Con người tiếp thu văn hóa thông qua quá trình học tập của quá trình văn hóa và xã hội hóa, điều này được thể hiện qua sự đa dạng của các nền văn hóa giữa các xã hội. Vậy văn hóa công vụ là gì? Xây dựng văn hóa công vụ tại Việt Nam được tiến hành ra sao?
Mục lục bài viết
1. Văn hóa công vụ là gì?
Văn hóa được biết đến là một thuật ngữ bao gồm hành vi xã hội, thể chế và chuẩn mực được tìm thấy trong xã hội loài người, cũng như kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luật pháp, phong tục, năng lực và thói quen của các cá nhân trong các nhóm này. Văn hóa thường có nguồn gốc từ hoặc được quy cho một khu vực hoặc vị trí cụ thể.
Kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hoá – nền tảng tinh thần của xã hội; đặc biệt coi trọng nâng cao văn hoá lãnh đạo và quản lý”.
Theo các tác giả John Gretton, Anthony Harrison (1989) trong nghiên cứu Reshaping central government thì văn hóa công vụ được định nghĩa là: “Văn hoá công vụ là những tập hợp giá trị của một nền công vụ. Những giá trị này hiện hữu và bền vững trong hoạt động công vụ. Cách tiếp cận này xuất phát từ khía cạnh văn hoá và nhấn mạnh đến yếu tố giá trị, một thành tố quan trọng của văn hoá.”
Tác giả Kenneth Kernaghan (1994) lại quan niệm văn hoá công vụ là: “văn hóa công vụ là các giá trị, chuẩn mực đạo đức, định hướng, tầm nhìn của nền công vụ. Yếu tố giá trị là thành tố quan trọng của văn hoá công vụ được đề cập đến, đồng thời, tác giả quan niệm các chuẩn mực đạo đức cũng là yếu tố của văn hoá công vụ”.
Theo Edgar H. Schein, văn hoá công vụ được định nghĩa là: “Văn hóa công vụ các giá trị, niềm tin và những định ước trong tổ chức được chia sẻ lẫn nhau giữa các thành viên của một nhóm hoặc tổ chức. Những giá trị, niềm tin và những định ước đó thấm sâu vào tổ chức, trở thành truyền thống của tổ chức và chi phối hành vi của các thành viên trong tổ chức đó”.
Văn hóa công vụ chính được hiểu là những giá trị để tạo nên niềm tự hào, niềm tin hay là lòng yêu nghề, sự gắn kết đội ngũ cán bộ, công chức. Đồng thời thì văn hóa công sỏ còn tạo nên được tầm nhìn, sứ mệnh, các mục tiêu chính của nền hành chính là phục vụ lợi ích của Nhà nước, Nhân dân và xã hội. Văn hoá công vụ có ba cấp độ khác nhau:
– Thứ nhất, cấp độ với sự xuất hiện của các dạng vật chất chuyển tải văn hoá công vụ;
– Thứ hai, cấp độ xuất hiện các giá trị
-Thứ ba, cấp độ với sự xuất hiện của các định ước.
2. Văn hóa công vụ được dịch sang tên tiếng Anh là gì?
Văn hóa công vụ được dịch sang tên tiếng Anh là: “Civil service culture”.
3. Xây dựng văn hóa công vụ tại Việt Nam?
Trong cải cách nền hành chính nhà nước theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, liêm chính, phục vụ Nhân dân thì một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn đó chính là xây dựng văn hóa công vụ. Để nhằm đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức thì không thể nào bỏ qua việc xây dựng văn hóa công vụ. Đồng thời tạo nên cho đội ngũ cán bộ, công chức những hình thành về hái độ, phong cách ứng xử chuẩn mực hơn so với giai đoạn trước đây.
Việc xây dựng văn hóa công vụ đã manh nha xuất hiện tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI). Theo như tác giả được biết thì tại Hội nghị này Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Tuy rằng quy định chung trong việc xây dựng và phát triển văn hóa con người những mục đích cốt lõi là xây dựng những phẩm chất đạo đức, tận tụy, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, gắn bó máu thịt với Nhân dân, đồng thời, có ý thức thượng tôn pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương; tự do cá nhân gắn với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
Chủ trương, chính sách trên đã được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật của Nhà nước như:
– Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã quy định về Văn hóa giao tiếp nơi công sở (Điều 16) và Văn hóa giao tiếp với nhân dân (Điều 17).
