Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại vải khác nhau tuy nhiên khi nhắc đến độ co giãn, bạn nghĩ ngay đến gì? Nếu như trong thế giới “One Piece” có người cao su Luffy, thì trong thế giới vải vóc, lại xuất hiện vải Spandex. Cùng bài viết tìm hiểu kỹ về vải Spandex.
Mục lục bài viết
1. Vải Spandex là gì?
Vải spandex hay còn được gọi là: Elastane, Lycra… là loại vải có độ đàn hồi cao nhất, có thể kéo dài hơn 5 lần kích cỡ ban đầu. Spandex được tạo nên từ 1 chuỗi polyme dài gọi là polyurethane, chuỗi này có được nhờ phản ứng giữa polyester với diisocyanate. Sau đó polyme sẽ được chuyển hóa thành sợi thông qua quá trình kéo khô và tạo nên loại vải Spandex như hiện nay. Thực tế không có sản phẩm may mặc nào 100% sợi spandex, vì các sản phẩm làm hoàn toàn từ spandex có giá rất đắt nên các nhà sản xuất đã pha trộn thêm các loại sợi khác để giảm bớt chi phí và bù đắp những khuyết điểm cho vải.
Sợi spandex xuất hiện từ thế chiến thứ 2, với mục đích là phát triển một chất liệu tổng hợp mới có độ đàn hồi cao thay thế cho cao su. Nhà khoa học Farben Fabriken Bayer được biết đến là người tiên phong trong việc phát minh ra loại sợi này (nhưng chủ yếu dành cho việc thử nghiệm).
Năm 1959 các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Du Pont được sự tài trợ của một doanh nghiệp Hoa Kỳ đã hoàn thiện và cho ra mắt phiên bản cuối cùng của sợi spandex (được gọi là sợi Lycra). Đến năm 1962, chất liệu spandex mới trở nên phổ biến và tạo ra nhiều thay đổi lớn trong ngành may mặc, lĩnh vực sản xuất đồ thể thao, ứng dụng trong sản xuất chăn ga gối và đồ nội thất…
Vải Spandex hay còn gọi là: Elastane, Lycra, Elastane,… Đây là một loại vải có độ đàn hồi cao nhất trong đặc biệt khi kết hợp thêm với sợi cotton, có thể kéo dài hơn 5 lần kích cỡ ban đầu. Spandex được tạo nên từ 1 chuỗi polyme dài gọi là Polyurethane. Dành cho những bạn chưa biết, loại chuỗi này có được nhờ phản ứng giữa Polyester với Diisocyanate. Và Polyme sẽ được chuyển thành sợi thông qua quá trình kéo khô vì vậy đã tạo nên loại vải Poly Spandex như hiện nay.
Ý tưởng đầu tiên về loại vải này đã được nhen nhóm ngay từ Thế chiến thứ II. Lúc này, nhu cầu sử dụng cao su để phục vụ sản xuất các thiết bị chiến tranh ngày càng lớn, mà lượng cao su lại càng giảm, giá thành cao. Điều đó đã nhóm lên ngọn lửa đầu tiên về một chất liệu có thể thay thế cho cao su trong kháng chiến cũng như đời sống.
Mãi đến những năm 50 của thế kỷ trước, những sợi Spandex đầu tiên được ra đời. Vài năm sau đó, Spandex đưa vào sản xuất rộng rãi và được quảng bá nhiệt tình bởi những minh tinh thời đó. Qua thời gian, loại vải này ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống. Hiện nay, loại vải này thường được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp may mặc để sản xuất nên: đồ bơi, đồ lót, đồ tập thể dục, dải thắt lưng, áo thun đồng phục công ty,….
Trên thực tế, không có sản phẩm may mặc nào 100% sợi Spandex. Bởi lẽ các sản phẩm làm hoàn toàn từ Spandex có giá rất đắt, không thể phổ cập đến đa số tầng lớp nhân dân. Chính vì vậy, các nhà sản xuất đã pha trộn thêm các loại sợi khác để giảm chi phí và bù đắp những khuyết điểm cho vải.
2. Phân loại vải spandex:
Spandex pha cotton
Để tăng khả năng co giãn cho vải cotton, người ta thường pha thêm sợi spandex, một trong những tỉ lệ thường thấy nhất là vải 95% cotton 5% spandex. Sự pha trộn này giúp cho vải cotton spandex mang khả năng co giãn tốt, thấm hút mồ hôi và mỏng nhẹ. Bên cạnh đó, cotton spandex cũng rất dễ dàng giặt sạch và khó bám bụi.
Spandex pha Polyester
Bên cạnh Spandex pha cotton, người ta còn dòng vải spandex pha polyester với tỉ lệ thường thấy nhất là vải 95 polyester 5 spandex. Poly Spandex có ưu điện mềm mịn, rất mát khi mặc, giá thành phải chăng và cũng rất dễ dàng giặt giũ, bảo quản.
Vải len Spandex
Khắc phục tình trạng nhão trùng, co ngót của vải len nguyên bản, len pha spandex có độ co giãn rất tốt và giúp tăng tuổi thọ của các sản phẩm may mặc từ len.
3. Đặc tính của vải spandex:
Ưu điểm của sợi Spandex:
+ Độ đàn hồi vượt trội: Như đã nói ở trên, Spandex được đánh giá có độ co giãn, đàn hồi cao nhất trong các loại vải trên thị trường hiện nay. Chúng có thể chịu áp lực lớn, lực kéo căng nhưng vẫn không xảy ra hiện tượng đứt, giãn. Theo một nghiên cứu thực tiễn cho thấy, những loại kiểu vải thế này có thể chịu được lực kéo gấp 500% độ dài ban đầu mà vẫn không hề hấn gì.
