Lý luận về địa tô của C.Mác? Khái niệm và bản chất của địa tô? Các hình thức địa tô tư bản? Vận dụng lý luận địa tô trong việc quản lý đất đai ở Việt Nam hiện nay?
Công tác quản lý sử dụng đất đai ngày càng được quan tâm chú trọng của Đảng, nhà nước và các đối tượng sử dụng, đối tượng có nhu cầu sử dụng đất đai. Việc quản lý và sử dụng đất đai đã có nhiều chuyển biến và thay đổi theo hướng tích cực, từng bước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh đó chính sách quản lý và sử dụng đất vẫn còn một số tồn tại cần được giải quyết. Mới chỉ nghe về đất thì ta tưởng chừng như đây là vấn đề của nông nghiệp nhưng thực tế hoàn toàn khác đây là một trong những vấn đề quan trọng trong dự án phát triển kinh tế sau này, thuê đất ở đâu để kinh doanh, tiền thuê đất như thế nào, hay khi kinh doanh nông nghiệp thì tiền thuê đất là bao nhiêu, nghĩa vụ như thế nào? Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta phải phân tích những lí luận về địa tô của Mác, từ đó tìm hiểu xem nhà nước ta đã vận dụng ra sao và đề ra những quy định, hạn mức gì? Chính vì vậy mà em chọn đề tài: “Vận dụng lý luận địa tô của C.Mác trong việc quản lý đất đai ở Việt Nam hiện nay”.
Mục lục bài viết
1. Lý luận về địa tô của C.Mác:
1.1. Khái niệm và bản chất của địa tô:
– Trong chủ nghĩa tư bản, người thực sự canh tác ruộng đất không phải là chủ tư bản mà là những người lao động làm thuê. Nhà tư bản thuê đất của địa chủ để kinh doanh, coi nông nghiệp là một lĩnh vực đầu tư kinh doanh. Số tiền mà nhà tư bản trả cho người sở hữu ruộng đất theo hợp đồng để được sử dụng đất trong một thời gian nhất định là địa tô tư bản chủ nghĩa.
– Địa tô tư bản chủ nghĩa thể hiện mối quan hệ giữa người công nhân làm thuê, nhà tư bản chủ nghĩa và địa chủ. Khoản địa tô có được do nhà tư bản bóc lột người công nhân làm thuê để thuê lợi nhuận bình quân. Do vậy muốn kéo dài thời gian sử dụng đất để thu lợi nhuận nhiều hơn. Tuy nhiên chủ đất luôn tìm cách khống chế nhà tư bản bằng cách tăng khoản địa tô hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đất.
=> Tóm lại, địa tô tư bản chủ nghĩa là một phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh ruộng đất
1.2. Các hình thức địa tô tư bản:
a. Địa tô chênh lệch
Địa tô chênh lệch là phần địa tô thu được ở trên những ruộng đất có lợi thế về điều kiện sản xuất (độ màu mỡ của đất đai tốt hơn, vị trí gần thị trường, gần đường hơn, hoặc ruộng đất để đầu tư để thâm canh)
Địa tô chênh lệch = Giá cả sản xuất chung – Giá cả sản xuất cá biệt
Thực chất của địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch. Nguồn gốc của nó là một phần giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp làm thuê tạo ra. Địa tô chênh lệch gắn với chế độ độc quyền kinh doanh ruộng đất theo lối tư bản chủ nghĩa.
Địa tô chênh lệch có hai loại địa tô:
+ Địa tô chênh lệch (I): là địa tô chênh lệch thu được trên những ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên thuộc loại trung bình và tốt, có vị trí gần thị trường hoặc gần đường giao thông.