– Quyết định số 1847/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ, xác định rõ mục tiêu là “nâng cao văn hóa công vụ, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ; đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân, xã hội”.
– Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 (kèm theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021), trong đó nêu rõ quan điểm “cải cách hành chính phải gắn với nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy và hành động sáng tạo; đổi mới lề lối làm việc, phương thức quản trị hiện đại”.
– Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030, trong đó chỉ đạo rõ cần phải “xây dựng hình ảnh đội ngũ công chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, thân thiện và tận tình phục vụ Nhân dân”.
Trong quá trình xây dựng và phát triển của nền văn hóa công vụ của Việt nam, thì vấn về văn hóa công vụ hiện nay đã từng bước được chú ý với các cấp độ, các góc độ tiếp cận khác nhau. Việt Nam đã dần khẳng định được văn hóa công vụ của quốc gia mình.
Đồng thời thì trong hoạt động công vụ đã làm rõ đực tính minh bạch của mình, chính vì vậy mà sự chuyên nghiệp của hoạt động công vụ được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình xây dựng văn hóa công vụ Việt Nam vẫn còn đối mặt với không ít những thách thức.
Thứ nhất, trong tri thức công vụ đã suất hiện rất nhiều những bất cập. Việc này được thể hiện khi nhiều vấn đề thực tiễn bức xúc chưa được lý giải về lý luận và chưa kịp thời đúc rút kinh nghiệm. Bởi vì có hiện tượng này diễn ra là do sự bất cập của hộ thống pháp luật. Các chính sach, pháp luật được ban hành còn chồng chéo, chưa hoàn chỉnh, hoạt động pháp chế còn nhiều hạn chế.
Thứ hai, một trong những khó khăn trong hoạt động xây dựng văn hóa công vụ ở Việt nam đó chính là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống hay trong hoạt động công vụ có nguy cơ xói mòn các giá trị truyền thống. Việc này được hiểu một cách đơn giản nhất đó là việc một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đáng trong quá trình tự diễn biến, tự chuyển hóa từ tốt sang xấu làm ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa công vụ, gây cản trở hoạt động xây dựng văn hóa công vụ này.
Trong quá trình xây dựng văn hóa công vụ đã xác định được đây chính là một nguyên nhân cơ bản, chủ yếu nhất dẫn tới giảm sút lòng tin của nhân dân với Đảng, dần mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng.
Thứ ba, hiệu quả công vụ còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân này được thể hiện trong những bất cập trong quản lý nhà nước. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân quan trọng là hàm lượng các giá trị văn hóa công vụ chưa được thể hiện đầy đủ trong hoạt động quản lý công.
Thứ tư, văn hóa công vụ trong một phần lãnh đạo, quản lý còn nhiều điểm yếu.
Thứ năm, văn hóa công vụ nước ta đang ở tình trạng “thừa hiện đại, thiếu văn hóa”.
Bên cạnh đó, trong công cuộc xây dựng văn hóa công vụ đã đạt được những thành tựu như sau:
– Một là, lề lối, phương thức làm việc trong các cơ quan, tổ chức từng bước được đổi mới theo hướng đảm bảo công khai, minh bạch, thống nhất, thông suốt, hiện đại và hiệu quả.
– Hai là, kỷ luật, kỷ cương hành chính có những chuyển biến nhất định.
– Ba là, tác phong làm việc, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức đã có nhiều tiến bộ.
– Bốn là, công sở, trụ sở làm việc từng bước được xây dựng văn minh, lịch sự, hiện đại.
Xây dựng văn hóa công vụ đã được gắn với nội dung cải cách hành chính, từ đó tạo nên các giá trị của văn hóa công vụ đã từng bước hình thành, phát triển. Đồng thời thì văn hóa công vụ đã lan tỏa và tác động mạnh mẽ, sâu rộng đến nhận thức và hành động của các cơ quan, tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, công vụ.