiểu văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa cũng được hiểu là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
Khái niệm văn hoá kinh tế của Quinn và McGrath:
Theo văn hoá kinh tế của Quinn và McGrath (1985) thì việc phân loại văn hoá công ty dựa vào đặc trưng của quá trình trao đổi thông tin trong tổ chức. Những trao đổi, giao tiếp này là rất cần thiết để khẳng định vị thế của mỗi cá nhân hay tập thể, quyền lực họ có và có thể sử dụng, mức độ thoả mãn với hiện trạng trong tổ chức.
Những thông tin trao đổi phản ánh chuẩn mực hành vi, niềm tin, giá trị ưu tiên của họ. Chính bởi vì vậy, chúng có thể được coi là một tiêu chí đáng tin cậy để phân biệt giữa các tập thể và cá nhân.
Văn hoá kinh tế trong tiếng Anh gọi là gì?
Văn hoá kinh tế hay còn gọi là Văn hoá thị trường trong tiếng Anh được gọi là Rational Culture hay Market culture.
Phân loại văn hoá:
Văn hoá kinh tế của Quinn và McGrath cũng chia văn hoá công ty thành bốn dạng cơ bản sau đây:
– Kinh tế hay thị trường (rational hay market).
– Triết lí hay đặc thù (ideological hay adhocracy).
– Đồng thuận hay phường hội (concensual hay clan).
– Thứ bậc (hierarchical).
Những đặc trưng văn hoá này sẽ thể hiện rõ khi xuất hiện sự giao tiếp giữa các cá nhân hay tập thể để quyết định về một vấn đề gì đó quan trọng (sự kiện, ý tưởng, luật lệ).
Đặc trưng của văn hoá kinh tế của Quinn và McGrath:
Văn hoá kinh tế hay văn hoá thị trường được thiết lập để theo đuổi các mục tiêu năng suất và hiệu quả.
Trong tổ chức có văn hoá dạng này, cấp trên là người đóng vai trò quyết định đến việc duy trì và thực thi văn hoá, quyền lực được uỷ thác phụ thuộc vào năng lực của họ.
Phong cách lãnh đạo của dạng văn hoá này là chỉ đạo và tập trung vào việc hoàn thành mục tiêu, các quyết định phải được thi hành, tinh thần tự giác của người lao động là do được khích lệ và đảm bảo bởi những cam kết trong hợp đồng lao động.
Kết quả lao động được đánh giá trên cơ sở những sản phẩm hữu hình, người lao động được khích lệ hoàn thành những kết quả dự kiến.
Ưu và nhược điểm của văn hoá kinh tế của Quinn và McGrath:
– Những ưu điểm quan trọng của dạng văn hoá tổ chức này thể hiện ở sự hăng hái, chuyên cần và nhiều sáng kiến của các chủ thể là những người lao động.
– Điểm hạn chế chủ yếu là đôi khi tỏ ra quá thực dụng.
Trong văn hoá thị trường, hoàn thành mục tiêu và kết quả công việc được coi trọng. Mọi biện pháp trong quản lí đều hướng tới việc khích lệ, trợ giúp nhân viên nỗ lực hoàn thành mục tiêu với kết quả tốt nhất.
Triết lí vị lợi hiển hiện rất rõ nét. Các ràng buộc pháp lí bằng những cam kết chính thức trong hợp đồng lao động, là dấu hiệu điển hình của triết lí đạo đức hành vi.
Tuy vậy, khiếm khuyết của những triết lí trên được làm mờ đi bởi việc vận dụng triết lí đạo đức nhân cách qua việc kích thích tinh thần tự giác của người lao động. Triết lí vị lợi vẫn là nốt nhạc chính.