+ Địa tô chênh lệch (II): là địa tô chênh lệch thu được do thâm canh mà có. Thâm canh là việc đầu tư them tư bản vào một đơn vị diện tích ruộng đất để nâng cao chất lượng canh tác của đất, nhằm tăng độ màu mỡ trên thửa ruộng đó, nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
b. Địa tô tuyệt đối là
Địa tô tuyệt đối là loại địa tô mà tất cả các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp đều phải nộp cho địa chủ, cho dù ruộng đất là tốt hay xấu. Đây là loại địa tô thu trên mọi thứ đất. Địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp luôn thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp, nó là số chênh lệch giữa giá trị nông phẩm và giá cả sản xuất chung
Ngoài những loại địa tô trên thì còn có các loại địa tô khác như: địa tô về cây đặc sản, địa tô về hầm mỏ, địa tô về các bãi cá, địa tô về đất rừng, thiên nhiên,…
2. Vận dụng lý luận địa tô trong việc quản lý đất đai ở Việt Nam hiện nay:
Ngày nay, khi đất nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những lý luận địa tô đó được đảng và nhà nước ta vận dụng một cách sáng tạo trong thực tiễn để xây dựng đất nước giàu mạnh trong thực tiễn để đất nước trở nên giàu mạnh. Lý luận này đã trở thành cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách thuế đối với nông nghiệp và các ngành khác có liên quan nhằm kích thích phát triển nông nghiệp và các ngành trong nền kinh tế.
2.1. Vận dụng trong luật đất đai:
Đất đai là một tài nguyên quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá – xã hội, an ninh – quốc phòng. Ngày nay, đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất, rừng cho các tổ chức kinh tế hay đơn vị vũ trang để sử dụng. Để bổ sung cho nguồn ngân sách và thông qua ngân sách thực hiện một số chính sách phát triển nông nghiệp, những người thuê đất phải đóng thuế cho nhà nước. Thuế này khác xa với địa tô tư bản chủ nghĩa và địa tô phong kiến vì nó tập trung vào ngân sách đem lại lợi ích cho toàn dân, nó không mang bản chất bóc lột của địa tô phong kiến và địa tô tư bản chủ nghĩa.
Ở mỗi chế độ, đất đai lại thuộc về thuộc về mỗi giai cấp khác nhau như: sở hữu của thực dân Pháp, của địa chủ và quan lại quý tộc phong kiến,… Và cuối cùng Mác cũng đã kết luận: “mỗi bước tiến của nông nghiệp tư bản chủ nghĩa là một bước tiến không những trong nghệ thuật bóc lột người lao động mà còn là bước tiến về mặt làm cho đất đai bị kiệt quệ mà sự bóc lột đó được thực hiện dưới nhiều hình thức, trong đó có địa tô.
Nhà nước đã ban hành luật đất đai để quy định một cách rõ ràng quyền và nghĩa vụ của người dân theo những điều khoản như: điều 1, điều 4, điều 5, điều 12, điều 22, điều 79 luật đất đai. Ngoài ra, trong pháp luật về đất đai của nhà nước ta hiện nay cũng ban hành những quy định để người dân phải trả tiền thuê đất (một hình thức của địa tô) khi sử dụng đất một cách tự nguyện. Hiện nay, đất được cấp cho dân, dân có quyền sử dụng đất vào mục đích của mình. Nếu đối với đất ở thì người dân chỉ phải nộp một khoản tiền thuê đất rất nhỏ so với thu nhập của họ. Còn đối với đất để làm nông nghiệp thì người dân phải nộp thuế nhưng họ có thể tự do kinh doanh trên đất của mình sao cho thu được lợi nhuận cao nhất. Chẳng hạn như có vùng trồng lúa, có vùng lại trồng đay và có vùng lại trồng cà phê, điều, bông,….
