Vai trò của hoạt động thương mại quốc tế? Nhân tố tác động đến hoạt động thương mại quốc tế?
Thương mại quốc tế được định nghĩa là các giao dịch giữa các công ty hoặc tổ chức ở các quốc gia khác nhau. So với thương mại trong nước, thương mại quốc tế phức tạp hơn đáng kể do sự khác biệt về văn hóa, các thỏa thuận cấp phép, các mối quan hệ chuỗi cung ứng toàn cầu và tuân thủ quy định của quốc gia.
Mục lục bài viết
1. Vai trò của hoạt động thương mại quốc tế:
Thực tiễn hoạt động buôn bán giữa các nước trên thế giới hiện nay đã cho thấy rõ xu hướng tự do hóa thương mại và vai trò của thương mại quốc tế đối với tăng trưởng kinh tế của các nước. Thương mại quốc tế đã trở thành một lĩnh vực quan trọng tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước. Thương mại quốc tế ngày nay đã không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà thể hiện sự phụ thuộc tất yếu của các quốc gia vào phân công lao động quốc tế. Vì vậy thương mại quốc tế được coi như là một tiền đề, một nhân tố để phát triển kinh tế trong nước trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự phân công lao động và chuyên môn hóa quốc tế.
Thương mại quốc tế bên cạnh việc khai thác mọi lợi thế tuyệt đối của đất nước phù hợp với xu thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế thì cũng cần phải tính đến lợi thế tương đối có thể được. Có nghĩa là phải luôn tính toán giữa cái có thể thu được với cái phải trả khi tham gia vào thương mại quốc tế để có biện pháp chính sách thích hợp. So với buôn bán trong nước thì thương mại quốc tế có những đặc trưng riêng.
Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ riêng biệt của các quốc gia. Thương mại quốc tế cho phép các quốc gia tận dụng những lợi thế cạnh tranh trong một số lĩnh vực nhất định, đồng thời giảm bớt những bất lợi trong các lĩnh vực khác.
Vai trò của hoạt động thương mai quốc tế thể hiện ở các khía cạnh sau:
– Thứ nhất, thương mại quốc tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư trong nước.
– Thứ hai, thương mại quốc tế thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
– Thứ ba, thương mại quốc tế tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động.
– Thứ tư, thương mại quốc tế là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế.
– Thứ năm, thương mại quốc tế có tác động nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.
– Thứ sáu, Thương mại quốc tế góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, tạo thêm áp lực đối với cải thiện môi trường kinh doanh.
– Thứ bảy, thương mại quốc tế góp phần quan trọng vào hội nhập quốc tế.
Tóm lại, thương mại quốc tế góp phần đáng kể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, khai thông thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp ngân sách nhà nước, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo thêm việc làm.
Bên cạch những đóng góp trực tiếp nêu trên, thương mại quốc tế đã có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế, trong đó có việc khơi dậy các nguồn lực đầu tư trong nước, tạo sức ép cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, góp phần đưa Việt Nam từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Đến nay, Việt Nam đã trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau như BP, Total, Toyota, Canon, Samsung, Intel…. Với những sản phẩm chất lượng quốc tế, qua đó góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế giới, vừa góp phần tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằ m thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Thương mại quốc tế cũng đóng góp tích cực trong việc hỗ trợ cho quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, khuyến kích đổi mới thủ tục hành chính và hoàn thiện thể chế thị trường.
2. Nhân tố tác động đến hoạt động thương mại quốc tế:
Hầu hết những thay đổi xã hội và kinh tế đang diễn ra hiện nay chỉ là do toàn cầu hóa. Các hiệp định tự do hóa giữa nhiều quốc gia là đặc điểm của thương mại quốc tế.