+ Mềm, nhẹ nhưng bền và dẻo dai: Đây là những ấn tượng đầu tiên mà bạn sẽ cảm nhận được về loại vải này. Sau nhiều lần giặt, vải sẽ không có hiện tượng thô cứng, xù lông hay vón xơ. Ngoài ra, khả năng chịu mài mòn tốt cũng là một ưu điểm nổi bật của loại vải này.
+ Ít gây kích ứng da: Dù là một loại vải tổng hợp, nhưng Spandex lại ít gây kích ứng da như các loại vải khác.
+ Chống tĩnh điện: Không như len hay một số loại vải khác, vào mùa đông, Spandex sẽ không dính vào người, tránh gây cảm giác khó chịu cho người mặc.
Nhược điểm của sợi Spandex:
+ Thấm hút kém: Khả năng thấm hút của Spandex không được đánh giá cao vì thường xuyên gây ra tình trạng nóng bức cho người mặc. Vì vậy, chúng thường được pha với một số chất liệu khác để tránh tình trạng này.
+ Vải sẽ vàng ố nếu sử dụng lâu: Khi sử dụng loại vải này trong một thời gian dài, nếu không bảo quản kỹ, vải sẽ xuất hiện những vết ố vàng rất mất thẩm mỹ.
+ Có thể gây ô nhiễm môi trường: Cũng như đa số các loại vải tổng hợp khác, Spandex vẫn không thể tự phân hủy. Bên cạnh đó, khả năng thu hồi và tái chế của loại vải này cũng khá hạn chế.
+ Nhạy cảm với nhiệt độ cao: Dù Spandex có thể “chấp hết” sức kéo của ngoại lực, song nếu gặp nhiệt độ cao, vải sẽ bị chảy xệ, co nhăn hay biến tính.
+ Hao mòn về chất lượng dưới tác dụng của chất tẩy: Vải làm từ sợi Spandex sẽ nhanh hỏng, chất lượng suy giảm khi tiếp xúc các chất tẩy rửa, nhất là các chất có độ PH cao.
4. Quy trình sản xuất vải spandex:
Quy trình để sản xuất vải sợi spandex khá phức tạp và mất nhiều thời gian, công sức.
– Bước 1: Tạo ra prepolymer
Sử dụng glycol trộn với monomer diisocyanate theo tỉ lệ 1:2 trong một bình phản ứng để tạo ra chất prepolymer.
– Bước 2: Tạo dung dịch kéo sợi
Sau khi tạo ra các prepolymer, nhà sản xuất sẽ cho prepolymer vừa tạo ra phản ứng với diamine theo tỉ lệ 1:1 (phản ứng mở rộng chuỗi).
Sau phản ứng sẽ thu được một dung dịch và tiếp tục đem dung dịch đó pha loãng bằng dung môi (DMAc) để tạo ra dung dịch kéo sợi (dung môi này sẽ giúp làm dung dịch loãng hơn và dễ xử lý hơn).
– Bước 3: Quay sợi
Đem dung dịch kéo sợi thu được ở bước trên bơm vào máy quay hình trụ để tạo thành sợi spandex. Trong quá trình đi qua máy quay các sợi sẽ được gia nhiệt bằng khí nitơ và dung môi hóa học để polymer lỏng phản ứng hóa học rồi sau đó hình thành các sợi rắn.
– Bước 4: Tạo sợi spandex
Các sợi rắn sau khi ra khỏi máy quay sẽ được tập hợp lại với nhau để tạo thành sợi spandex thành phẩm có độ dày như mong muốn, mỗi sợi spandex được tạo nên từ nhiều sợi riêng lẻ và nhỏ.
– Bước 5: Xử lý sợi
Sử dụng chất magnesi stearat hoặc một polyme khác để ngăn chặn sự bám dính giữa các sợi spandex với nhau. Sau đó các sợi sẽ được chuyển qua con lăn lên ống chỉ và đem dệt thành vải.
– Bước 6: Kiểm tra chất lượng
Kiểm tra về khả năng co giãn, kích thước tiêu chuẩn của vải, chỉ sử dụng những loại sợi đạt tiêu chuẩn đề ra.
Sử dụng nước ấm và chất tẩy rửa nhẹ để vệ sinh vải. Khi phơi vải, hãy phơi ở những nơi thoáng mát, có gió tự nhiên, tránh phơi ở những nơi nắng gắt, nhiệt độ cao. Hạn chế là ủi vải ở nhiệt độ cao, nếu cần thiết phải ủi, hãy chọn nhiệt độ thấp nhất.
Khi mặc đồ bơi từ Spandex xong, hãy giặt lại bằng nước thường. Bởi chất Clo có trong bể bơi, các hóa chất từ kem chống nắng, nước biển,… sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đồ bơi của bạn. Khi giặt đồ bơi, hãy ngâm nó trong nước xà phòng mát trong khoảng 30’ để loại bỏ các chất bẩn bám trên đồ bơi. Hãy cho bộ đồ bơi của bạn “nghỉ phép” khoảng 1 ngày giữa mỗi lần bơi, bạn có thể chuẩn bị từ 2 – 3 bộ đồ bơi trước khi bơi nhé.