2.2. Vận dụng trong thuế đất nông nghiệp:
Thuế nông nghiệp ở đây không phải thể hiện sự bóc lột đối với nông dân mà đó là quyền và nghĩa vụ của mỗi công. Để khuyến khích sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả; thực hiện công bằng, hợp lý sự đóng góp của tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vào ngân sách Nhà nước; căn cứ vào điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Luật này quy định thuế sử dụng đất nông nghiệp, cụ thể ở các điều 1 đến điều 10, điều 19, điều 21, điều 22, điều 23,…
Việc miễn giảm thuế cho những người dân có hoàn cảnh đặc biệt là một việc khác xa so với việc thu địa tô tư bản chủ nghĩa. Đây là một sự sáng tạo của đảng ta trong việc vận dụng lý luận về địa tô khi đề ra chính sách thuế nông nghiệp, động viên thúc đẩy người dân sản xuất. Hiện nay, tổng cục thuế đã ban hành quy trình miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp số 137 TCT/ QD/ NV7 ngày 21/8/2001 cho các đối tượng chính sách xã hội như: hộ gia đình có công với cách mạng, hộ gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, hộ gia đình có nhiều khó khăn,…(báo pháp luật số 159 ra ngày 29/8/2001)
Sự khác biệt lớn nhất của việc quản lý đất đai và thu thuế bây giờ so với giai đoạn tư bản chủ nghĩa là đất đai là của dân. Nhà nước trực tiếp quản lý và điều hành, nhà nước giao đất cho dân làm nông nghiệp, thu thuế nhưng tạo mọi điều kiện cho người dân sản xuất. Mặt khác nhà nước còn đưa ra một số quy định cho thấy thuế trong nông nghiệp bây giờ giảm đi rất nhiều mà chủ yếu là tăng thuế trong việc thuê đất để hoạt động phi nông nghiệp
+ Nếu chuyển quyền sử dụng đất đai mà được phép chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp thì thuế từ 20% – 40%, nếu đất nông nghiệp chuyển sang xây dựng các công trình công nghiệp từ 40% sang 60%
+ Đối với các tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp thì không phải trả tiền sử dụng đất cho nông nghiệp, nếu sử dụng vào mục đích khác thì phải trả tiền, thậm chí phải chuyển sang hình thức thuê đất nếu là tổ chức sử dụng đất ở trong nước.
2.3. Vận dụng trong việc cho thuê đất:
Hiện nay, một số các nhà kinh doanh có vốn muốn lập ra một công ty thì họ phải thuê đất của nhà nước, họ phải trả cho nhà nước số tiền tương đương với diện tích cũng như vị trí của nơi được thuê. Nhà nước đã quy định rất rõ việc thuê đất để kinh doanh, trên cơ sở ấy, ta thấy rõ sự khác biệt và sự vận dụng lý luận địa tô của Mác trong thời đại ngày nay. Đó chính là việc nhà nước sử dụng những văn bản pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của người thuê đất để người dân khi nộp tiền thuê đất đều tự nguyện đóng góp. Trong việc thuê đất để kinh doanh thì người đã thuê đất của nhà nước sẽ phát triển kinh doanh trên mảnh đất đó rồi lấy lợi nhuận mà mình làm ra để trả cho nhà nước và số tiền đó sẽ vào ngân sách nhà nước. Hiện nay không chỉ có việc thuê đất trong nông nghiệp trong việc kinh doanh mà nhà nước còn cho nước ngoài thuê đất để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở Việt Nam và tăng nguồn thu cho ngân sách.
Qua việc nghiên cứu tìm hiểu về luật đất đai, thuế nông nghiệp cũng như trong một số lĩnh vực kinh doanh, ta có thể khẳng định hiện nay địa tô vẫn còn tồn tại nhưng về bản chất thì hoàn toàn khác so với địa tô phong kiến và địa tô tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên trong việc sử dụng lý luận địa tô của C.Mác trong việc quản lý đất đai vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Chẳng hạn như nhà nước thu đất của nông dân với giá rất rẻ sau đó quy hoạch xây dựng nhà ở và cho thuê với giá rất cao. Đây là vấn đề cần được kiến nghị lên cấp có thẩm quyền nhằm có sự đền bù thoả đáng cho dân. Nếu như trong xã hội phong kiến và tư bản chủ nghĩa, người sử dụng đất phải nộp tô cho địa chủ thì ngày nay tô hay còn nói các khác là thuế đất, thuế nhà, tiền thuê đất đều được nộp vào ngân sách nhà nước. Nguồn ngân sách đó lại được dung vào những công việc nhằm xây dựng đấy nước.
Địa tô gắn liền với sự ra đời và tồn tại của chế độ tư hữu về ruộng đất. Địa tô đã từng tồn tại trong các chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cả trong thời kì đầu của chủ nghĩa xã hội. Như vậy, lý luận địa tô tư bản chất Mác không chỉ vạch rõ bản chất quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách thuế đối với nông nghiệp và các ngành khác có liên quan đến đất đai có hiệu quả hơn. Như vậy ta một lần nữa ta khẳng định rằng lý luận về địa tô của C.Mác đã được đảng và nhà nước ta vận dụng một cách sáng tạo và hợp lý. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và nhà nước đang dần cải thiện để xây dựng một Việt Nam giàu mạnh