– Yếu tố chính trị: Các yếu tố chính trị khác nhau ảnh hưởng đến các yếu tố quốc tế. Các yếu tố chính trị như thay đổi về thuế suất, chính sách và hành động của chính phủ, sự ổn định chính trị của đất nước, các quy định ngoại thương, v.v. ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế. Tình trạng thiếu ổn định chính trị trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thương mại. Ngoài ra, các chính sách thuế khác nhau và các sáng kiến của chính phủ đôi khi cản trở việc mở rộng kinh doanh ở các quốc gia khác. Do đó, môi trường chính trị hiệu quả của kinh doanh ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp kinh doanh.
– Những yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế liên quan đến hệ thống kinh tế của quốc gia nơi công ty có hoạt động. Các yếu tố kinh tế khác nhau như tỷ lệ lạm phát, lãi suất, phân phối thu nhập, mức việc làm, phân bổ ngân sách chính phủ, v.v., ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh. Các yếu tố kinh tế khác nhau như sức mua của khách hàng cũng quyết định nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ khác nhau.
– Yếu tố pháp lý: Các yếu tố pháp lý liên quan đến môi trường pháp lý của quốc gia mà doanh nghiệp hoạt động. Các luật khác nhau được áp dụng ở các quốc gia khác nhau và các công ty kinh doanh quốc tế phải tuân theo luật của mỗi quốc gia. Các luật liên quan đến phân biệt tuổi tác và khuyết tật, tỷ lệ tiền lương, luật việc làm và môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty kinh doanh. Cùng với đó, các tổ chức cho vay quốc tế khác nhau ảnh hưởng đến văn hóa pháp lý và chính sách làm việc của doanh nghiệp
– Yếu tố xã hội: Các yếu tố xã hội như trình độ học vấn, nhận thức, xu hướng và địa vị của mọi người trong xã hội ảnh hưởng đến hành vi mua hàng hóa và dịch vụ khác nhau của người tiêu dùng. Ngoài ra, môi trường xã hội và văn hóa như phong tục tập quán, lối sống và các giá trị khác nhau giữa các quốc gia, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
– Nhân tố môi trường: Các yếu tố môi trường như thời tiết, biến đổi khí hậu, nhiệt độ, vv ảnh hưởng đến công ty kinh doanh và mô hình nhu cầu của các hàng hóa và dịch vụ khác nhau. nâng cao nhận thức về môi trường đã làm cho yếu tố môi trường bên ngoài này trở thành một vấn đề quan trọng cần được các doanh nghiệp kinh doanh xem xét. Việc hướng tới các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường cũng đã ảnh hưởng đến mô hình nhu cầu của các hàng hóa và dịch vụ khác nhau.
– Yếu tố kỹ thuật: Những thay đổi về công nghệ trong ngành có cả tác động tích cực và tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh. Thay đổi công nghệ và phát triển các quy trình làm việc tự động giúp tăng hiệu quả của các quy trình kinh doanh. Tuy nhiên, những thay đổi về công nghệ cũng đe dọa nhu cầu của các sản phẩm và dịch vụ khác nhau trong ngành.
Có thể tóm tắt rằng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế vừa là mặt tích cực vừa là mặt tiêu cực. Cần phải hiểu rằng để phát triển thương mại và kinh doanh, các Chính phủ ngày nay đang áp đặt ít hạn chế hơn, do đó cho phép các sản phẩm và dịch vụ xuyên biên giới. Điều này đã cho phép các chính phủ dễ dàng tiếp cận các hàng hóa và dịch vụ khác nhau.
Các quốc gia đang phát triển cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, vốn là chìa khóa cho sự phát triển trong thế giới hiện đại này. Điều này bao gồm luật pháp, chính sách, ngân hàng, giao thông vận tải, v.v. Hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi do các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo cho phép họ đáp ứng các yêu cầu của họ. Điều này tạo ra áp lực cho các tổ chức trong việc giới thiệu các sản phẩm sáng tạo mới và thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển để thỏa mãn khách hàng và giành thị phần.
Hoạt động toàn cầu của các tổ chức dẫn đến việc phát triển các sản phẩm chất lượng tốt vì họ có thể sử dụng đầy đủ các nguồn lực toàn cầu để phát triển các sản phẩm đó và cạnh tranh với các công ty trong nước.